Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

bàn dân cư rộng lớn, địa hình phức tạp sẽ gây khó khăn trong công tác kiểm tra phát hiện vi phạm.

Thứ tư, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng liên

quan đến quyền lợi trực tiếp của chủ thể vi phạm ở mức độ cao. Do đó, tiềm ẩn nhiều vấn đề phát sinh phức tạp trong quá trình xử phạt vi phạm như việc đảm bảo an toàn về con người, về tài sản, an ninh trật tự, đảm bảo đời sống dân sinh.... Quá trình thực hiện xử phạt vi phạm hành chính cần phải có kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ, cần có sự tham gia của nhiều người, nhiều cơ quan chức năng và cần nguồn kinh phí thực hiện lớn. Nhất là đối với các trường hợp phải xử phạt cưỡng chế dỡ bỏ công trình vi phạm trật tự xây dựng, buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Mặt khác, do chi phí xây dựng công trình thường ở mức cao; giá trị kinh tế của công trình xây dựng lớn khiến cho chủ thể chấp nhận đánh đổi, mua chuộc đối với người có thẩm quyền kiểm tra, xác định hành vi vi phạm, người giám sát, người có thẩm quyền thực thi việc xử phạt vi phạm hành chính. Chính điều này, có thể phát sinh những tiêu cực trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng.

1.2.3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng dựng

Các hình thức xử phạt chính

Một là, hình thức xử phạt cảnh cáo: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá

nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản (Điều 22, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Mục đích của hình thức xử phạt cảnh cáo không nhằm gây thiệt hại về mặt vật chất mà nhằm ngăn chặn kịp thời,

xử phạt tại chỗ cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Từ đó, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật xây dựng đối với người có hành vi vi phạm.

Hai là, hình thức phạt tiền: Hình thức phạt tiền là biện pháp cưỡng chế

hành chính được quy định sớm nhất trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta, được áp dụng đối với hầu hết các loại vi phạm hành chính. Hình thức này đóng vai trò chủ yếu trong trong hệ thống các hình thức xử phạt hành chính. Điều 23, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 24 của Luật này”.

Trên thực tế, hình thức xử phạt này có tác dụng rất lớn trong việc phòng, chống vi phạm hành chính cũng như răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội. Hình thức phạt tiền đối với chủ thể có hành vi vi phạm về xây dựng thể hiện chủ thể sẽ bị thiệt hại lớn về kinh tế nếu không tuân thủ pháp luật về xây dựng, giá trị kinh tế nộp phạt sẽ lớn hơn nhiều so với giá trị công trình xây dựng vi phạm. Từ đó, đẩy mạnh việc răn đe, phòng, chống các hành vi vi phạm khác, nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật về xây dựng, góp phần thúc đẩy quá trình quản lý trật tự xây dựng ngày càng hiệu quả hơn.

Hình thức xử phạt bổ sung

Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là những loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm cho phép hoặc công nhận cá nhân, tổ chức đó được quyền thực hiện một hoạt động nhất định trong lĩnh vực xây dựng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính (phạt tiền) trong trường hợp

cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Các biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng làm ảnh hưởng, tác động, thay đổi cảnh quan ban đầu hoặc gây ô nhiễm môi trường sống hay gây thiệt hại về tài sản của nhà nước, tổ chức và công dân thì chủ thể của hành vi đó đều phải khắc phục hậu quả do mình gây ra. Việc khắc phục này là bắt buộc, do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện. Điều 5 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Biện pháp thứ nhất, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi

do hành vi vi phạm hành chính; buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm.

Biện pháp thứ hai, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô

nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

Biện pháp thứ ba, buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình

xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2016, theo quy định tại Khoản 4 Điều 154 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, theo đó: Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Luật Xây dựng 2003 hết hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2015, tuy nhiên Nghị định 180 vẫn còn hiệu lực, đến ngày 01/7/2016 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới có quy định như đã nêu ở trên, do đó Nghị định 180 hướng dẫn Luật Xây dựng cũng hết hiệu lực thi hành kể từ 01/7/2016.

Theo thông tư 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tại Điều 2 hướng dẫn Khoản 10, Điều 13 Nghị định 121, tiêu đề nêu rõ: quy định về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm. Như vậy, các hành vi vi phạm xây dựng không phép, sai phép theo Nghị định 121 ngoài việc phạt tiền thì còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính kịp thời, triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng thì hoạt động xử phạt vi phạm hành chính cần tuân theo các nguyên tắc sau:

Một là, mọi hành vi vi phạm trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp

thời và bị đình chỉ ngay để xử phạt. Việc xử phạt vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng , công khai, minh bạch, triệt để. Mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Hai là, một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái

phạm phải được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

Ba là, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng,

bao che không xử phạt hoặc chậm trễ xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bốn là, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi

phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Năm là, không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm trong

các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đăng mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Trong hệ thống các nguyên tắc trên, mỗi nguyên tắc có nội dung và hướng tác động riêng. Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng thì nguyên tắc về tính kịp thời, khách quan, triệt để, khắc phục hậu quả là nguyên tắc quan trọng, không những mang tính hợp pháp, mà còn quán triệt cả tính hợp lý của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Đây là điều rất cần thiết cho hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, xử phạt vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 28 - 32)