Sử dụng hiệu quả kết quả kiểmtoán của các khoản mục liên quan

Một phần của tài liệu KIÊM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THUKHÁCH HÀNG TRONG KIÊM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHDO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIÊM TOÁNQUỐC TẾ ICPA THỰC HIỆN (Trang 108)

Để sử dụng hiệu quả kết quả kiểm toán của các khoản mục liên quan, iCPA cần tiếp cận kiểm toán theo chu trình thay vì theo khoản mục.

Tại iCPA, công việc kiểm toán được phân công theo từng khoản mục trên BCTC. Do coi kiểm toán khoản mục như một phần riêng biệt, nên các thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ được tiến hành riêng rẽ. Tuy vẫn đạt được kết quả là mục tiêu kiểm toán đề ra, nhưng KTV đã lãng phí thời gian khi việc kiểm tra bị trùng lắp giữa các phần hành. Muốn giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian thì thay vào đó, tại sao KTV không kết hợp và sử dụng kết quả kiểm tra của các khoản mục trong cùng một chu trình? Cách tiếp cận theo chu trình sẽ là phương án hữu hiệu hơn mà iCPA nên cân nhắc. Bởi theo cách tiếp cận này, việc đánh giá KSNB cũng gắn liền với từng

87

chức năng của chu trình, sẽ giúp KTV thuận lợi hơn khi thực hiện kiểm toán. Theo đó, so với cách tiếp cận kiểm toán theo khoản mục, các thử nghiệm kiểm soát đuợc thiết kế và thực hiện là có cơ sở và hiệu quả hơn.

Thực tế cũng chỉ ra rằng các khoản mục trong BCKQHĐKD có liên quan mật thiết đến các mục trong BCĐKT, và rằng công việc kiểm toán sẽ hiệu quả hơn nếu nhu tiến hành theo chu trình thay vì theo các khoản mục riêng rẽ của chu trình đó. Chẳng hạn, khi kiểm toán doanh thu, KTV sẽ kiểm tra các hóa đơn bán hàng để chứng minh nghiệp vụ bán hàng đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. Cùng lúc đó, KTV kiểm toán các khoản phải thu KH cũng kiểm tra các chứng từ trên để chứng minh cho các khoản phải thu. Tuy nhiên, nếu tiếp cận kiểm toán theo chu trình bán hàng - thu tiền, khi kiểm toán khoản phải thu/ doanh thu chúng ta chỉ phải kiểm tra các hóa đơn bán hàng một lần, vì phuơng pháp này sẽ chứng minh cho cả việc bán hàng và khoản phải thu. Để tận dụng những uu điểm mà hai phuơng pháp này mang lại, iCPA cũng có thể vận dụng cả hai phuơng pháp tiếp cận này trong quy trình kiểm toán BCTC của đơn vị.

3.2.5. Hoàn thiện phương pháp chọn mẫu

Việc hoàn thiện phuơng pháp chọn mẫu tại iCPA cần xem xét kết hợp cả chọn mẫu xác suất và phi xác suất.

Nhu đã trình bày tại chuơng 2, phuơng pháp chọn mẫu tại iCPA là dựa trên xét đoán chuyên môn và kinh nghiệm của KTV, dựa trên cơ sở những nhận định ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và kết quả phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. KTV sẽ uu tiên những nghiệp vụ số lớn hoặc mang tính chất bất thuờng khi khoanh vùng quy mô mẫu chọn. Mặc dù đảm bảo chi phí kiểm toán thấp, nhung rủi ro tiềm tàng sẽ cao. Bởi với các nghiệp vụ này, do rất dễ gây chú ý nên nếu doanh nghiệp cố tình sai phạm sẽ ít lựa chọn những phát sinh này, thay vào đó sẽ hạch toán rất cẩn thận.. vì thế mà gian lận và sai sót chua hẳn sẽ xuất hiện ở đây. Nguợc lại, các khoản mục có sai sót nhỏ sẽ khó phát hiện, nhung thuờng mang tính chất hệ thống. Vì vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là KTV phải biết cân đối để chọn mẫu cho hợp lý nhu thế nào?

88

Câu trả lời chính là iCPA nên xem xét kết hợp cả phương pháp chọn mẫu xác suất và phi xác suất. Chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính là chương trình đã được các công ty kiểm toán lớn áp dụng thành công, nhằm tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót trong chọn mẫu, từ đó giảm thiểu thời gian, chi phí và rủi ro kiểm toán. Chương trình này vẫn áp dụng hai bước đầu tiên của chương trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên, nhưng là do máy tính tạo ra. Đầu vào của chương trình này cần nhập: số lớn nhất và số nhỏ nhất trong dãy số thự tự của đối tượng kiểm toán, quy mô mẫu cần chọn và một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát. Đầu ra là bảng kê số ngẫu nhiên theo trật tự lựa chọn hoặc theo dãy số tăng dần. Cách chọn mẫu này vừa làm giảm sai sót của con người, vừa loại bỏ những số không thích hợp, tự động loại bỏ những phần tử trùng lặp và tự động phản ánh kết quả vào giấy tờ làm việc của KTV.

3.2.6. Hoàn thiện công tác lưu trữ và luân chuyển hồ sơ kiểm toán

Công ty đã quy định cách thức tổ chức và lưu trữ tài liệu làm việc, xây dựng hồ sơ kiểm toán tương đối hợp lý, thống nhất và khoa học.

Giấy tờ làm việc của các KTV thường được in sẵn. Trong đó, các thông tin về tên KH, ngày khóa sổ, khoản mục, mục tiêu kiểm toán, nội dung công việc, tài liệu tham chiếu, ngày thực hiện, người thực hiện, người soát xét là những thông tin bắt buộc phải ghi vào giấy tờ làm việc. Việc ghi chép đầy đủ các thông tin này là cơ sở cho trưởng nhóm và BGĐ kiểm tra, soát xét cuộc kiểm toán, cũng như xác định trách nhiệm của người thực hiện. Tuy nhiên, thực tế để tiết kiệm thời gian kiểm toán, KTV thường không điền ngay mà khi chuẩn bị hoàn thành hồ sơ hoặc có đợt kiểm tra mới hoàn thiện, nhiều thông tin vẫn bị bỏ sót. Để khắc phục điều này, KTV nên điền đầy đủ thông tin ngay tại mỗi bước công việc thực hiện.

Phương pháp đánh số tham chiếu từ chi tiết lên tổng hợp và ngược lại cần được thống nhất, như phải đánh số liên tục, nếu ngắt quãng thì phải ghi rõ nguyên nhân, cũng như thống nhất luồng quan hệ giữa các giấy tờ làm việc. Nếu có điều kiện, công ty có thể thiết kế chương trình làm việc với các bảng biểu có sẵn, giúp KTV hạn chế thu thập thông tin từ bảng biểu photo của KH. Vì số liệu có thể chỉ

89

cần trong phạm vi nhỏ từ việc photo tài liệu của KH, nếu luu trữ tất cả sẽ làm tăng lên những phần tài liệu không cần thiết.

Khi kiểm tra chi tiết, KTV thuờng không ghi lại công việc đã thực hiện, cách thức thực hiện... mà chỉ ghi lại những sai sót và bút toán điều chỉnh. Nễu những sai sót đó là nhỏ, không mang tính trọng yếu thì có thể chấp nhận đuợc. Nhung khi những sai sót là trọng yếu thì việc không ghi nhận lại đầy đủ các buớc công việc đã thực hiện, cách thức thực hiện cùng kết quả thu đuợc khi thực hiện buớc công việc đó sẽ gây bất lợi cho KTV và công ty khi có đợt kiểm tra, soát xét.

3.2.7. Tăng cường kiểm soát chất lượng trong quá trình kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán số 220 “Kiểm soát chất luợng hoạt động kiểm toán” thì “KTV và công ty kiểm toán phải thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất luợng đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán và đối với từng cuộc kiểm toán”. Để làm đuợc điều này, Công ty nên tăng cuờng các yếu tố sau:

Một là, tăng cuờng số luợng KTV, đào tạo cán bộ, nhân viên có năng lực. Cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, bao gồm: độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tu cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.

Hai là, Công ty nên thiết kế cụ thể chi tiết hơn chuơng trình kiểm toán cho từng nhóm đối tuợng KH và cho từng cuộc kiểm toán cụ thể.

Ba là, để công tác kiểm soát chất luợng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thực sự hiệu quả và giảm bớt khối luợng kiểm soát ở các cấp cao hơn, Công ty cần ban hành và phân quyền cụ thể nội dung kiểm soát, thời gian và cách thức kiểm soát cho từng KTV. Từ đó, các KTV và trợ lý kiểm toán có thể kịp thời bổ sung, sửa chữa thiếu sót ngay khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng, tránh việc quay trở lại xin tài liệu hay thực hiện lại từ đầu các thủ tục kiểm toán, vừa mất thời gian, chi phí, lại làm giảm uy tín của công ty. Kết quả soát xét của truởng nhóm, KTV phụ trách và BGĐ có thể làm căn cứ để đánh giá kết quả làm việc của các thành viên.

90

Bốn là, Công ty nên xây dựng một Bảng đánh giá mức độ hài lòng gửi cho

KH sau cuộc kiểm toán. Một cách khách quan, công việc này sẽ đáp ứng tốt nhất các mong muốn, nhu cầu của KH. Mọi thông tin phản hồi từ khách hàng sẽ luu lại trong hồ sơ và đuợc luu ý rút kinh nghiệm cho các lần kiểm toán sau. Công việc tuởng chừng đơn giản này nhung lại hay bị nhiều công ty kiểm toán độc lập bỏ qua. Trong khi nó lại có ý nghĩa rất lớn để nâng cao chất luợng kiểm toán cho đơn vị.

3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường các giải pháp

3.3.1. Đối với các cơ quan Nhà nước và Hiệp hội nghề nghiệp

Đuợc ví nhu “Kim chỉ nam” cho hoạt động của các đơn vị kiểm toán, việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, các chuẩn mực kế toán kiểm toán là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trong những năm gần đây, hoạt động kế toán kiểm toán đã đuợc sự quan tâm sâu sắc từ phía Quốc hội, Chính phủ và Bộ tài chính. Liên tục có các luật, nghị định và thông tu đuợc ban hành theo lộ trình tiến tới thông lệ quốc tế. Phải kể đến luật Kế toán đuợc ban hành vào ngày 20/11/2015, hệ thống 26 chuẩn mực kế toán đuợc ban hành trong giai đoạn 2001 - 2005, và thông tu 200 của Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014 huớng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kiểm toán, Quốc hội đã ban hành Luật Kiểm toán Nhà nuớc vào năm 2015, Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/03/2011, Bộ tài chính ban hành hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán năm 2012, và 10 chuẩn mực đơt hai ngày 08/05/ 2015 về hợp đồng dịch vụ soát xét. 37 chuẩn mực kiểm toán này là cơ sở để đào tạo, thực hành kiểm toán và là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất luợng dịch vụ kiểm toán.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này tuy nhiều nhung chua đồng bộ, việc chế độ kế toán doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán tồn tại đồng thời lại gây nhiều khó khăn trong thực tế. Nhiều nội dung còn mang những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.

Tại Luận văn này, tác giả cũng mong muốn đua ra kiến nghị với Nhà nuớc và các cơ quan chức năng, việc kiện toàn lại hành lang pháp lý, đảm bảo sự thống nhất trong các văn bản ban hành, tránh chồng chéo, xung đột là thực sự cần thiết.

91

Trong tương lai gần, cơ quan Nhà nước cần tiếp tục hướng tới việc rút ngắn khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam với các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, cũng như quốc tế hóa các chứng chỉ cho KTV hành nghề Việt Nam.

Bên cạnh đó cũng cần tăng cường vai trò hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp, đặc biệt là Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), đầu tư xây dựng các thiết bị kỹ thuật, phần mềm kiểm toán chuyên dụng để hỗ trợ các công ty kiểm toán nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) (1994), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) (2005) ... là những hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong việc củng cố và phát triển nghề kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Trong thời gian tới, các hiệp hội nghề nghiệp cần phát huy vai trò hơn nữa, tham gia trực tiếp vào việc xây dựng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong tương lai. Bên cạnh đó cũng cần có trách nhiệm cập nhật thường xuyên những thông tin mới nhất về kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước, tiến hành tổ chức hướng dẫn, phổ cập đến tất cả các tổ chức, cá nhân là hội viên của Hiệp hội. Song song với đó, việc tổ chức các khóa học và thi chứng chỉ kế toán, KTV, trợ lý kiểm toán cũng cần được đẩy mạnh, đồng thời phải đảm bảo giám sát chặt chẽ quá trình thi cử và cấp chứng chỉ, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường kiểm toán và nâng cao chất lượng công việc kiểm toán nói chung.

3.3.2. Đối với khách hàng trong lựa chọn công ty kiểm toán

Hợp đồng kiểm toán được ký trong điều kiện môi trường cạnh tranh và bản thân khách hàng quá coi trọng yếu tố giá phí sẽ tạo áp lực khá lớn cho các công ty kiểm toán. Để tồn tại và phát triển, các Công ty kiểm toán phải giảm giá phí, đi kèm với chất lượng không được đảm bảo, sẽ rất nghiêm trọng nếu KTV thiếu bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Chính vì lẽ đó mà rất cần khách hàng tôn trọng hoạt động kiểm toán, và lựa chọn sáng suốt các công ty kiểm toán để có được BCTC trung thực nhất.

92

Đồng thời, khi tiến hành kiểm toán, khách hàng cũng nên cung cấp các tài liệu cần thiết một cách đầy đủ và kịp thời. Sự hỗ trợ này sẽ giúp KTV có thể hoàn thành công việc của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3.3.3. Kiến nghị đối với Công ty iCPA

Nâng cao năng lực của KTV là vấn đề chung với tất cả các công ty kiểm toán, bởi với đặc thù nghề nghiệp, thì nguồn lực con nguời lại càng phải đuợc chú trọng hơn.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các KTV là rất cần thiết. Công ty có thể đào tạo định kỳ hoặc tạo cơ hội cho các nhân viên của công ty học tập và thi lấy chứng chỉ nghề nhu CPA, ACCA... vừa nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất luợng kiểm toán, lại tạo cho nhân viên sự gắn kết và trung thành với công ty. iCPA có thể tạo điều kiện về thời gian và tài chính nhu giảm bớt thời gian công tác trong khi nhân viên đi học và hỗ trợ học phí cho nhân viên.

Tuy nhiên, một vấn đề nan giải cố hữu tại Công ty là việc thuyên chuyển đi nơi khác của những nhân viên lâu năm có kinh nghiệm và các KTV có chứng chỉ hành nghề do chế độ đãi ngộ và luơng thuởng chua hợp lý. Do vậy iCPA cũng cần quan tâm đến vấn đề này.

Môi truờng làm việc cũng là yếu tố quan trọng, tạo ra sự liên kết giữa các thành viên trong công ty. Công ty nên thuờng xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt, vui chơi, thảo luận trong các ngày lễ lớn, hoặc ngày kỉ niệm thành lập công ty, ngày sinh nhật cán bộ... để tăng sự gắn bó của nhân viên với đơn vị.

Ngoài ra, Công ty nên tập trung cho tăng cuờng ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán. Theo đó cần đầu tu cải tiến phần mềm kiểm toán, quan tâm tới sử dụng các bộ dữ liệu cho phân tích, từ đó chú trọng và nâng cao chất luợng kiểm toán rủi ro công nghệ thông tin của khách hàng, nhất là đối với các khách hàng lớn.

Vấn đề thuê chuyên gia bên ngoài cũng nên đuợc cân nhắc trong các cuộc kiểm toán phức tạp và có tính chuyên sâu. Khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán cho công ty khách hàng, KTV sẽ xem xét liệu có cần ý kiến của chuyên gia hay không để xác định chi phí kiểm toán.

93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, cũng như các hạn chế trong quy trình kiểm toán được trình bày tại Chương 2, tác giả đã đưa ra các giải pháp tương ứng bao gồm: Hoàn thiện đánh giá KSNB của khách hàng qua bổ sung một số đầu mục câu hỏi cho Bảng đánh giá KSNB; hoàn thiện thủ tục phân tích qua đánh giá thêm các tỷ suất khác từ BCTC, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, hay chú trọng đến tác động của các yếu tố phi tài chính; hoàn thiện xác định mức trọng yếu khi đề nghị iCPA xem xét việc thiết kế một mô hình đa dạng cho việc phân bổ mức trọng yếu phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu KIÊM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THUKHÁCH HÀNG TRONG KIÊM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHDO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIÊM TOÁNQUỐC TẾ ICPA THỰC HIỆN (Trang 108)