Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng trong việc phát hiện kịp thời các vi phạm hành chính về xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 82 - 84)

chức năng trong việc phát hiện kịp thời các vi phạm hành chính về xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh

Tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với đó là các hoạt động xây dựng của người dân được diễn ra liên tục, hàng ngày, hàng giờ, thậm chí kể cả vào ban đêm, ngày nghỉ lễ, tết. Do vậy, việc phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm để xử phạt kịp thời và hạn chế tối đa thiệt hại do vi phạm gây ra là yêu cầu mang tính nguyên tắc nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

Việc xử phạt sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nếu được phát hiện sớm. Ví dụ như trường hợp công trình xây dựng được cấp phép xây dựng 03 tầng nhưng

thực tế thi công lại là 04 tầng, cao hơn một tầng. Nếu phát hiện kịp thời lúc công trình mới dựng cốt pha, dựng khung chưa kịp đổ bê tông thì công tác đình chỉ thi công, xử phạt sẽ dễ dàng, đơn giản hơn rất nhiều, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân. Ngược lại, nếu không phát hiện kịp thời vi phạm, để công trình thi công hoàn thiện tầng sai phép, bê tông đã chắc chắn thì công tác xử phạt, cưỡng chế tháo dỡ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, tốn kém sức người và tiền của.

Để công tác kiểm tra, quản lý, xử phạt các hành vi vi phạm xây dựng được phát hiện kịp thời, nhanh chóng thì cần nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người được đánh giá là quan trọng nhất. Lực lượng thanh tra xây dựng phụ trách địa bàn, cơ sở cần phải thường xuyên theo dõi sát sao, kiểm soát toàn bộ hoạt động xây dựng trong địa bàn mình quản lý kể cả ngày nghỉ cũng phải luân phiên cán bộ trực.

Ngoài ra, cần phát huy sức mạnh, trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể trong hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, xã, thị trấn trong công tác phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng bằng sự giám sát của: Mặt trận Tổ quốc, đại biểu Hội đồng nhân dân, công an khu vực phụ trách địa bàn, chính quyền sở tại... Bên cạnh đó, phải gắn trách nhiệm với từng cá nhân cụ thể, tạo sự liên hệ, phối hợp giữa lực lượng thanh tra xây dựng với các lực lượng cán bộ, công chức ở địa phương.

Khi phát hiện các hành vi vi phạm đang diễn ra trên địa bàn cần phải nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn, đình chỉ các hành vi vi phạm đó, đồng thời áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi phạm xây dựng cần được thực hiện triệt để, dứt điểm và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Mọi hành vi vi phạm về xây dựng cần được phát hiện, xử phạt kịp thời theo quy định của pháp luật, không chấp nhận trường hợp ngoại lệ, thỏa thuận với bất cứ lý do nào. Đồng thời, công tác thực hiện xử phạt vi phạm hành

chính cũng phải đảm bảo đúng thời gian, đúng người, đúng tội và nghiêm minh.

Trong thực tế hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra hầu hết chỉ chú trọng kiểm tra công trình xây dựng không phép, sai phép; công tác kiểm tra, quản lý đối với việc các công trình xây dựng vi phạm về yêu cầu an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chất lượng công trình thi công, xử lý chất thải xây dựng, vận chuyển vật liệu xây dựng rơi vãi ra đường, không che chắn công trình để ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư,... còn nhiều hạn chế, ít được chú trọng. Do vậy, cần quan tâm, chú trọng vấn đề này để nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng văn minh, sạch - đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 82 - 84)