SỐ LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SAI PHÉP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)

HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Số công trình xây dựng sai phép

xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh là thấp so với các nhóm vi phạm khác, tỷ lệ cao nhất là 2,62% và thấp nhất là 0,5% (Biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ công trình xây dựng sai phép/tổng số công trình xây dựng đăng ký cấp phép (giai đoạn 2011 – 2016)

(Nguồn: Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh)

Tỷ lệ số công trình xây dựng sai phép biến động và thay đổi khá phức tạp (như biểu đồ), tuy nhiên tình hình xây dựng sai phép đang có xu hướng giảm dần. Năm 2011, số công trình xây dựng sai phép là 2,62% thì đến năm 2012 đã giảm nhanh chóng xuống còn 0,5%. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do các cấp chính quyền đã tập trung đôn đốc lực lượng Thanh tra Xây dựng và theo dõi sát sao hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện nên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số vụ vi phạm mới, phát sinh mới đều được xử lý kịp thời, đúng trình tự. Để thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh, đội Thanh tra Xây dựng huyện đã tham gia phối hợp tích cực với các ban, ngành chức năng có liên quan để thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với lực lượng Thanh tra Xây dựng các xã, thị trấn về việc xử phạt nghiêm, triệt để các trường hợp

2.62 0.5 0.5 1.95 1.28 0.8 1.85 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2011 2012 2013 2014 2015 2016

vi phạm theo Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến quản lý đô thị, trật tự xây dựng. [34], [35]

Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2013 đã chấm dứt việc thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Thanh tra Xây dựng quận, huyện và Thanh tra Xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh có nhiều khó khăn khi chuyển sang mô hình quản lý mới dẫn đến hoạt động quản lý trật tự xây dựng có phần giảm hiệu quả [36]. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về pháp luật còn hạn chế nên tỷ lệ các công trình vi phạm xây dựng tăng lên 1,95%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2012 (0,5%).

Năm 2014 và năm 2015 có sự giảm dần về số công trình xây dựng sai phép, đây cũng là chuyển biến tích cực của tình hình xây dựng trên địa bàn cũng như hoạt động quản lý trật tự xây dựng của lực lượng Thanh tra Xây dựng huyện Đông Anh. Sau một thời gian đi vào hoạt động với mô hình mới theo Nghị định số 26/2013/NĐ-CP của Chính phủ, đội Thanh tra Xây dựng huyện Đông Anh đã nhanh chóng tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra năng động, trách nhiệm, tích cực kiểm tra, giám sát và xử phạt hành vi vi phạm xây dựng trên địa bàn [37], [38]. Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội, đội Thanh tra Xây dựng huyện Đông Anh cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn để kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng và xử phạt dứt điểm, triệt để những vi phạm đó. Vì vậy, tỷ lệ công trình sai phép trên tổng số công trình xây dựng đăng ký cấp giấy phép năm 2014 và 2015 đã giảm

khá nhanh. Cụ thể là: Năm 2014 tỷ lệ công trình sai phép là 1,28%; Năm 2015 tỷ lệ là 0,8%.

Do tình hình phát triển các dự án trang trại trên địa bàn, các công trình xây dựng tự phát, nhỏ lẻ ở sâu trong ngõ do người dân là chủ đầu tư nên tỷ lệ công trình xây dựng sai phép năm 2016 là 1,85%, có chiều hướng tăng so với năm 2014 và 2015. Năm 2016, đội Thanh tra Xây dựng huyện thường xuyên có văn bản đôn đốc chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn trong công tác xử phạt vi phạm đúng thời hạn, thẩm quyền và trình tự theo quy định của pháp luật trong xử phạt vi phạm trật tự xây dựng. [39]

Trên thực tế, số trường hợp xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng trên địa bàn cao hơn so với số được thống kê trên. Đó là những trường hợp sai với lỗi nhỏ, những công trình sâu trong ngõ, hẻm, những công trình này chủ yếu là của các hộ dân làm chủ đầu tư thi công mà cán bộ Thanh tra xây dựng cố ý hay vô ý không lập hồ sơ xử lý vi phạm, những trường hợp vi phạm còn tồn tại mà chưa được kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời. Công tác cấp phép xây dựng và quản lý sau cấp phép còn nhiều hạn chế, chưa triệt để.

Hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng (gọi tắt là xây dựng không phép

Hành vi xây dựng không phép là hành vi vi phạm hành chính về trật tự xây dựng của chủ đầu tư; tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp. Nhóm hành vi này được phân loại dựa trên loại đất (mục đích sử dụng đất) mà chủ đầu tư thi công công trình xây dựng: đất được cấp phép xây dựng (đất thổ cư, đất thổ cư vùng thoát lũ, đất cơ quan quản lý); đất không đủ điều kiện cấp phép xây dựng (đất nông nghiệp, đất lấn chiếm, đất chưa rõ nguồn gốc). Theo đó, hành vi xây dựng không giấy phép được phân nhóm như sau: xây dựng không phép trên đất thổ cư, đất thổ cư vùng thoát lũ; xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đất lấn chiếm; xây dựng không phép trên đất cơ quan quản lý và vi phạm khác. Hành vi xây dựng không phép diễn ra với nhiều hình thức

khác nhau nên cần có những biện pháp xử lý khác nhau đối với từng hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)