là nguyên tắc quan trọng, không những mang tính hợp pháp, mà còn quán triệt cả tính hợp lý của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Đây là điều rất cần thiết cho hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng nói riêng. Việc quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, tích cực, phát hiện kịp thời mọi hành vi vi phạm hành chính và có biện pháp cần thiết đình chỉ hành vi vi phạm hành chính, đồng thời với những hành vi vi phạm có tính chất cố tình, chống đối cần những biện pháp mạnh tay, có tính răn đe, ngăn ngừa hậu quả có thể xảy ra.
1.3. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng xây dựng
1.3.1 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng dựng
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được quy định tại: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định
121/2013/NĐ-CP, Nghị định 64/2010/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng, cụ thể. [25],[11], [8]
Theo quy định của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng bao gồm:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quy định tại Điều 67 Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt bằng hình thức cảnh cáo và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng. Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cũng có quyền buộc các chủ thể vi phạm về trật tự xây dựng phải khắc phục hậu quả bằng cách áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm đ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
Nếu chủ thế tiếp tục vi phạm hành chính thì sẽ bị coi là tình tiết tăng nặng khi xử phạt, được quy định tại Điểm a và b, Khoản 1, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
- Vi phạm hành chính có tổ chức;
- Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
Mặt khác, như trên đã nói Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền phạt cảnh cáo, mà hình thức này chỉ áp dụng với hành vi không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ, quy định tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Do vậy, khi công dân vi phạm hành chính nhiều lần, tái phạm thì thẩm quyền xử phạt không thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã mà sẽ chuyển lên các cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết.
Chủ tịch Ủy ban cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng mà công trình xây dựng đó đã bị Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng.
Điều 68 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt:
“- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này”.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 69 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là:
“- Cảnh cáo; - Phạt tiền:
+ Đến 300.000.000 đồng đối với lĩnh vực: Kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở;
+ Đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực xây dựng.
- Tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định này”.
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng được quy định tại Điều 61 Nghị định 121/2013/NĐ-CP:
“- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định này”.
Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng
Điều 63 Nghị định 121/2013/NĐ-CP [9] quy định thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng:
“- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này”.
Theo pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, cấp phép xây dựng, cấp phép và quản lý cấp phép công trình xây dựng ở địa bàn huyện Đông Anh thì công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp phép của cấp nào thì cấp đó có quyền trực tiếp xử lý vi phạm.