2.2.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhànước Việt Nam nước Việt Nam
2.2.1.1. Quy định của Nhà nước về giao dịch hối đoái giữa NHNNVN với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 của NHNNVN có quy định hướng dẫn giao dịch giữa NHNNVN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [11]. Một số quy định cụ thể như sau:
- Hoạt động của NHNNVN trên thị trường ngoại tệ: NHNNVN xây dựng các phương án can thiệp trên thị trường ngoại tệ Việt Nam và giao dịch hối đoái với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
- Cặp đồng tiền giao dịch: Cặp đồng tiền giao dịch trong các giao dịch hôi đoái giữa NHNNVN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Đôla Mỹ với Đồng Việt Nam hoặc cặp đồng tiền khác do NHNN quy dịnh trong từng thời kỳ.
- Loại hình giao dịch: Loại hình giao dịch hối đoái giữa NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và các loại hình giao dịch khác do NHNN quy định trong từng thời kỳ.
- Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi: Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi do NHNN và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thóa thuận trong phạm vi từ 03 đến 365 ngày.
- Phương tiện giao dịch: Phương tiện giao dịch giữa NHNN và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là qua Reuter, điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác được NHNN chấp thuận trong từng thời kỳ. Trong
trường hợp giao dịch hối đoái được thực hiện qua điện thoại,tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có máy ghi âm đảm bảo ghi âm các giao dịch và lưu trữ để sử dụng khi cần thiết.
- Tỷ giá: Tỷ giá giao dịch hối đoái giữa Đôla Mỹ và Đồng Việt Nam được xác định theo các quy định về tỷ giá và chế độ tỷ giá do NHNN quyết định trong từng thời kỳ. Tỷ giá giao dịch hối đoái giữa các ngoại tệ chuyển đổi khác (không phải là Đôla Mỹ) với Đồng Việt Nam được xác định dựa trên tỷ giá chéo của tỷ giá Đôla Mỹ với Đồng Việt Nam và tỷ giá Đôla Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế tại ngày giao dịch.
- Nguyên tắc giao dịch: Trong quá trình giao dịch hối đoái, các giao dịch viên phải sử dụng ngôn ngữ bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt. Giao dịch hối đoái trên các phương tiện giao dịch được gọi là cam kết không thay đổi trừ khi hai bên giao dịch đạt được thỏa thuận sửa đổi hoặc hủy bỏ giao dịch.
- Thời gian giao dịch: Thời gian giao dịch hối đoái của NHNN với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo giờ làm việc của NHNN các ngày làm việc trong tuần. Trường hợp phát sinh các giao dịch hối đoái ngoài thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng quy trình quy định quản lý các giao dịch đảm bảo quản lý rủi ro.
- Quy trình giao dịch: Quy trình giao dịch đối với từng loại hình giao dịch sẽ được NHNN (Sở giao dịch) hướng dẫn theo mục tiêu chính sách can thiệp trong từng thời kỳ trên trang thông tin điện tử của NHNN, mạng Reuters và các phương tiện khác.
- Xác nhận giao dịch: Sau khi giao dịch hối đoái được 2 bên thống nhất, xác nhận giao dịch phải được gửi qua SWIFT hoặc các phương tiện khác được NHNN chấp nhận. Trường hợp xác nhận giao dịch bằng Fax, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, bản gốc do người có thẩm quyền
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký gửi đến Sửo giao dịch NHNN.
- Thanh toán giao dịch:
+ Thanh toán cho các giao dịch hối đoái phải được thực hiện theo Hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký với NHNN nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thanh toán.
+ Thời hạn thanh toán:
Giao dịch giao ngay: thời hạn thanh toán tối đa là 02 ngày ngày làm việc sau ngày giao dịch.
Giao dịch kỳ hạn: Thời hạn thanh toán tối thiểu là 03 ngày làm việc sau ngày giao dịch và do 2 bên thỏa thuận.
Giao dịch hoán đổi: Thời hạn thanh toán tối đa là 02 ngày làm việc sau ngày giao dịch; thời hạn thanh toán của kỳ hạn xác định trong tương lai là thời hạn thao thỏa thuận giữa hai bên theo các quy định hiện hành.
Các loại hình giao dịch hối đoái khác: thời hạn thanh toán tuân theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ.
2.2.1.2. Quy trình kinh doanh ngoại tệ của Sở Giao dịch NHNNVN
Quy trình giao dịch chung dưới đây áp dụng cho các nghiệp vụ sau: - Nghiệp vụ đầu tư giấy tờ có giá
- Nghiệp vụ đầu tư tiền gửi
- Nghiệp vụ chuyển đổi, hoán đổi ngoại tệ
- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (bao
gồm giao dịch với Kho bạc Nhà nước, Tổ chức quốc tế, và từ nguồn viện trợ) Quy trình bao gồm các bước như sau:
Bước 1: GDV cập nhật và kiểm tra thông tin đầu vào liên quan
Trước khi lập tờ trình giao dịch GDV cần kiểm tra các thông tin đầu vào có liên quan đến từng giao dịch nhằm đảm bảo đầu tư tuân thủ đúng các
quy định như:
- Kiểm tra hạn mức cho phép đối với từng GDV, hạn mức với từng giao dịch, số lượng thuộc thẩm quyền ký duyệt của các cấp lãnh đạo, tổng hạn mức đầu tư mới và các loại hạn mức theo quy định khác.
- Cập nhật và theo dõi báo cáo tỷ lệ cơ cấu Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng từ phòng Quản lý rủi ro.
- Kiểm tra thông tin ngân hàng đối tác: Tên giao dịch (đối tác giao dịch,
thụ hưởng), xếp hạng tín dụng, các hạn mức, hướng dẫn thanh toán chuẩn, code giao dịch, tên GDV và các thông tin liên quan khác. Đối với thị trường liên ngân hàng, cần kiểm tra thông tin như tư cách thành viên, mã code giao dịch, hướng dẫn thanh toán.
- Cập nhật và theo dõi trạng thái tài khoản không kỳ hạn trước khi giao dịch.
- Cập nhật báo cáo số dư nguyên tệ của từng đồng tiền các quỹ, số dư tài khoản của NHNN tại Ngân hàng ngoại thương (hiện tại từ báo cáo ngày của Phòng Kế toán).
- Kiểm tra các khoản mục đầu tư như khoản đầu tư trái phiếu (trong trường hợp bán) hoặc các khoản đầu tư tiền gửi (nếu tái đầu tư) theo các thông số thuộc quỹ nào, số lượng, giá mua, ngày đến hạn...
- Các quy định, hạn mức khác.
Bước 2: GDV lập tờ trình
Căn cứ phân tích thị trường quyết định đầu tư và các thông tin nói trên, GDV lập tờ trình theo mẫu hoặc dự thảo tờ trình từng loại hình nghiệp vụ.
Trong trường hợp Trưởng phòng, Phó trưởng phòng phụ trách trực tiếp lập/dự thảo tờ trình và ký duyệt theo thẩm quyền thì sẽ chuyển sang bước 4.
Bước 3: Duyệt tờ trình Phòng Kinh doanh ngoại hối
xét tính hợp lệ và ký duyệt tờ trình đối với những tờ trình thuộc thẩm quyền duyệt của Ban giám đốc SGD và ký nháy đối với các tờ trình thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ban lãnh đạo NHNN. Nếu không đuợc phê duyệt, tờ trình sẽ đuợc chuyển trả lại cấp giao dịch viên để chỉnh sửa hoặc hủy bỏ.
Bước 4: Duyệt tờ trình cấp Ban Giám đốc
Tờ trình sau khi được duyệt ở cấp Phòng sẽ được chuyển sang cấp thứ 2 phê duyệt. Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách kiểm tra, xem xét tính hợp lệ và phê duyệt/ký duyệt tờ trình đối với các tờ trình thuộc thẩm quyền của Ban Giám đốc SGD hoặc ký tờ trình trình Ban lãnh đạo NHNN phê duyệt đối với những quyết định ngoài thẩm quyền. Nếu không được phê duyệt, tờ trình sẽ được chuyển trả lại Phòng KDNH để thực hiện hủy hoặc chỉnh sửa trình mới.
Bước 5: Duyệt tờ trình cấp ban lãnh đạo NHNN
Ban lãnh đạo phê duyệt các tờ trình ngoài thẩm quyền của Giám đốc SGD. Tờ trình sau khi được cấp Ban giám đốc SGD ký gửi xin phê duyệt của Ban lãnh đạo NHNN.
Bước 6: Thực hiện xác nhận giao dịch
Sau khi tờ trình được phê duyệt, GDV sẽ tiến hành giao dịch với đối tác của
NHNN thông qua các hình thức phương tiện giao dịch cho phép theo quy định.
Bước 7: Lập bộ chứng từ giao dịch
Sau khi giao dịch, GDV cập nhật trạng thái giao dịch mới vào bảng theo dõi bằng cách nhập vào hệ thống các giao dịch với thông số chi tiết.
GDV lập bộ chứng từ giao dịch theo yêu cầu từng nghiệp vụ trong đó có phiếu giao dịch được in theo mẫu đối với từng nghiệp vụ.
Bước 8: Duyệt phiếu cấp Giao dịch viên KDNH
GDV có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, tuân thủ của bộ chứng từ giao dịch sau đó ký duyệt thông tin và chuyển sang cấp ký duyệt phiếu cấp
phòng KDNH. Trường hợp trưởng phòng/Phó trưởng phòng phụ trách nghiệp vụ là GDV thì tờ trình sẽ được chuyển sang cấp phê duyệt là Ban giám đốc.
Bước 9: Duyệt phiếu cấp phòng KDNH
Trưởng phòng hoặc phó phòng có thẩm quyền sẽ ký duyệt bộ phiếu giao dịch đã được lập bởi các GDV.
Trường hợp trưởng phó phòng phát hiện sai sót, sẽ yêu cầu GDV chỉnh sửa/bổ sung để bộ chứng từ giao dịch đúng đảm bảo tuân thủ các quy định.
Bước 10: Ký duyệt cấp Ban Giám đốc
Sau khi cấp phòng duyệt, bộ phiếu sẽ được chuyển đến cấp ký duyệt Ban Giám đốc. Tại cấp phê duyệt này, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sẽ duyệt bộ phiếu giao dịch.
Nếu Ban Giám đốc phát hiện sai sót, bộ chứng từ sẽ được chuyển lại Phòng KDNH để chỉnh sửa.
Bước 11: Chuyển bộ chứng từ sang phòng quản lý rủi ro
Sau khi được Ban giám đốc ký duyệt, bộ chứng từ giao dịch sẽ được GDV vào sổ theo dõi của từng mảng nghiệp vụ và sẽ chuyển sang phòng Quản lý rủi ro để thực hiện kiểm tra, kiểm soát, nếu phát hiện sai sót sẽ chuyển ngược lại Phòng KDNH để chỉnh sửa.
Bước 12: Quản lý giao dịch và báo cáo
Sau khi giao dịch đã được hoàn tất, với các khoản giao dịch theo từng mảng cần được quản lý, theo dõi, đánh giá lại theo thị trường, tính toán tỷ lệ lợi tức và lỗ lãi.
Việc tin học hóa cần cho phép các mảng nghiệp vụ quản lý và chiết xuất các loại báo cáo theo một số mẫu nhất định và cho phép khai thác thông tin khi báo cáo không theo mẫu.
2.2.1.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở Giao dịch NHNNVN
các nghiệp vụ cụ thể như sau:
a. Nghiệp vụ đầu tư giấy tờ có giá
- Mua trái phiếu: Căn cứ vào diễn biến thị trường, giá trái phiếu, tỷ lệ cơ cấu, số dư không kỳ hạn của NHNNVN tại các ngân hàng cần trích (Fed, Bundes Bank, BIS, BOJ), giao dịch viên sẽ tiến hành:
+ Lập tờ trình tổng trình Ban giám đốc đề xuất tổng số trái phiếu cần mua cho quỹ cần đầu tư.
+ Lập các tờ trình mua riêng lẻ : xác định rõ tổng số dư không kỳ hạn quy ra USD, tên ngân hàng cần mua, số dư tại ngân hàng cần trích tiền mua, số dư tại ngân hàng cần trích để mua trái phiếu, loại trái phiếu cần mua, kỳ hạn, số lượng, mệnh giá...
- Bán trái phiếu:
+ Lập tờ trình bán trái phiếu trinhg Phó Thống đốc phụ trách cho phép bán tối đa số lượng trái phiếu đang nắm giữ.
+ Sau khi nhận được phê duyệt của Phó Thống đốc, làm tờ trình trình Ban giám đốc cho phép chuyển các loại trái phiếu cần bán sang tài khoản "sẵn sàng để bán và cho phép bán", liệt kê danh sách các loại trái phiếu cần bán, nêu các thông số như ngày giá trị đầu tư, ngày đến hạn, coupon, giá mua lúc đầu, mệnh giá bán, ghi rõ nguồn thu của quỹ nào...
- Đầu tư trái phiếu Fix-Bis:
+ Tái đầu tư, đầu tư mới: Làm tờ trình trình Ban giám đốc, xác định rõ số lượng đầu tư, kỳ hạn, loại đồng tiền, đối tác BIS, ngày giá trị, ngày đến hạn...
+ Chấm dứt đầu tư: làm tờ trình trình Ban giám đốc cho phép chuyển tiền ra rài khoản không kỳ hạn của NHNN tại BIS.
b. Nghiệp vụ đầu tư tiền gửi
lãi suất chào của ngân hàng tại thời điểm đầu tu, tỷ lệ cơ cấu tiền gửi, yêu cầu thanh khoản... làm tờ trình đầu tu mới hoặc tái đầu tu nêu rõ tên đối tác, tổng hạn mức đã đầu tu tại ngân hàng, số luợng ngoại tệ đầu tu, kỳ hạn đầu tu, lãi suất dự kiến.
- Chấm dứt đầu tu: Nếu hạn mức đầu tu tại ngân hàng vuợt quá quy định, lãi suất chào thấp hơn lãi suất dự kiến, bị loại khỏi danh sách đối tác tiền gửi, yêu cầu thanh khoản.. làm tờ trình chấm dứt đầu tu, chuyển tiền ra tài khoản không kỳ hạn của NHNNVN tại ngân hàng khác hoặc chuyển sang đầu tu có kỳ hạn tại ngân hàng khác.
- Điều chuyển tiền:
+ Điều chuyển tiền gửi không kỳ hạn của NHNNVN tại Ngân hàng ngoại thuơng sang tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của NHNNVN tại Fed, New York, nêu rõ số tiền chuyển, ngày giá trị...
+ Điều chuyển tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng thuơng mại tại NHNNVN theo lệnh điều chuyển của các NHTM nêu rõ số tiền chuyển, ngày giá trị, huớng dẫn thanh toán...
c. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối
- Chuyển đổi ngoại tệ:
+ Dựa trên tỷ lệ cơ cấu hiện tại, phân tích thị truờng, phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro, Phòng kinh doanh ngoại hối dự thảo tờ trình phuơng án chuyển đổi trình giám đốc ký duyệt, trình ban lãnh đạo NHNNVN trong đó nêu rõ lý do thực hiện chuyển đổi, tỷ giá dự kiến, thời gian dự kiến thực hiện chuyển đổi.
+ Sau khi nhận đuợc phê duyệt của Ban lãnh đạo NHNN, thực hiện theo quy trình giao dịch chung.
- Hoán đổi ngoại tệ:
Phòng Quản lý rủi ro, phòng Kinh doanh ngoại hối dự thảo tờ trình phương án hoán đổi trình Giám đốc ký duyệt, trình Ban lãnh đạo NHNNVN trong đó nêu rõ lý do thực hiện hoán đổi, số lượng chuyển đổi, quỹ chuyển đổi, tỷ giá dự kiến và thời gian thực hiện.
+ Sau khi nhận được phê duyệt của Ban lãnh đạo NHNNVN, Phòng Kinh doanh ngoại hối phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro xác định các tài sản tương ứng với lượng ngoại tệ hoán đổi thuộc các Quỹ trình Ban giám đốc. Phòng Kinh doanh ngoại hối lập phiếu giao dịch hoán đổi, tỷ giá được xác định trên Reuters tại thời điểm thực hiện giao dịch, hướng dẫn thanh toán và bảng các loại tài sản hoán đổi giữa hai quỹ trình Ban giám đốc phê duyệt.
d. Nghiệp vụ mua/bán ngoại tệ với các TCTD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
- Mua ngoại tệ với các TCTD:
Bước 1: Tiếp nhận các yêu cầu bán ngoại tệ:
+ Từ các TCTD trong nước: Tổ chức tín dụng có nhu cầu bán ngoại tệ cho NHNNVN thì thực hiện đăng ký số lượng cần bán qua hệ thống Reuters, Fax hoặc qua đường công văn. Bản chính phải được gửi tới Sở giao dịch vài ngày sau đó.
+ Từ kho bạc nhà nước: Phòng Kinh doanh ngoại hối nhận giấy đề nghị chi ngoại tệ (Giấy chuyển tiền) của Kho bạc nhà nước từ Phòng kế toán.
+ Từ ADB: Nếu phát sinh nhu cầu bán ngoại tệ cho NHNNVN, ADB