Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 100 - 109)

2.3.2.1. Hạn chế

Chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch NHNN chưa cao và còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy mô dự trữ ngoại hối vẫn thấp hơn so với các nước trên thế giới. Mặc dù trong thời gian gần đây, quy mô dự trữ ngoại hối của

NHNN liên tục tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Mỹ, Nga... Do quy mô dự trữ ngoại hối vẫn ở mức thấp nên sẽ tạo ra khó khăn cho NHNN khi muốn đa dạng hóa các loại hình đầu tư và kỳ hạn đầu tư.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch NHNN còn mang tính bị động. Tính bị động thể hiện ở chỗ là Sở giao dịch NHNN chưa

đưa ra các hình thức đầu tư mới, các công nghệ mới và cách thức quản lý mang tính đột phá để tăng chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đồng thời Sở giao dịch NHNN là một đơn vị thừa hành, thực hiện nghiệp vụ ngân hàng trung ương theo chính sách chỉ đạo cấp trên. Vậy nên khi muốn thực hiện một hoạt động kinh doanh ngoại hối thì phải làm tờ trình trình qua nhiều cấp xét duyệt. Như vậy nếu thời gian xét duyệt chậm thì sẽ làm mất đi tính kịp thời của các giao dịch ngoại tệ.

Thứ ba, các hình thức kinh doanh chưa đa dạng. Hiện nay các giao

dịch ngoại tệ của NHNN với đối tác khác là các giao dịch giao ngay, các giao dịch phái sinh như: giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch kỳ hạn thì hầu như không được áp dụng. Thực tế cho thấy công cụ phái sinh là công cụ phòng ngừa rủi ro rất tốt và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Như vậy trong thời gian tới NHNN cần tạo ra cơ chế để đưa vào sử dụng các cộng cụ phái sinh này. Tính thiếu đa dạng của các hình thức kinh doanh còn được thể hiện ở chỗ hiện tại NHNN đang áp dụng các hình thức kinh doanh hết sức phổ biến, chưa có sự bổ sung thêm các hình thức khác để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Hình thức đầu tư trái phiếu chủ yếu dừng lại ở đầu tư trái phiếu Mỹ, Đức, Nhật mà chưa có sự mở rộng thêm các hình thức khác. Còn hoạt động đầu tư tiền gửi chủ yếu tại các đối tác là các ngân hàng quen

thuộc. Vàng trong quỹ dự trữ thì thời gian qua đuợc bán ra trên thì truờng nhằm tăng luợng cung thông qua hoạt động đấu thầu vàng miếng, chứ chua đuợc dùng để kinh doanh, đầu tu để sinh lời.

2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở Giao dịch NHNN bao gồm:

Thứ nhất, nguyên nhân về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật.

Xét về mặt số luợng thì cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ là khá đầy đủ. Số luợng máy tính đầy đủ, hệ thống máy tính hiện đại, hệ thống đuờng truyền mạng và hệ thống bảo mật thông tin khá tốt. Hiện tại Sở giao dịch NHNN đã trang bị hai hệ thống chính phục vụ cho hoạt động giao dịch ngoại tệ là Reuters và Bloomberg. Hệ thống Reuters đuợc sử dụng nhu công cụ tìm kiếm tin tức, cập nhật diễn biến thị truờng, thực hiện các giao dịch tiền gửi, giao dịch hoán đổi ngoại tệ và giao dịch trên thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng. Hệ thống Bloomberg chỉ chuyên sử dụng giao dịch giấy tờ có giá. Nhìn chung thì hai hệ thống giao dịch này đều là những hệ thống giao dịch hiện đại nhất hiện nay, đáp ứng đuợc các yêu cầu đề ra. Tuy nhiên hai hệ thống này chỉ mới có chức năng thực hiện giao dịch chứ chua có chức năng luu trữ thông tin giao dịch và cũng chua có chức năng tự động in báo cáo. Do vậy các giao dịch viên sau khi thực hiên xong giao dịch thì sẽ phải nhập các thông tin vào các file theo dõi riêng. Bên cạnh đó, do hệ thống Reuter không có chức năng luu trữ thông tin giao dịch nên hàng ngày Sở giao dịch phải tiếp nhận và xử lý một số luợng lớn các báo cáo của các tổ chức tín dụng qua hệ thống fax. Việc xử lý các báo cáo đó sẽ gây mất thời gian, không đảm bảo tính chính xác, kịp thời.

Thứ hai, nguyên nhân về mặt chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNN là một hoạt động hết sức phức tạp và có độ rủi ro cao. Đây là hoạt động gồm nhiều nghiệp vụ nhỏ khác nhau (đầu tư tiền gửi, đầu tư tái phiếu, giao dịch ngoại tệ trong nước và quốc tế...). Bên cạnh đó, đây chủ yếu là các giao dịch với các đối tác quốc tế nên nó bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới, biến động của thị trường tài chính. Do hoạt động này mang tính đặc thù và phức tạp nên nó đòi hỏi các cán bộ thực hiện phải là người có trình độ chuyên môn cao, giỏi nghiệp vụ, nhanh nhạy trong việc thực hiện các giao dịch, có khả năng phân tích, phán đoán diễn biến thị trường. Hiện nay Phòng kinh doanh ngoại hối tại Sở giao dịch được giao phó thực hiện nhiệm vụ này. Về cơ cấu tổ chức Phòng Kinh doanh ngoại hối hiện tại có 11 cán bộ, trong đó tất cả các cán bộ đều có trình độ đào tạo từ mức đại học trở lên với hơn 50% cán bộ tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng tại nước ngoài. Các cán bộ trong Phòng Kinh doanh ngoại hối chủ yếu là cán bộ trẻ tuổi (<40 tuổi). Đội ngũ cán bộ chủ yếu là người trẻ tuổi nên rất năng động, nhanh nhẹn và sáng tạo. Tuy nhiên do tuổi đời còn ít nên họ lại thiếu kinh nghiệm trong việc tổng hợp, phân tích và phán đoán thị trường để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

Thứ ba, nguyên nhân về mặt công tác quản lý rủi ro

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNN là hoạt động khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. rủi ro tỷ giá. Hiện nay Sở giao dịch NHNN đã đưa ra một số giải pháp để tăng cường công tác rủi ro như sau: tách biệt các bộ phận có liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối; nâng cao chất lượng của các đối tác kinh doanh; kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về kinh doanh, chuyển tiền, thanh toán, chế độ hạch toán kế toán; duy trì một

tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng nước ngoài... Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý rủi ro đang được thực hiện một cách đơn giản, thủ công, chỉ mới dừng lại ở việc thực hiện công tác tính toán và đưa ra các báo cáo hàng ngày mà chưa đưa ra được các phân tích, phán đoán hợp lý. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng hoạt động quản lý rủi ro thì Sở giao dịch NHNN nên từng bước đưa vào áp dụng các mô hình quản lý rủi ro tiên tiến của các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là nên sử dụng các mô hình ước lượng rủi ro để đưa ra được phân tích chính xác.

Thứ tư, nguyên nhân về mặt quy trình kinh doanh ngoại tệ hiện tại

Hiện nay thì Sở giao dịch NHNN đã có các quy trình, văn bản hướng dẫn hoạt động kinh doanh ngoại tệ đối với các nghiệp vụ hiện tại đang thực hiện như: nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ kinh doanh giấy tờ có giá, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, nghiệp vụ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng... Tuy nhiên trong tương lai khi quy mô dự trữ ngoại hối tăng lên thì các nghiệp vụ sẽ được mở rộng, đa dạng hóa. Và để phù hợp với xu hướng đó thì ngay bây giờ Sở giao dịch NHNN nên tập trung nghiên cứu và soạn thảo trước các quy trình về các nghiệp vụ sẽ thực hiện, ví dụ như: quy trình hướng dẫn kinh doanh vàng, quy trình thực hiện các nghiệp vụ phái sinh...

Thứ năm, nguyên nhân về mặt hoạt động phân tích, dự báo thị trường một cách có hệ thống. Trên thực tế hoạt động kinh doanh ngoại tệ

được thực hiện tại Sở giao dịch, còn hoạt động phân tích, dự báo thị trườn g được thực hiện tại Vụ quản lý ngoại hối, Vụ chính sách tiền tệ. Hai chức năng có liên quan đến nhau lại được thực hiện tại 2 đơn vị khác nhau, mà việc phối hợp giữa 2 đơn vị này chưa thật nhịp nhàng, hiệu quả ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hệ quả là Vụ quản lý ngoại hối là đơn vị thực hiện hoạt động phân tích, dự báo thị trường do không thực hiện nghiệp vụ kinh doanh trực tiếp nên không hiểu sâu về thị trường. Trong

khi Sở giao dịch là đơn vị thực hiện trực tiếp hoạt động kinh doanh ngoại tệ, có đầy cơ sở dữ liệu thị trường thì lại ít thực hiện hoạt động phân tích, dự báo. Vụ quản lý ngoại hối căn cứ vào các phân tích, dự báo của mình để xây dựng nên các phương án kinh doanh ngoại tệ trình cấp trên phê duyệt. Phương án đã phê duyệt sẽ được gửi cho Sở giao dịch để trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên vì Sở giao dịch không có công cụ phân tích, dự báo trong tay nên nhiều khi hiểu rõ mục đích của các phương án kinh doanh.

Thứ sáu, nguyên nhân về mặt lưu trữ số liệu.

Hiện nay việc lưu trữ số liệu tại Sở giao dịch NHNN được thực hiện theo phương pháp thủ công, do đó dễ gây ra nhầm lẫn, sai sót và không đảm bảo tính kịp thời cho các báo cáo. Các giao dịch viên Phòng kinh doanh ngoại hối sau khi thực hiện xong giao dịch thì tiến hành nhập các thông tin vào bảng các file excel. Việc nhập thông tin thủ công như thế sẽ dẫn đến việc là các thông tin thường không thống nhất và không tạo ra cơ sở dữ liệu chung. Do vậy mỗi lần muốn thực hiện báo cáo thì sẽ không nhanh chóng, kịp thời và không có cơ sở đánh giá hiệu quả các hoạt động.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nguyên nhân có liên quan đến môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Theo như phần lý thuyết đã phân

tích thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNN là một hoạt động đặc thù và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Trong đó môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNN. Hiện nay tình hình thế giới đang tồn tại nhiều bất ổn, phức tạp. Cuộc khủng hoảng nợ các nước tại Châu Âu vẫn tiếp diễn, bắt đầu từ Ý, Tây Ban Nha, Đảo Síp và có xu hướng lan ra các nước khác trong khu vực. Hệ quả của các cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu

là dẫn đến việc các nước trong khu vực bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm, hệ thống ngân hàng các nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng và các nhà đầu ta tỏ ra e ngại khi đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu của các nước này. Trước tình hình đó Ngân hàng trung ương Châu Âu quyết định hạ lãi suất liên tục và dẫn đến việc EUR bị giảm giá. Trong khi đó tình hình tại Mỹ, trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, không khả quan hơn là mấy. Mặc dù các báo cáo gần đây về tỷ lệ thất nghiệp giảm, báo cáo chỉ số niềm tin tăng, doanh thu từ hoạt động bán lẻ tăng. Tuy nhiên theo các nhà phân tích, thì xu hướng phục hồi này chỉ là tạm thời và kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề khác. Tại Nhật Bản, trước khó khăn của nền kinh tế thì Chính phủ đã cho thay đổi toàn các cán bộ lãnh đạo chủ chốt và thực hiện mạnh tay các chương trình kích thích kinh tế. Kết quả của chính sách này giúp kinh tế tăng trưởng trở lại, đẩy lùi giảm phát, tuy nhiên lại làm phá giá đồng EUR. Một số nước khác trên thế giới cũng lâm vào khó khăn khi công bố số liệu kinh tế kém khả quan. Tình hình quốc tế phức tạp, bất ổn như vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNN như sau:

- NHNN sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn các đối tác kinh doanh khi các nước lớn trên thế giới liên tục bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm do tình hình kinh tế của các nước này thiếu khả quan.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNN sẽ bị ảnh hưởng khi các ngân hàng lớn trên thế giới liên tiếp hạ lãi suất tiền gửi, lãi suất trái phiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ giá các cặp ngoại tệ trên thế giới liên tục biến động khiến cho việc thực hiện phương án kinh doanh ngoại tệ của NHNN nhiều khi kém hiệu quả.

(Nguồn: Thomson Reuters)

Biểu đồ 2.4: Diễn biến lãi suất của các đồng ngoại tệ mạnh Thứ hai, nguyên nhân có liên quan đến các quy định pháp lý

Nghị định số 86/1999/NĐ-CP và Quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc NHNN quy định về các hình thức đầu tư ngoại hối như sau: gửi ngoại tệ và vàng ở trong nước và nước ngoài; mua, bán ngoại tệ và vàng ở nước ngoài; mua bán các giấy tờ có giá do Chính phủ các nước phát hành, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế phát hành, bảo lãnh; các hình thức đầu tư khác do Thủ tướng Chính phủ quy định. Như vậy so với quy định của các nước trên thế giới thì các hình thức đầu tư của NHNN còn bị hạn chế và bó hẹp trong một số các hình thức có tính an toàn, thanh khoản cao. Với quy định này, NHNN sẽ ít chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng các sản phẩm đầu tư nhằm tăng mức lợi nhuận đồng thời tăng cường tính phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNN [1].

giao dịch hối đoái giữa NHNNVN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì chưa cụ thể, chi tiết. Thông tư 02 mới chỉ đưa ra các quy định hướng dẫn chung còn đưa ra được quy trình hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNNVN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt trong mục chế độ báo cáo thì chưa đưa ra được quy định các hình thức cụ thể về việc báo cáo các giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với ngân hàng nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tập trung vào việc phân tích thực trạng chất lượng hoạt động

ngoại tệ tại Sở giao dịch NHNNVN, bao gồm việc phân tích thực trạng các hoạt

động nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, đánh giá quy trình hiện hành, cơ sở hạ tầng,

sau đó đưa ra nhận định về những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và

nguyên nhân. Qua việc phân tích nhìn chung công tác kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận: góp phần tăng giá trị Quỹ dự trữ ngoại hối, giúp NHNN thực hiện tốt được vai trò quản lý chính sách

tiền tệ, chính sách tỷ giá, đảm bảo tính thanh khoản phục vụ cho hoạt động thanh

toán xuất nhập khẩu và chi dùng của quốc gia... Bên cạnh đó còn có một số ít những hạn chế như sau: hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch NHNN

chưa thật sự chủ động, các hình thức và đối tác kinh doanh còn chưa đa dạng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa đi kèm với công tác phân tích, dự báo thị trường. Sau đó tập trung vào phân tích các nguyên nhân của hạn chế trên, gồm các nguyên nhân về: cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của

các cán bộ, các quy định pháp lý, môi trường kinh tế, chính trị trong ngoài

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 100 - 109)