Đối với chính sách của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QR-CODETẠI VNPAY (Trang 95)

- Theo khảo sát và thống kê của NHNN cho biết, thanh toán bằng mã QR đang trở thành xu hướng phát triển tại Việt Nam. Năm 2017, thanh toán bằng mã QR đã năng 130% so với năm 2016. Nếu như năm 2017 chỉ có hơn 5000 điểm chấp nhận thanh toán bằng mã QR thì từ năm 2018 đến nay đã có hươn 23000 điểm.

- Trên thực tế, việc thanh toán bằng mã QR mang lại nhiều lợi ích cho nền

kinh tế

nói chung và các bên liên quan như Ngân hàng, VnPay, doanh nghiệp nói riêng. Khách

hàng không cần đem theo quá nhiều tiền mặt là có thế thanh toán được rất nhiều giao

dịch, Ngân hàng liên kết thì mở rộng được mạng lưới từ các đơn vị chấp nhận thanh toán đến các cửa hàng nhỏ, gia tăng được lượng khách hàng giao dịch. Các đơn vị chấp

nhận thanh toán không cần tốn kém đầu tư lắp máy POS mà vẫn cung cấp được cho khách hàng phương thức rất an toàn mà nhanh chóng, khách hàng không cần phải xếp

hàng quẹt thẻ rồi kí tên như bình thường, giảm thiểu chi phí quản lý tiền mặt như chi phí thuê nhân viên thu ngân, kiểm đếm, chi phí phát sinh nếu có tiền giả.. .về lâu dài, khi tất cả khách hàng sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh tì ngân hàng sẽ không phải đầu tư chi phí phát hành thẻ như hiện tại.

- Không thể phủ nhận được rất nhiều lợi ích qua hình thức thanh toán QR- Code chính là tính thuận tiện, linh hoạt, bảo mật với cả ngân hàng và khách hàng. Tuy vậy, từ trước đến nay mỗi đơn vị đều có các mã QR riêng, nguyên lý hoạt động và giải pháp hoạt động là khác nhau, do đó mà khách hàng của ngân hàng nào thì chỉ thanh toán được của ngân hàng đó, điều đó khiến thị trường bị chia cách và khách hàng sẽ cảm thấy rất bất tiện.

- Khi nền kinh tế mở rộng thì việc mỗi ngân hàng, doanh nghiệp tự triển khai một mã QR sẽ bị chồng chéo, có thể xảy ra rủi ro. Ngoài ra, để phục vụ khách hàng một cách đa dạng thì đơn vị chấp nhận thanh toán phải lưu trữ và cài đặt ứng dụng

của nhiều ngân hàng, từ đó dẫn đến khó khăn cho các chính sách của từng ngân hàng, đơn vị chấp nhận thanh toán trong việc tra soát giao dịch đã phát sinh. Hơn nữa, nếu mỗi đơn vị mà có một mã QR sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, chi phí phát triển mạng lưới của các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng mã QR.

- Ngoài ra, thanh toán bằng mã QR cũng có thể gây ra rủi ro như rửa tiền, thanh toán khống.. .nếu không có sự quản lý chặt chẽ của các đơn vị quản lý.

- Để hoạt động thanh toán bằng mã QR ở Việt Nam được thống nhất thì phải có một tiêu chuẩn chung giữa các đơn vị. Mới đây, Ngân hàng nhà nước đã ban hàng Quyết định số 1928/QĐ-NHNN về việc công bố Tiêu chuẩn cơ sở : “Đặc tả kỹ thuật QR-Code hiển thị từ phía đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam”. Đây là quyết đinh đảm bảo tính đồng bộ cơ sở hạ tầng và dữ liệu thanh toán qua mã QR. NHNN cũng đã thành lập được Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính để tư vấn hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hệ sinh thái trong lĩnh vực Fintech, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, điều này cũng phù hợp với định hướng chung của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc ban hành bộ tiêu chuẩn cho mã QR sẽ giúp liên thông thanh toán qua mã QR của các đơn vị cung cấp, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của ngân hàng này có thể thanh toán được tại các đơn vị chấp nhận thanh toán qua mã QR của các đơn vị khác. Từ đó sẽ giảm được tình trạng lãng phí thời gian, nguồn lực, chi phí cho các bên tham gia, mang lại giải pháp thanh toán tối ưu nhất đáp ứng đủ các điều kiện về sự nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật.

- Bên cạnh đó thì NHNN cũng triển khai thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt, điển hình là thanh toán qua điện thoại thông minh, ở đây cụ thể là bằng mã QR về các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho hệ thống các NHTM mở rộng được lượng khách hàng, phát huy lợi thế về công nghệ.

- NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 39/2014/TT- NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, đã được sửa đổi, bổ dung tại TT 20/2016/TT-NHNN và TT 30/2016/TT-NHNN, điều đó tạo cơ sở pháp lý để các công ty tài chính kết hợp với các NHTM cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có các dịch vụ

thanh toán qua điện thoại thông minh.

- NHNN đã ban hành các quy định về : “Các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử theo QĐ 35/2007/QĐ-NHNN, đảm bảo bảo mật, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng theo TT 31/2015/TT- NHNN về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng qua mạng Internet theo TT 35/2016/TT-NHNN”.

10

7,830

NguomStatista

HÌnh 3.1: Giá trị giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam (tỷ USD)

- Ngày nay khi công nghệ đang phát triển như vũ bão, sự phát triển về công nghệ như một tất yếu của nền kinh tế hiện đại, việc hoàn chỉnh và đồng bộ hóa hành lang pháp lý cho thanh toán điện tử là vấn đề quan trọng, đây là vấn đề mới, phức tạp, cần được nghiêm túc đánh giá và sửa đổi bổ sung để có thể đáp ứng được với sự phát triển của công nghệ và ngành viễn thông.

- Cụ thể ở đây là thanh toán bằng VnPay-QR, cần có những chính sách mở cho dịch vụ này phát triển, đồng thời cũng hoàn thiện hành lang pháp lý với việc ban hành bộ tiêu chuẩn cho thanh toán phi tiếp xúc, QR-Code, đồng thời cũng phải có chính sách bảo vệ người tiêu dùng, quản lý, giám sát để tạo điều kiện cho thanh toán mã QR phát triển được hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng,

đồng thời giảm thiểu rủi ro, giải quyết được hậu quả khi có rủi ro xảy ra.

- Trên thực tế, các công ty trung gian cung cấp các dịch vụ công nghệ tài chính vẫn còn hoạt động đơn độc, chưa có hoặc có kết nối nhưng rất ít với các cơ quan quản lý,chưa có hành lang pháp lý rõ ràng để phát triển. Tháng 3/2017, NHNN cũng đã thành lập ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính, tuy nhiên lại chỉ mới dừng lại ở những quy định đơn giản và mang tính chất chung chung. Hiện tại thì NHNN cũng chỉ mới cấp phép cho 25 công ty trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán và hoạt động trên phương thức tự liên kết với các NHTM. Thêm vào đó, ở nước mình, niềm tin của khách hàng với công nghệ mới này vẫn chưa cao, nếu mất tiền thì chưa biết kiện tụng ra sao,...những vấn đề tương tự như thế cần được sớm giải quyết bằng một hành lang pháp lý cụ thể để người tiêu dùng yên tâm sử dụng dịch vụ, tạo điều kiện cho công nghệ tài chính phát triển.

3.3.3. Đối với các Ngân hàng Thương mại

- Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của mạng viễn thông, công nghệ, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đa dạng theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho xã hội. Thanh toán các loại chi phí chỉ bằng một chiếc điện thoại di động, đó sẽ là xu hướng của xã hội hiện đại, tuy nhiên để xu hướng đó đi theo hướng tích cực thì bản thân các Ngân hàng thương mại phải có các chính sách hợp lý để có thể quản lý tốt các giao dịch qua điện thoại.

- Các Ngân hàng thương mại đang tiếp cận ở bước đầu, phát triển các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ứng dụng theo công nghệ mới, có nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Xu hứng sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện các giao dịch thanh toán thời gian gần đây đang được các Ngân hàng tiếp cận, cho phép các Ngân hàng tiếp cận đến mọi khách hàng từ khu vực nông thôn, bất chấp cả những nơi không có các phòng giao dịch của ngân hàng đặt địa điểm. Đây là một trong những mục tiêu cũng như chiến lược đặt ra để theo đuổi trong tương lai, bình đẳng hóa sự chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch khu vực nông thôn và thành thị, điều kiện sống, đều được tiếp cận với sự phát triển của nền kinh tế. Đến nay đã có hơn 14 Ngân hàng ký hợp tác với Công ty giải pháp

thanh toán VnPay, hơn 23000 điểm chấp nhận thanh toán bằng mã VnPay-QR trên khắp cả nước.

- Các NHTM triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã QR để thu tiền học phí, tiền điện, điện thoại, truyền hình cáp, bảo hiểm, vé tàu, vé máy bay, đặt phòng khách sạn... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của thanh toán qua di động thì cũng sẽ xuất

hiện tội phạm công nghệ cao, trình độ cao hơn, tinh vi hơn, do đó vấn đề đặt ra cho bảo mật, an ninh an toàn phải được chú trọng, thách thức cho việc xây dựng, giám sát và phát triển các dịch vụ thanh toán qua di động.

- Các NHTM khi tiếp cận cần tìm hiểu kỹ để tránh gây rủi ro về tính pháp lý, bởi khi liên kết với trung gian thanh toán thực hiện thì nếu có rủi ro xảy ra, ngân

hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hình 3.2: Tỷ trọng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế

3.3.4. Đối với chính sách của VNPay

đứng vững và được sự tin tưởng của người tiêu dùng thì VnPay phải tìm cho mình hướng đi phù hợp và với khả năng của mình, phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn, phải xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể khả thi mang lại được hiệu quả cao, đạt được nhiều thắng lợi trong kinh doanh.

- Trước tiên, VnPay cần mở rộng thị trường, ký hợp tác với 100% các Ngân hàng trong nước, vì hiện tại mới chỉ hợp tác với hơn 14 Ngân hàng. Mở rộng với đối tác là các Ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Tiếp đến là các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Hoàn thiện hệ thống Marketing: nghiên cứu tốt thị trường, cải thiện chất lượng thanh toán VNPay-QR, tuyên truyền cho dịch vụ này, đặc biệt là đến các trường học, trường đại học, nơi các bạn trẻ ham ưa thích công nghệ.

- Thực hiện các chính sách khuyến mại thông qua các ngày lễ, ngày sinh nhật của khách hàng, chính sách về giá cả. Mở rộng thị trường, gia tăng số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ, hợp tác với các đối tác chiến lược và quảng cáo, quảng cáo hình ảnh qua các kênh để nâng cao thị phần.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Chương 3 đưa ra định hướng phát triển dịch vụ QR-Code, các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán. Từ đó đưa ra các kiến nghị cho Chính phủ, NHNN, hệ thống NHTM và bản thân công ty VnPay.

KẾT LUẬN

Thanh toán QR-Code là phương thức thanh toán mới của xã hội hiện đại, tối ưu hóa cách thức giao dịch, thanh toán, làm giảm lượng thanh toán bằng tiền mặt cho nền kinh tế. Sự tiện ích, linh hoạt mà phương thức này mang lại cho mọi chủ thể có liên quan, dịch vụ thanh toán bằng phương thức QR-Code đang được xã hội quan tâm, ngày càng khẳng định được vị thế trong ngành thương mại điện tử.

Việt Nam trong giai đoạn này đang là môi trường cực kỳ tiềm năng cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thương mại điện tử. Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra cho các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cũng như hệ thống các Ngân hàng không ít khó khăn và thách thức lớn. Để có thể hội nhập được với nền kinh tế trong cùng khu vực và trên thế giới thì các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của mình hàng ngày, tối ưu hóa sự tiện dụng mang đến cho người tiêu dùng.

Bên cạnh sự ủng hộ tích cực từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, cùng hệ thống các NHTM thì VnPay cần phối hợp với các chính sách từ các bộ ban ngành liên quan theo từng thời kỳ, phát triển hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình. Luận văn đã được đề cập đến những vấn đề về thanh toán QR-Code, thực trạng chất lượng thanh toán, thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tại công ty VnPay.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thùy Dương và các thầy/cô giáo Khoa sau đại học Học viện Ngân hàng, cùng các anh chị em đang làm việc tại công ty VnPay đã giúp đỡ tôi hoàn thành được bài luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2015.

2. Tài liệu Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015 (VEPF 2015) ngày 16/12/2015.

3. Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt ban hành ngày 1/7/2016.

4. Đề tài “Hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, TS. Nguyễn Thanh Mai - Học viện Ngân hàng.

5. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt.

6. Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 14/10/2015.

7. Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán;

8. Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

9. http://tapchitaichinh.vn/viet-nam-chong-rua-tien,-tai-tro-khung-bo/kien-toan- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khuon-kho-phap-ly-cho-hoat-dong-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-101488.html

10. http://ictnews.vn/cntt/nuoc-manh-cntt/ha-tang-ky-thuat-thanh-toan-dien-tu-

phat-

PHỤ LỤC 1

Phiếu điều tra sự hài lòng của khách hàng (Định tính)

Xin chào các anh chị. Tôi là Lương Anh, là thành viên trong nhóm nghiên cứu “Sự hài lòng của dịch vụ thanh toán QR-Code”của ngân hàng..., rất cảm ơn các anh/chị và rất mong các anh/chị có thể bớt một chút thời gian để trao đổi một vài ý kiến của anh/chị về dịch vụ thanh toán QR-Code. Những ý kiến này chỉ nhằm mục đích sử dụng cho bài luận nghiên cứu khoa học và được giữ bí mật.

Phần 1: Đối với các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi

sử dụng thanh toán qua mã QR, anh/chị thấy nên thêm hoặc bớt các yếu tố hay có thể điều chỉnh các tên gọi trong các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán QR-Code không?

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán QR-Code: 1> Sự tin cậy 2> Sự đồng cảm 3> Giá cả 4> Năng lực phục vụ 5> Sự đáp ứng 6> Mạng lưới liên kết 7> Phương tiện hữu hình

Phần 2: Cụ thể của các yếu tố trên như sau:

1> Sự tin cậy: Sự tin cậy ở đây là muốn đề cập đến khả năng cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QR-CODETẠI VNPAY (Trang 95)