BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ PHÁP VÀ THÁI LAN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 48)

1.6.1. Kinh nghiệm tại Pháp

Ngân hàng Trung ương Pháp (BDF) thành lập từ năm 1800. Bên cạnh nhiệm vụ của một ngân hàng trung ương quốc gia, BDF còn có vai trò là thành viên của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Do vậy ngoài việc thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia, BDF còn quản lý phần dự trữ của ECB uỷ thác và là thành viên cung cấp dịch vụ tài chính cho khu vực đồng EUR.

BDF là một trong các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu của khu vực tiền tệ Châu âu với hơn 120 khách hàng gồm các ngân hàng trung ương, tổ chức quốc tế trên toàn cầu. BDF cung cấp dịch vụ tiền gửi với các kỳ hạn từ qua đêm đến 1 năm cho các đồng EUR, GBP, USD, AUD, CAD, NOK và DKK và đang triển khai phương án nhận tiền gửi đồng JBP, CHF, NZD và SDR. BDF cung cấp dịch vụ giao dịch hối đoái (FX) và vàng dưới hình thức giao ngay và kỳ hạn (tối đa 1 năm). BDF đồng thời cung cấp cả dịch vụ mua bán vàng trên tài khoản và vàng vật chất (gồm cả việc sắp xếp vận chuyển vàng). Đối với mảng kinh doanh trái phiếu BDF thực hiện mua bán trái phiếu với các đồng tiền chính trong đó có trái phiếu Chính phủ Pháp, cung cấp dịch vụ lưu

ký, thanh toán trái phiếu theo yêu cầu, dịch vụ cho vay trái phiếu.

Đầu tu dự trữ ngoại hối của Pháp chia làm 3 danh mục: (i) Danh mục mua và giữ đến đáo hạn: chỉ mua đầu tu và giữ đến đáo hạn với kỳ hạn dài, không liên quan đến thanh khoản; (ii) Danh mục đầu tu theo chiến luợc tối đa hoá lợi nhuận rủi ro - áp dụng các chiến luợc đầu tu chủ động đi mau bán lại trên thị truờng để tìm kiếm lợi nhuận, hạn mức kỳ hạn bình quân của danh mục này do Uỷ ban quản lý tài sản có/nợ đặt ra; (iii) Danh mục quản lý theo chỉ số mốc (Benmark) - đầu tu tài sản trên danh mục chỉ số gốc. Các công cụ đầu tu cho phép của BDF bao gồm: Trái phiếu (Trái phiếu chính phủ, của các tổ chức đa quốc gia, tổ chức đuợc chính phủ bảo lãnh và trái phiếu đuợc bảo đảm); các sản phẩm phái sinh lãi suất (hợp đồng tuơng lai, hoán đổi lãi suất); các công cụ thị truờng tiền tệ (hợp đồng mua lại, tiền gửi, hoán đổi vàng, các hợp đồng tuơng lai thị truờng tiền tệ khác).

Trong bối cảnh lãi suất trên thị truờng giảm thấp, để tăng lợi nhuận, BDF thực hiện chiến luợc nhu sau: Tăng kỳ hạn đầu tu bình quân; đa dạng hoá các đồng tiền dự trữ - xu huớng đa dạng hóa sang các đồng tiền có lãi suất cao hơn nhu AUD, CAD, NZD; đa dạng hóa sang các công cụ có mức rủi ro cao hơn nhu đầu tu vào trái phiếu công ty, cổ phiếu, trái phiếu quốc gia mới.

1.6.2. Kinh nghiệm tại Thái Lan

NHTW Thái Lan đuợc phép thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến ngoại tệ nhu sau: mua và bán ngoại tệ, vàng; quan hệ tiền gửi ngoại tệ với kho bạc và ngân hàng thuơng mại; mua bán chứng khoán ngoại tệ của chính phủ Thái Lan; chính phủ nuớc ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế. Các tài sản ngoại tệ mà NHTW Thái Lan nắm giữ gồm: vàng, ngoại tệ, chứng khoán bằng ngoại tệ, vàng và tài sản ngoại tệ đóng góp tại IMF, quyền rút vốn, chứng khoán ngoại tệ do Chính phủ thái lan phát hành. Phân bổ đầu tu của NHTW Thái Lan nhu sau: đầu tu vào chứng khoán chiếm tỷ lệ chủ yếu,

còn lại là đầu tư vào ngoại hối, tiền gửi, vàng và các tài sản.

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của NHTW Thái Lan gồm: gửi vàng, các giao dịch ngoại hối giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tiền gửi tiền mặt, đầu tư vào

chứng chỉ tiền gửi, đầu tư trái phiếu chính phủ, đầu tư vào nghiệp vụ FIX-BIS và

các công cụ có kỳ hạn trung hạn tại ngân hàng thanh toán quốc tế BIS.

Các danh mục đầu tư của NHTW Thái Lan bao gồm: (i) Danh mục đầu tư đảm bảo tính thanh khoản: chỉ bao gồm tài sản bằng đồng USD có tính thanh khoản cao, kỳ hạn ngắn; (ii) Danh mục đầu tư dài hạn được đầu tư vào đồng tiền của các nước thuộc nhóm G7, các đồng tiền mạnh khác nhằm bảo toàn giá trị của dự trữ ngoại hối và mang lại sinh lời, kỳ hạn của tài sản bao gồm từ ngắn hạn đến dài hạn; (iii) Danh mục đầu tư đáp ứng nghĩa vụ nợ được đầu tư bằng toàn bộ đồng JPY. Đây là khoản vay nợ Chính phủ Nhật do Bộ tài chính Thái Lan uỷ thác NHTW quản lý bằng đồng JPY nhằm giảm rủi ro về tỷ giá và lãi suất của đồng JPY; (iv) Danh mục uỷ thác được đầu tư vào nhiều loại đồng tiền.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu khái quát về đặc điểm, vai trò và một số hoạt động của NHTW, sau đó tập trung vào các vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTW. Thông qua việc đưa ra các khái niệm về việc quản lý Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước, chương 1 đã nêu bật lên được vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTW, đó là: hoạt động kinh doanh ngoại tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước, do vậy nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của quốc gia và là công cụ quan trọng của NHNN trong việc quản lý và điều hành chính sách tỷ giá. Tiếp theo đó chương 1 cũng đã đề cập đến phần quan trọng của bài luận văn, đó chính là các chỉ tiêu đo lường chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại

tệ của NHNN và các nhân tố ảnh hưởng. Việc nắm vững được cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNN, tiêu chí đo lường, nhân tố ảnh hưởng thì mới giúp các nhà quản lý đánh giá được thực trạng, đưa ra các chiến lược, chính sách đúng đắn nhằm phát huy các nhân tố tích cực và hạn chế nhân tố tiêu cực.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1. KHÁT QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao dịch Ngân hàngNhà nước Việt Nam Nhà nước Việt Nam

Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước được thành lập theo Quyết định số 74/NH-QĐ13 ngày 08/6/1991 của Thống đốc NHNN và chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1991. Trong đó quy định, Sở Giao dịch là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN Trung Ương, thực hiện hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối tài sản, có con dấu riêng. Điều hành Sở Giao dịch là Giám đốc, giúp việc Giám đốc có Phó Giám đốc.

Để có cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động, ngày 01/8/1991 Thống đốc NHNN có Quyết định 102/NH-QĐ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch. Trong đó quy định, Sở Giao dịch là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN Trung Ương làm nhiệm vụ trực tiếp giao dịch về tín dụng, thanh toán, tiền mặt, ngoại hối với các Ngân hàng Thương mại quốc doanh trung ương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung Ương, Tổng Công ty vàng bạc đá quý, Cục Kho bạc nhà nước, Ngân sách nhà nước, một số tổ chức tín dụng và làm một số nghiệp vụ về kinh doanh ngoại hối ở trong và ngoài nước do Thống đốc NHNN giao. Là đại diện pháp nhân của NHNN thực hiện hạch toán kinh tế phụ thuộc, cho vay; thực hiện nghiệp vụ cho vay, thu nhận và chi trả tiền mặt; trực tiếp mua, bán ngoại tệ, tín phiếu, trái phiếu; thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các đơn vị này; làm

nhiệm vụ theo dõi thanh toán công nợ nước ngoài của nhà nước khi Thống đốc giao; thực hiện chế độ hạch toán kế toán. Trong đó nhiệm vụ tín dụng nhận từ Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng chuyển sang, nhiệm vụ mở tài khoản giao dịch và hạch toán kế toán nhận từ Vụ Kế toán chuyển sang, công tác quản lý dự trữ nhà nước về ngoại tệ, vàng, kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế để phục vụ nhiệm vụ quản lý ngoại tệ và công tác theo dõi quan hệ vay nợ và viện trợ nước ngoài nhận từ Vụ Quản lý ngoại hối chuyển sang. Tổ chức bộ máy gồm Ban giám đốc và 05 phòng: Phòng tổng hợp, Phòng Ngân quỹ, Phòng nghiệp vụ tín dụng, Phòng nghiệp vụ ngoại hối, Phòng Kế toán - Thanh toán.

Với biên chế ít ỏi khi bắt đầu hoạt động là 28 người, được điều động từ nhiều đơn vị khác nhau trong hệ thống ngân hàng, phân bổ ở 5 phòng nghiệp vụ và Ban Giám đốc. Trong đó Ban giám đốc có 02 người, cán bộ lãnh đạo phòng chỉ duy nhất có 01 Phó trưởng phòng, còn lại 03 cán bộ được giao nhiệm vụ phụ trách phòng và 22 nhân viên.

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động cho thấy chủ trương của Ban lãnh đạo NHNN thành lập Sở giao dịch là hoàn toàn đúng đắn, góp phần vào việc hoàn thiện một bước cơ chế tổ chức của NHNN. Qua kết quả tổng kết, rút kinh nghiệm, ngày 05/11/1992 thống đốc NHNN có Quyết định số 446/QĐ-NH9 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch thay thế Quyết định 102/NH-QĐ ngày 01/8/1991. So với Quyết định 102/NH-QĐ ngày 01/8/1991, nhiệm vụ tín dụng được chuyển giao cho Vụ tín dụng, theo đó tổ chức bộ máy các phòng rút xuống còn 04 phòng: Phòng nghiệp vụ ngoại hối và thị trường vốn, Phòng Kế toán-Thanh toán, Phòng Ngân quỹ và Phòng Tổng hợp.

Để triển khai thực hiện Nghị định 58/CP của Chính phủ về vay, trả nợ nước ngoài, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công tác theo dõi, hạch toán các khoản công nợ vay nước ngoài và triển khai các khoản vay của tổ

chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo trả nợ nuớc ngoài chính xác, kịp thời, Sở giao dịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nợ vay nuớc ngoài của Chính phủ, theo dõi nhận nợ, đôn đốc Bộ Tài chính và các chủ dự án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế.

Do yêu cầu phát triển thị truờng ngoại hối Việt Nam, ngày 06/8/1995, Thống đốc có quyết định 157/QĐ-NH9 bổ sung, sửa đổi tổ chức bộ máy của Sở giao dịch thành lập phòng Kinh doanh ngoại tệ, đổi tên Phòng nghiệp vụ ngoại hối và thị truờng vốn thành Phòng Quan hệ đại lý và thanh toán quốc tế. Phòng Kinh doanh ngoại tệ thực hiện chức năng quản lý dự trữ ngoại tệ của nhà nuớc trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tài sản, đáp ứng khả năng th anh toán khi cần thiết, tăng thu nhập cho NHNN , trực tiếp tham gia giao dịch ngoại tệ trên thị truờng quốc tế theo Quy chế của Thống đốc và theo dõi, điều hành thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng. Phòng Quan hệ đại lý và thanh toán quốc tế có nhiệm vụ mở rộng quan hệ đại lý đáp ứng yêu cầu phát triển của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, quản lý nguồn vốn ngoại tệ của NHNN đã đầu tu ở nuớc ngoài dưới hình thức tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu.

Hoạt động của Sở giao dịch gồm nhiều mảng nghiệp vụ, tiềm ẩn nhiều rủi

ro. Do vậy, để đảm bảo hoạt dộng an toàn, hiệu quả và trên cơ sở đề xuất kiến nghị của Vụ Tổng kiểm soát ngày 14/3/1997, Thống đốc có Quyết định 574/QĐ-

TCCB thành lập bộ phận kiểm soát thuộc tổ chức Bộ máy của Sở giao dịch. Ngày 2/11/1998 Chính phủ ban hành Quyết định số 88/1998/NĐ-CP về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của NHNN Việt Nam; theo đó ngày 21/01/1999, thống đốc có Quyết định số 38/1999/QĐ-NHNN9 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch thay thế Quyết định số 446/QĐ- NH9 ngày 05/11/1992. Trong đó quy định, Sở giao dịch là đơn vị thuộc bộ máy của NHNN có chức năng giúp Thống đốc NHNN thực hiện một số

nghiệp vụ Ngân hàng trung ương; là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối kế toán và con dấu để giao dịch.

Sau 03 năm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định 38/1999/QĐ-NHNN9, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nghiệp vụ ngân hàng trung ương được NHNN mở rộng phát triển và từng bước nâng cấp theo nhịp độ phát triển của công nghệ ngân hàng, nhiều nghiệp vụ phát triển vượt bậc đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp hơn và cũng có nghiệp vụ bị thu hẹp. Trên cơ sở đề xuất của Sở Giao dịch, ngày 09/7/2002, Thống đốc có Quyết định 708/2002/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức hoạt động của Sở Giao dịch, quy định cơ cấu gồm 09 phòng. So với Quyết định 38/1999/QĐ-NHNN9 có sự thay đổi như sau: thêm phòng Thanh toán liên ngân hàng (tách từ Phòng Kế toán), đổi tên Phòng Quan hệ đại lý thành phòng Nghiên cứu đối ngoại và quan hệ đại lý, chuyển Bộ phận Kiểm soát thành Phòng Phòng ngừa rủi ro và kiểm soát nội bộ, không có phòng Quản lý vay nợ các tổ chức tài chính quốc tế.

Ngày 19/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam, đồng thời yêu cầu cải cách hành chính của Chính phủ thực hiện cơ chế quản lý, điều hành theo mô hình phòng kết hợp với các Chuyên viên độc lập, ngày 09/9/2004, Thống đốc có Quyết định 1136/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch thay thế quyết định số 38/1999/QĐ-NHNN9. Cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch gồm Ban Giám đốc, 07 Phòng và các chuyên viên độc lập: Phòng Kinh doanh ngoại hối, Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng thanh toán liên ngân hàng, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Nghiệp vụ thị trường tiền tệ và Phòng Ngân quỹ.

Ngày 24/9/2004 Thống đốc có Quyết định số 1233/QĐ-NHNN phê duyệt dự án trang thiết bị, máy móc, nối mạng và thiết kế phần mềm nghiệp vụ

thị trường tiền tệ và lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch NHNN (giai đoạn 1)

do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tham gia đồng tài trợ với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong Chương trình tài chính ngân hàng II để xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện dự án. Dự án đi vào hoạt động cho phép NHNN thực hiện các giao dịch thị trường tiền tệ qua mạng trên phạm vi toàn quốc đảm

bảo nhanh, an toàn, chính xác, tăng tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế, cho phép tiếp nhận và xử lý các thông tin thị trường tiền tệ hai chiều giữa NHNN và các tổ chức tín dụng, góp phần quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, góp phần xây dựng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam một nền tảng công nghệ tiên tiến, theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Thành công của dự án AFD đã chứng tỏ Sở giao dịch đi đúng hướng khi xây dựng và triển khai dự án tại Sở giao dịch.

Sau hơn 2 năm thực hiện nhiệm vụ theo cơ cấu tổ chức của Quyết định 1136/2004/2004/QĐ-NHNN đã nảy sinh ra những vấn đề không phù hợp và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trên cơ sở đề nghị của Sở giao dịch, ngày 6/7/2007, Thống đốc NHNN có Quyết định 34/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và tổ chức hoạt động của Sở giao dịch ban hành kèm theo Quyết định 1136, cho phép cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch có thêm Phòng Tổng hợp và Phòng Quan hệ đại lý.

Ngày 26/8/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w