Chất lượng dịch vụ TT QR-Code tại một số nước phát triển

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QR-CODETẠI VNPAY (Trang 39 - 42)

1.2.5.1. Trung Quốc

- Trung Quốc đã từng có thời kỳ giống như Việt Nam bây giờ, tiền mặt là phương tiện chủ yếu trong lưu thông, nhưng giờ đây, tốc độ phát triển thanh toán qua điện thoại thông mình lại nhanh hơn các quốc gia Châu Á. Hiện nay, theo thống kê thì đã có hơn 75% dân số dùng thanh toán qua điện thoại, mã QR phát triển đến mức kể cả những người ăn xin trên phố cũng có mã QR cá nhân. Chỉ cần dán mã QR lên một tấm bảng hoặc đeo ở cổ là có thể đi khắp nơi xin thực khách qua đường. Trong các đám cưới cũng vậy, không cần phải bỏ tiền vào phong bì như truyền thống mà chỉ cần quét mã QR. Từ các trung tâm lớn đến các sạp hàng bán bên lề đường, chợ, máy bán nước tự động, thậm chí cả tiền lì xì ngày tết cũng sử dụng QR. Ở Trung Quốc có 2 ứng dụng phổ biến là Alipay (Alibaba) và Wechatpay (Tenpay). Người sử dụng đăng ký và kết nối với tài khoản ngân hàng của mình để biến điện thoại thành ví tiền điện tử. Wechat là ứng dụng mà có đến hơn 1 tỷ người dùng phổ biến ở Trung Quốc, phát triển thành ứng dụng đa tiện ích, liên kết nhiều ứng dụng trong đó có Wechatpay, nền tảng dùng cho thanh toán QR-Code. Điều đó cho thấy sự tiện dụng của nó ra sao, điện thoại thông minh đã gần như trở thành thiết bị duy nhất mà người Trung Quốc mang theo khi ra ngoài.

1.5.2.2. Nhật Bản

- Thanh toán QR-Code phổ biến ở Nhật Bản từ năm 2002, khi đó internet trên di

động còn rất ít. Một số doanh nghiệp như : quảng cáo, xuất bản hay nhà sản xuất điện

thoại đã kí kết hợp tác ứng dụng mã QR trở nên thông dụng hơn, như một cách để chia

sẻ thông tin nhưng lại vẫn đảm bảo mức độ bảo mật. Điều đó cho thấy Nhật Bản vốn là

quốc gia đi đầu trong lĩnh vực dùng mã QR để lưu thông trong nền kinh tế.

- Một số ứng dụng đang được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản như: Apple Pay, Google Pay,Rakuten Pay, Line Pay, Pay Pay. Một trong những hình thức thanh toán nổi bật nhất tại Nhật trong thời gian gần đây là việc Iphone7 ra đời và tích hợp với thẻ lên tàu Suica, nghĩa là hành khách không cần cầm thẻ Suica đi nữa mà chỉ cần cầm theo điện thoại và quét mã là vào ga một cách nhanh chóng, Google Pay lại dùng hầu hết vào việc mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi,..mỗi một ứng dụng đều có các chương trình khuyến mãi như cộng thêm điểm vào tài khoản, giảm giá khi mua hàng đối với các đối tác đã kí kết. Mã QR được công ty Denso Wave phát triển vào năm 1994, mã QR được sử dụng phổ biến cho đến nay, và hiện nay đây là mã hai chiều dùng thông dụng nhất ở đất nước này.

1.5.2.3. Singapore

- Hệ thống thanh toán điện tử duy nhất ở Singapore là SGQR (Singapore quick response code), SGQR sẽ giúp rút gọn các mã QR lại thành duy nhất một mã cho các tùy chọn thanh toán. Người tiêu dùng có thể thấy QR của họ có xuất hiện ở ứng dụng SGQR không. Để làm được việc này thì người tiêu dùng đăng nhập vào ứng dụng mà họ chọn để thanh toán, quét mã SGQR rồi nhập số tiền cần thanh toán là xong. Theo các cơ quan quản lý ở Singapore thì việc xây dựng hệ thống QR đáp ứng được nhiều tiêu chí như: nhanh chóng, đơn giản, an toàn. Với doanh nghiệp, việc chỉ có một nhãn dán sẽ giảm sự lộn xộn và giúp người tiêu dùng thanh toán nhanh hơn. Sẽ có hơn 20.000 mã QR sẽ được thay thế bởi nhãn SGQR. Đây sẽ là hệ thống mã QR được thống nhất đầu tiên trên thế giới nhằm mục đích đơn giản hóa việc thanh toán điện tử cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn trình bày khái quát những lý thuyết chung, vai trò, phân loại về QR-Code, chất lượng QR-code, trong đó trình bày các mô hình nghiên cứu điển hình trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ, nghiên cứu các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán, bên cạnh đó giới thiệu qua tình hình thanh toán QR-code tại một số nước phát triển điển hình.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TT QR-CODE TẠI VNPAY HIỆN NAY

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QR-CODETẠI VNPAY (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w