Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoạitệ của Ngân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

Ngân hàng Trung ương

a. Khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương

Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương đó là hoạt động nhận định và áp dụng các biện pháp dự báo và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết, đồng thời có khả năng kiểm soát và quản trị được những rủi ro này nếu chúng xẩy ra, nhằm mục đích

tránh được và hạn chế tối đa tổn thất thiệt hại.

b. Vai trò của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương

Hiện nay vai trò của kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương ngày càng trở nên quan trọng, do vậy việc phát triển giao dịch buôn bán quốc tế làm cho nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các nước càng tăng với khối lượng lớn. Thêm vào đó, trong chế độ tỷ giá thả nổi như hiện nay, do nhiều nhân tố làm tỷ giá hối đoái biến động không ngừng từng ngày, từng giờ cũng như do việc kinh doanh ngoại tệ diễn ra trên phạm vi quốc tế nên việc quản lý các giao dịch cũng như việc hiểu biết kỹ về bạn hàng là rất khó khăn. Điều này khiến cho các nhà kinh doanh ngoại tệ phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Chính vì vậy, để hạn chế bớt các ảnh hưởng xấu của rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, các ngân hàng phải tìm ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Đặc biệt là rủi ro về tỷ giá và rủi ro lãi suất do sự biến động thường xuyên và khó lường trước được chúng. Bên cạnh đó, các rủi ro về tín dụng, rủi ro về thanh toán và rủi ro tổ chức hoạt động cũng cần được quan tâm thích đáng.

c. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương

- Phương pháp phân tích cơ bản: dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ

trên thị trường hối đoái. Trong đó các nhà phân tích sẽ thiết lập mối quan hệ giữa sự biến động của tỷ giá hối đoái và các chỉ số kinh tế quan trọng.

- Phương pháp phân tích kỹ thuật: dựa trên sự quan sát, phân tích tỷ

giá, lãi suất trong quá khứ để dự đoán xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất trong tương lai. Sự diễn biến tỷ giá hay giá cả theo thời gian được biểu diễn trên một đồ thị. Chính vì vậy phương pháp phân tích kỹ thuật được coi là phương pháp đồ thị.

Approach): phương pháp này dựa trên danh mục vốn tập trung vào lượng

ngoại tệ đang nắm giữ của một quốc gia (số dư ngoại tệ tại từng thời điểm) chứ không quan tâm nhiều đến sự luân chuyển của các luồng tiền. Trong phương pháp này, dự tính thị trường của các thành viên thị trường đóng vai trò chủ đạo, quyết định về phân bổ tài sản có của một nhà đầu tư dựa trên dự tính về lợi nhuận và độ an toàn của danh mục vốn đầu tư.

- Sử dụng các công cụ phái sinh: công cụ phái sinh là các công cụ tài

chính được sử dụng trong việc phòng ngừa rủi ro, phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Các công cụ phái sinh phổ biến như sau: hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi, tương lai...

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w