Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình hình xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 41 - 45)

dựng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình hình xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh tình hình xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh

Huyện Đông Anh được thành lập ngày 31 tháng 5 năm 1961, gồm 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tầm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn có diện tích 797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nộn. Từ đó, huyện Đông Anh có 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã.

Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha (182,3km2); trong đó: đất nông nghiệp 9.785 ha. Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; đến nay huyện có 95 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố; dân số trên 375.000 người; mật độ dân số: 2.060 người/km2.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh – (Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Đông Anh)

Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15km về phía bắc của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn; phía Nam giáp Sông Hồng và sông Đuống, bên kia các sông này là các quận Tây Hồ, Long Biên, quận Bắc Từ Liêm, Gia Lâm, Hà Nội; phía Đông giáp thị xã Từ Sơn và huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh); phía Tây giáp huyện Mê Linh. Nhìn tổng thể Đông Anh có địa hình cao từ Phía Bắc xuống và từ phía Tây sang tạo lên hai dạng địa hình chính. Phía Tây và phía Bắc là các vùng đất cao, xen lẫn các dải đồi. Phía Nam và phía Đông Nam là vùng đất trũng.

Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội, đứng thứ bảy, sau huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng Hòa.

Tổng diện tích đất tự nhiên khá rộng với 18.230 ha (182,3km2), lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc sông Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến lược trong định hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội. Vị trí và vai trò chiến lược của Đông Anh thể hiện ở những điểm sau:

Vị trí chiến lược về giao thông: Đông Anh là cửa ngõ giao thông của Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Đông Anh có 2 tuyến đường sắt chạy qua, là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai; có đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ thông thương với quốc tế; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc. Sự thuận lợi về giao thông sẽ là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội của huyện trong tương lai.

Vị trí chiến lược về phát triển đô thị: Với định hướng phát triển đô thị

dọc hai bờ sông Hồng thì Đông Anh cùng với quận Long Biên trở thành trọng điểm phát triển đô thị ở bờ Bắc sông Hồng của Hà Nội những năm sắp tới. Lợi thế của Đông Anh là quỹ đất còn khá lớn nên trên địa bàn Đông Anh sẽ phát triển các dự án đô thị lớn, tầm cỡ để cùng với nội thành hiện tại và

khu vực phát triển mới ở phía Tây, Tây Nam trở thành khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội trong tương lai.

Vai trò đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội: Với vị trí chiến lược và tiềm năng to lớn, Đông Anh sẽ là địa bàn trọng điểm trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, thể thao lớn của Thủ đô Hà Nội. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi to lớn để Đông Anh phát triển mạnh về mọi mặt kinh tế - xã hội.

Nhìn chung, địa hình của huyện Đông Anh tương đối bằng phẳng nhưng cũng khá đa dạng, rất phù hợp đối với việc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới. Toàn địa bàn huyện phù hợp với việc phát triển thảm xanh thiên nhiên, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng, công nghiệp, đô thị. Đối với từng khu vực thì khu vực phía Đông và Đông Nam của huyện có thể phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái; khu vực Tây Nam và Đông Bắc của huyện có thể phát triển các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn; khu vực phía Tây, Tây Bắc và trung tâm huyện có thể phát triển đô thị với tỷ lệ diện tích đất xanh lớn, cùng với vùng nông nghiệp của huyện tạo nên vành đai xanh cho khu vực nội thành Hà Nội hiện nay, hướng đến sự phát triển đô thị bền vững và hài hòa với môi trường.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và Thủ đô Hà Nội, huyện Đông Anh có tốc độ đô thị hóa nhanh, sự gia tăng dân số nhanh, đặc biệt là sự gia tăng dân số cơ học nguyên nhân là nhiều khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn thu hút người lao động ở các nơi đổ về tìm việc. Nhiều công trình, dự án lớn được xây dựng như: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long; sân golf Kim Nỗ; Khu công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê pha 1 và pha 2; Cầu và đường Nhật Tân đi nhà ga T2 và đường dẫn 2 bên; Đường 5 kéo dài; Đường quốc lộ 3 mới; Công viên Kim Quy [35]. Do đó nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật luôn ở mức cao.

Hiện thực này khiến công tác quản lý trật tự về xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh trở thành vấn đề quan trọng và luôn được Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với đó là sự chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)