Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoạitệ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 44 - 46)

1.5.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương

Rủi ro là một khái niệm chỉ khả năng xẩy ra những biến cố mang lại kết quả xấu khi tiến hành một công việc nào đó. Rủi ro gồm hai loại chính là rủi ro mang tính đầu cơ và rủi ro thuần túy.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương là một hoạt động hết sức nhạy cảm và không nằm ngoài quy luật trên. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là những rủi ro làm sai lệch kết quả hoạt động kinh doanh do biến cố về tỷ giá, lãi suất và các biến cố khác có liên quan.

Để loại trừ và giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tê, Ngân hàng Trung ương phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Ngân hàng phải đánh giá đúng mức độ của từng rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và đưa ra các biện pháp thích hợp.

1.5.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngânhàng Trung ương hàng Trung ương

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương bao gồm:

a. Rủi ro tỷ giá hối đoái:

dẫn đến sự thua lõ trong các giao dịch. Đây là loại rủi ro có ý nghĩa rộng lớn trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

Cung cầu ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Quan hệ cung cầu về ngoại tệ được quy định bởi các yếu tố:

- Tình hình dư thừa và thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn ầu ngoại tệ và ngược lại.

- Những nhu cầu ngoại tệ bất thường tăng lên do thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, chiến tranh.

b. Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất hay còn gọi là rủi ro tỷ lệ Swap là rủi ro về lãi suất thường

xảy ra trong trạng thái kỳ hạn. Trạng thái kỳ hạn không cân bằng có thể gặp rủi

ro lãi suất. Ngay cả trong trường hợp trạng thái ròng cân bằng cũng có thể gặp rủi ro lãi suất nếu thời điểm đáo hạn của các hợp đồng mua và bán không bằng nhau. Sở dĩ như vậy là vì rủi ro đối với trạng thái kỳ hạn nằm ở lãi suất của các

ngoại tệ có mặt trong giao dịch mua bán loại ngoại tệ đó.

c. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là tình trạng đối tác của Ngân hàng Trung ương cố tình hoặc rơi vào tình trạng bất khả kháng, không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ cam kết đó.

d. Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị là rủi ro xẩy ra khi các đối tác giao dịch ở nước ngoài không thế hoặc có thể không thực hiện được các nghĩa vụ cam kết mà trong giao dịch mua bán ngoại tệ vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ cam kết mà nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là tình trạng bất khả kháng do chiến tranh,

bạo động, cách mạng hay tuyên bố ngừng hoạt động hệ thống thanh toán a nước ngoài của chính phủ quốc gia đó.

đ. Rủi ro về khả năng thanh toán

Rủi ro về khả năng thanh toán trên thị trường hối đoái cũng xuất hiện trong trường hợp không có khả năng có được vốn bằng đồng tiền như dự định.

e. Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động thường được thể hiện dưới 3 hình thức như sau:

- Rủi ro trong việc dùng người: là rủi ro xuất phát một cách chủ quan từ

các nhân viên tham gia vào quá trình thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Nguyên nhân chính là do những hạn chế về trình độ, mức độ tinh thông nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm còn ít ỏi.

- Rủi ro vận hành: Rủi ro vận hành trong kinh doanh ngoại tệ có thể gặp từ những sai sót của mạng điện thoại, của các giao dịch qua Telex, Reuters, giao dịch Telerate, hoảng hóc máy tính cá nhân, hệ thống mạng bị quá tải...

- Rủi ro tổ chức kiểm soát: là rủi ro do hệ thống tổ chức và cơ chế quản ly đem lại. Rủi ro này có nguồn gốc từ sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng giữa các bộ phận tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ: giao dịch, thanh toán, kiểm soát.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 44 - 46)