Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 52 - 57)

2.1. KHÁT QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao dịch Ngân hàngNhà nước Việt Nam Nhà nước Việt Nam

Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước được thành lập theo Quyết định số 74/NH-QĐ13 ngày 08/6/1991 của Thống đốc NHNN và chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1991. Trong đó quy định, Sở Giao dịch là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN Trung Ương, thực hiện hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối tài sản, có con dấu riêng. Điều hành Sở Giao dịch là Giám đốc, giúp việc Giám đốc có Phó Giám đốc.

Để có cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động, ngày 01/8/1991 Thống đốc NHNN có Quyết định 102/NH-QĐ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch. Trong đó quy định, Sở Giao dịch là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN Trung Ương làm nhiệm vụ trực tiếp giao dịch về tín dụng, thanh toán, tiền mặt, ngoại hối với các Ngân hàng Thương mại quốc doanh trung ương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung Ương, Tổng Công ty vàng bạc đá quý, Cục Kho bạc nhà nước, Ngân sách nhà nước, một số tổ chức tín dụng và làm một số nghiệp vụ về kinh doanh ngoại hối ở trong và ngoài nước do Thống đốc NHNN giao. Là đại diện pháp nhân của NHNN thực hiện hạch toán kinh tế phụ thuộc, cho vay; thực hiện nghiệp vụ cho vay, thu nhận và chi trả tiền mặt; trực tiếp mua, bán ngoại tệ, tín phiếu, trái phiếu; thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các đơn vị này; làm

nhiệm vụ theo dõi thanh toán công nợ nước ngoài của nhà nước khi Thống đốc giao; thực hiện chế độ hạch toán kế toán. Trong đó nhiệm vụ tín dụng nhận từ Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng chuyển sang, nhiệm vụ mở tài khoản giao dịch và hạch toán kế toán nhận từ Vụ Kế toán chuyển sang, công tác quản lý dự trữ nhà nước về ngoại tệ, vàng, kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế để phục vụ nhiệm vụ quản lý ngoại tệ và công tác theo dõi quan hệ vay nợ và viện trợ nước ngoài nhận từ Vụ Quản lý ngoại hối chuyển sang. Tổ chức bộ máy gồm Ban giám đốc và 05 phòng: Phòng tổng hợp, Phòng Ngân quỹ, Phòng nghiệp vụ tín dụng, Phòng nghiệp vụ ngoại hối, Phòng Kế toán - Thanh toán.

Với biên chế ít ỏi khi bắt đầu hoạt động là 28 người, được điều động từ nhiều đơn vị khác nhau trong hệ thống ngân hàng, phân bổ ở 5 phòng nghiệp vụ và Ban Giám đốc. Trong đó Ban giám đốc có 02 người, cán bộ lãnh đạo phòng chỉ duy nhất có 01 Phó trưởng phòng, còn lại 03 cán bộ được giao nhiệm vụ phụ trách phòng và 22 nhân viên.

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động cho thấy chủ trương của Ban lãnh đạo NHNN thành lập Sở giao dịch là hoàn toàn đúng đắn, góp phần vào việc hoàn thiện một bước cơ chế tổ chức của NHNN. Qua kết quả tổng kết, rút kinh nghiệm, ngày 05/11/1992 thống đốc NHNN có Quyết định số 446/QĐ-NH9 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch thay thế Quyết định 102/NH-QĐ ngày 01/8/1991. So với Quyết định 102/NH-QĐ ngày 01/8/1991, nhiệm vụ tín dụng được chuyển giao cho Vụ tín dụng, theo đó tổ chức bộ máy các phòng rút xuống còn 04 phòng: Phòng nghiệp vụ ngoại hối và thị trường vốn, Phòng Kế toán-Thanh toán, Phòng Ngân quỹ và Phòng Tổng hợp.

Để triển khai thực hiện Nghị định 58/CP của Chính phủ về vay, trả nợ nước ngoài, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công tác theo dõi, hạch toán các khoản công nợ vay nước ngoài và triển khai các khoản vay của tổ

chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo trả nợ nuớc ngoài chính xác, kịp thời, Sở giao dịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nợ vay nuớc ngoài của Chính phủ, theo dõi nhận nợ, đôn đốc Bộ Tài chính và các chủ dự án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế.

Do yêu cầu phát triển thị truờng ngoại hối Việt Nam, ngày 06/8/1995, Thống đốc có quyết định 157/QĐ-NH9 bổ sung, sửa đổi tổ chức bộ máy của Sở giao dịch thành lập phòng Kinh doanh ngoại tệ, đổi tên Phòng nghiệp vụ ngoại hối và thị truờng vốn thành Phòng Quan hệ đại lý và thanh toán quốc tế. Phòng Kinh doanh ngoại tệ thực hiện chức năng quản lý dự trữ ngoại tệ của nhà nuớc trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tài sản, đáp ứng khả năng th anh toán khi cần thiết, tăng thu nhập cho NHNN , trực tiếp tham gia giao dịch ngoại tệ trên thị truờng quốc tế theo Quy chế của Thống đốc và theo dõi, điều hành thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng. Phòng Quan hệ đại lý và thanh toán quốc tế có nhiệm vụ mở rộng quan hệ đại lý đáp ứng yêu cầu phát triển của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, quản lý nguồn vốn ngoại tệ của NHNN đã đầu tu ở nuớc ngoài dưới hình thức tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu.

Hoạt động của Sở giao dịch gồm nhiều mảng nghiệp vụ, tiềm ẩn nhiều rủi

ro. Do vậy, để đảm bảo hoạt dộng an toàn, hiệu quả và trên cơ sở đề xuất kiến nghị của Vụ Tổng kiểm soát ngày 14/3/1997, Thống đốc có Quyết định 574/QĐ-

TCCB thành lập bộ phận kiểm soát thuộc tổ chức Bộ máy của Sở giao dịch. Ngày 2/11/1998 Chính phủ ban hành Quyết định số 88/1998/NĐ-CP về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của NHNN Việt Nam; theo đó ngày 21/01/1999, thống đốc có Quyết định số 38/1999/QĐ-NHNN9 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch thay thế Quyết định số 446/QĐ- NH9 ngày 05/11/1992. Trong đó quy định, Sở giao dịch là đơn vị thuộc bộ máy của NHNN có chức năng giúp Thống đốc NHNN thực hiện một số

nghiệp vụ Ngân hàng trung ương; là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối kế toán và con dấu để giao dịch.

Sau 03 năm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định 38/1999/QĐ-NHNN9, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nghiệp vụ ngân hàng trung ương được NHNN mở rộng phát triển và từng bước nâng cấp theo nhịp độ phát triển của công nghệ ngân hàng, nhiều nghiệp vụ phát triển vượt bậc đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp hơn và cũng có nghiệp vụ bị thu hẹp. Trên cơ sở đề xuất của Sở Giao dịch, ngày 09/7/2002, Thống đốc có Quyết định 708/2002/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức hoạt động của Sở Giao dịch, quy định cơ cấu gồm 09 phòng. So với Quyết định 38/1999/QĐ-NHNN9 có sự thay đổi như sau: thêm phòng Thanh toán liên ngân hàng (tách từ Phòng Kế toán), đổi tên Phòng Quan hệ đại lý thành phòng Nghiên cứu đối ngoại và quan hệ đại lý, chuyển Bộ phận Kiểm soát thành Phòng Phòng ngừa rủi ro và kiểm soát nội bộ, không có phòng Quản lý vay nợ các tổ chức tài chính quốc tế.

Ngày 19/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam, đồng thời yêu cầu cải cách hành chính của Chính phủ thực hiện cơ chế quản lý, điều hành theo mô hình phòng kết hợp với các Chuyên viên độc lập, ngày 09/9/2004, Thống đốc có Quyết định 1136/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch thay thế quyết định số 38/1999/QĐ-NHNN9. Cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch gồm Ban Giám đốc, 07 Phòng và các chuyên viên độc lập: Phòng Kinh doanh ngoại hối, Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng thanh toán liên ngân hàng, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Nghiệp vụ thị trường tiền tệ và Phòng Ngân quỹ.

Ngày 24/9/2004 Thống đốc có Quyết định số 1233/QĐ-NHNN phê duyệt dự án trang thiết bị, máy móc, nối mạng và thiết kế phần mềm nghiệp vụ

thị trường tiền tệ và lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch NHNN (giai đoạn 1)

do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tham gia đồng tài trợ với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong Chương trình tài chính ngân hàng II để xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện dự án. Dự án đi vào hoạt động cho phép NHNN thực hiện các giao dịch thị trường tiền tệ qua mạng trên phạm vi toàn quốc đảm

bảo nhanh, an toàn, chính xác, tăng tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế, cho phép tiếp nhận và xử lý các thông tin thị trường tiền tệ hai chiều giữa NHNN và các tổ chức tín dụng, góp phần quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, góp phần xây dựng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam một nền tảng công nghệ tiên tiến, theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Thành công của dự án AFD đã chứng tỏ Sở giao dịch đi đúng hướng khi xây dựng và triển khai dự án tại Sở giao dịch.

Sau hơn 2 năm thực hiện nhiệm vụ theo cơ cấu tổ chức của Quyết định 1136/2004/2004/QĐ-NHNN đã nảy sinh ra những vấn đề không phù hợp và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trên cơ sở đề nghị của Sở giao dịch, ngày 6/7/2007, Thống đốc NHNN có Quyết định 34/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và tổ chức hoạt động của Sở giao dịch ban hành kèm theo Quyết định 1136, cho phép cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch có thêm Phòng Tổng hợp và Phòng Quan hệ đại lý.

Ngày 26/8/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam [3], theo đó ngày 06/10/2008, Thống đốc có quyết định số 2213/QĐ-NHNN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch thay thế Quyết định 1136 và 34 [10].

Sau hơn 20 năm, kể từ khi thành lập chỉ thực hiện một số nghệp vụ ngân hàng trung ương, cùng với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của đất nước, của ngành ngân hàng, nhiệm vụ của Sở Giao dịch cũng được Thống đốc

điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, nhiều nhiệm vụ mới đuợc triển khai nhu nghiệp vụ giao dịch ngoại hối trên thị truờng quốc tế và giao dịch trên thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng, nghiệp vụ đấu thầu trái phiếu Chính phủ, nghiệp vụ thị truờng mở, thanh toán điện tử liên ngân hàng, luu ký giấy tờ có giá, thấu chi và cho vay qua đêm... tuơng ứng với khối luợng công việc, biên chế cũng đuợc bổ sung cho phù hợp. Qua 9 lần thay đổi, sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch từ 05 phòng đã đuợc nâng lên 09 phòng, biên chế đuợc giao tăng từ 28 nguời lên 105 nguời, mỗi phòng thực hiện một mảng nghiệp vụ thể hiện tính chuyên nghiệp trong tác nghiệp. Với quá trình xây dựng, truởng thành và ngày càng phát triển về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ và kết quả đạt đuợc qua các năm đã thể hiện vị trí, vai trò của Sở giao dịch đối với sự nghiệp phát triển của NHNN và của ngành.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w