Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 35 - 41)

1.3.2.1 Kiểm tra, phát hiện, lập biên bản hành vi vi phạm

Khi kiểm tra, phát hiện có hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải nhanh chóng, kịp thời lập biên bản vi phạm dó. Trong trường hợp vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

“Biên bản được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc

đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó”.

Nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt thì chuyển hồ sơ vụ việc đến cấp có thẩm quyền để xử phạt. Cụ thể như sau:

Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, cùng Tổ công tác lập hồ sơ, biên bản đình chỉ và đề xuất biện pháp xử phạt báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn và Thanh tra xây dựng quận, huyện chậm nhất 24 giờ sau khi lập biên bản.

Cán bộ thanh tra xây dựng quận, huyện được phân công theo dõi đảm bảo có trách nhiệm phát hiện, đôn đốc và hỗ trợ Tổ công tác của phường, xã, thị trấn lập biên bản để xử phạt vi phạm về trật tự xây dựng, trực tiếp lập biên bản xử phạt trong trường hợp Tổ công tác chưa lập biên bản sau 24 giờ kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm, thông báo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Tổ công tác.

1.3.2.2. Ra quyết định xử phạt, nộp và thu tiền phạt

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản

vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản [25]. Biên bản vi phạm hành chính giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm 01 bản, còn 01 bản lưu lại trong hồ sơ lưu trữ.

Quyết định xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Nếu quá thời hạn quy định mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn sau khi nhận được hồ sơ, biên bản báo cáo đề xuất của cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng có trách nhiệm: Chậm nhất là sau 24 giờ kể từ thời đểm lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng trái phép, phải ra quyết định xử phạt.

1.3.2.3. Ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Sau thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau:

Cá nhân, tổ chức sẽ bị khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tổ chức, cá nhân vi phạm bằng hình thức kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; buộc tổ chức, cá nhân phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; nếu xảy ra các vi phạm ảnh hưởng đến môi trường thì tổ chức, cá nhân buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

Cơ quan chức năng, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nhưng không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế, lực lượng công an có trách nhiệm tham gia bảo đảm trật tự, an toàn.

1.3.2.4 Tịch thu, xử lý tang vật, phương tiện

Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trong trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được ghi nhận vào biên bản, công khai, minh bạch.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong quá trình bị tạm giữ, nếu thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ, phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Kết luận Chƣơng 1

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải xử phạt hành chính. Như vậy, vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cũng là một trong các loại vi phạm pháp luật, nhưng nó có phạm vi hẹp hơn. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, theo thẩm quyền và trình tự thủ tục do pháp luật quy định; được áp dụng nhiều hình thức xử lý vi phạm hành chính khác nhau. Trong đó, chủ yếu là phạt tiền và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng có đầy đủ bốn yếu tố cấu thành là: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. Để kết luận một hành vi có vi phạm hành chính về xây dựng hay không ta phải dựa vào các yếu tố cấu thành nói trên. Khi đã phát hiện được hành vi vi phạm hành chính về xây dựng phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, nguyên tắc xử phạt để xử phạt hành vi vi phạm này. Những nội dung lý luận của chương 1 là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh được trình bày trong chương 2.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 35 - 41)