- Hoàn thiện các văn bản huớng dẫn về quản lý ngoại hối và những quy định về thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng.
- Kết hợp chính sách về tỷ giá và các chính sách tiền tệ.
- Quy định cơ chế phối hợp để đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ giữa Sở giao dịch, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ.
- Phối hợp với các Bộ, ngành khác trong việc khơi thông nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam.
- Tăng cường công tác kiểm tra về việc chấp hành các quy định về giao dịch ngoại tệ của các NHTM.
KẾT LUẬN
•
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được xem là một trong những hoạt động nghiệp vụ quan trọng nhất của NHNN. Do hoạt động này có tác động trực tiếp đến sự biến động của Quỹ dự trữ ngoại hối nên NHNN đã sử dụng nó như một công cụ để điều hành cơ chế chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá. Vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNN là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, giúp chống đỡ được các khủng
hoảng tiền tệ, tài chính. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNN phải đáp ứng được mục tiêu về an toàn, thanh khoản và sinh lời đang trở thành một thách thức lớn. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch NHNN trong hơn 20 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ vẫn còn chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
đặc biệt về lĩnh vực ngân hàng hiện đại. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch NHNN có ý nghĩa không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài. Trên cơ sở đó, luận văn đã hoàn thành những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, làm rõ đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTW, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Thứ hai, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch NHNNVN, đưa ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Qua đó, tác giả đi vào phân tích chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch NHNNVN thông qua những tiêu chí đánh giá đã được đề ra tại chương 1.
lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch NHNN.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực tương đối rộng và phức tạp, với sự hiểu biết và thời gian hạn chế nên tác giả không thể tránh khỏi được những sai sót. Kính mong Hội đồng khoa học, các thầy cô và các đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến để tác giả có điều kiện hoàn thành luận văn tốt hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS. Trần Đăng Khâm, của các thầy cô trong khoa sau đại học, Học viện ngân hàng, các bạn đồng nghiệp và Ban lãnh đạo Sở giao dịch NHNN trong thời gian tác giá nghiên cứu và hoàn thành luận văn./
1. Chính phủ (2006), Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Chính phủ (2006), Nghị định số 160/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.
3. Chính phủ (2008), Nghị định số 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Nguyễn Duệ (2005), Giáo trình ngân hàng trung ương, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Phạm Mạnh Hùng, “Tác động của lãi suất đến tỷ giá - thực tiễn Thái Lan và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng,
135(1), tr. 61-68.
6. Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên năm 2011.
7. Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên năm 2012.
8. Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam (1999), Quy chế hoạt động của thị trường Ngoại tệ Liên ngân hàng số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999.
9. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2005), Quy định số 1647/QĐ-SGD quy định về nguyên tắc quản lý nội bộ trong Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và các nguồn ngoại tệ khác.
10. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2008), Quyết định số 2213/QĐ-NHNN ngày 06/10/2008 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch.
11. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2012), Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/2/2012 hướng dân giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
13. Tô Kim Ngọc (2013), “Sử dụng công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2011 đến nay”, Tạp chí Ngân hàng, 21(1), tr. 2-11.
14. Lan Ngọc (2013), “Điều hành lãi suất và tỷ giá đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, 21(1), tr. 22-23.
15. Quốc hội (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam.
16. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Sở Giao dịch - Chặng đường hình thành và phát triển (1991 - 2011), Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Tiến (2006), Cẩm nang thị trường ngoại hối, Nxb Thống kê, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Tiến (2013), “Đôi điều trao đổi về bài giảng trạng thái ngoại
tệ”,Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, 135(1), tr. 71-79.
19. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
20. Uỷ Ban thường vụ Quốc hội khoá XI (2005), Pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005.
Tiếng Anh
21. Bank for international settlement (2012), BIS Quaterly Review.
22. Boris Schlossberg (2006), Technical Analysis of the currency Market.
23. Mishkin (2005), The Economics of Money, Banking, and Financial Market, Columbia University.