Giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 75 - 79)

Hệ thống quy phạm pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng như đã phân tích ở trên là khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp một số tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật, trốn tránh trách nhiệm, có thái độ chống đối với lực lượng chức năng. Để ngăn chặn những hành vi vi phạm xây dựng từ sớm cần bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính mạnh tay, có tính răn đe.

Một là, đối với mức xử phạt trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng cần

tăng cao mức phạt theo quy mô và diện tích vi phạm.Các hành vi vi phạm về xây dựng như: thi công sai thiết kế, sai giấy phép xây dựng; đổ phế thải vật liệu xây dựng bừa bãi; vận chuyển vật liệu xây dựng không che chắn để rơi vãi ra đường,... có thể dễ nhận thấy những hành vi này thuộc trường hợp cố ý, dễ bị phát hiện vi phạm và gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh. Mức phạt các hành vi vi phạm này còn thấp, chưa đủ tính răn đe các đối tượng vi phạm. Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về trật tự xây dựng như: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn sai nội dung giấy phép được cấp có thẩm quyền cấp; phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn, để rơi vãi vật liệu xây dựng là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận;

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về xây dựng của chủ đầu tư như vậy còn khá thấp so với giá trị công trình vi phạm. Về vấn đề này, pháp luật cần thể hiện rằng chủ đầu tư sẽ bị thiệt hại lớn về kinh tế nếu không tuân thủ

theo pháp luật. Nâng cao ý thức tự giác tuân thủ theo pháp luật của người dân bằng biện pháp xử phạt nặng vào chi phí nộp phạt nếu có hành vi vi phạm xây dựng. Cần tăng mức phạt của một số quy định nhằm tăng tính răn đe đối với người vi phạm và tăng hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

Cụ thể:

- Kiến nghị tăng mức xử phạt quy định tại Khoản 1, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP (đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ) tăng từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng lên thành từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Dễ nhận thấy rằng những hành vi này dễ gây thiệt hại, nguy hiểm cho người xung quanh, tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trường, và cũng dễ bị phát hiện. Trong thời gian qua, những hành vi vi phạm thuộc nhóm này tại quận Cầu Giấy xảy ra thường xuyên nhưng thường chỉ áp dụng biện pháp nhắc nhở, chính việc xử lý chưa nghiêm khiến cho tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra.

- Kiến nghị bổ sung quy định xử phạt đối với các điểm kinh doanh vật liệu xây dựng để vật liệu xây dựng trên vỉa hè không đúng quy định; mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Hai là, trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng trên địa bàn, cơ quan chức năng cần thống kê những nội dung đã, đang phù hợp để phát huy và những nội dung còn bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế để tham mưu cho cơ quan cấp trên kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích nâng cao hiệu chất lượng kiểm tra, quản lý và xử phạt vi phạm xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh nói riêng và cả nước nói chung.

Ban hành các văn bản hướng dẫn đầy đủ các nội dung trong quản lý trật tự xây dựng dễ gây khiếu kiện trong nhân dân như: công tác phá dỡ và cơ quan thẩm định phương án phá dỡ. Trình tự các bước giải quyết đền bù, lún, nứt, hư hỏng đối với các công trình liền kề khi bị ảnh hưởng và các căn cứ xác định mức độ ảnh hưởng. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cần có sự quy định, tăng cường uỷ quyền cho các phường quản lý, xử lý trực tiếp, tăng mức xử phạt hành chính để đảm bảo tính răn đe đối với các chủ đầu tư vi phạm.

Ba là, nâng cao trách nhiệm và trình độ chuyên môn của các cấp chính

quyền, cơ quan ban ngành về pháp luật để tăng tính khả thi, tính toàn diện hơn khi ban hành các văn bản dưới Luật.

Triển khai công tác tập huấn chuyên sâu về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng cho các lực lượng có thẩm quyền xử phạt, không chỉ tập trung các cấp lãnh đạo mà cần chú ý đến lực lượng trực tiếp thực thi pháp luật ở cấp cơ sở.

Tích tực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng của nhân dân trên địa bàn. Các cấp chính quyền, đoàn thể cũng cần quan tâm, đi sâu vào tình hình thực tế trên địa bàn để từ đó đưa ra những chỉ đạo, quyết định thực sự thông suốt, rõ ràng và thống nhất.

Do vậy, khi xây dựng các giải pháp trong các văn bản pháp luật về xây dựng cần căn cứ từ yêu cầu thực tiễn, đồng thời phải tôn trọng các quy định của Hiến pháp và pháp luật để các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng có tính khả thi, tính răn đe cao khi đưa vào áp dụng thực tế.

Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.

Trên thực tế, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về xây dựng còn hạn chế về phạm vi, đối tượng. Do đó, khi xảy ra vi phạm xây dựng nhiều đối tượng không nhận thức rõ được hành vi của mình là trái pháp luật, thậm chí nhiều trường hợp cá biệt còn có hành vi chống đối lực lượng chức năng, không chấp hành quy định gây khó khăn cho công xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng trên địa bàn. Các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể cần tích cực quan tâm, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần công bố rõ và có hướng dẫn chi tiết quy trình, các thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng, quy định xử phạt vi phạm trật tự xây dựng. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thường xuyên tuyên truyền các quy định về quản lý trật tự xây dựng trên hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn, cung cấp các tài liệu liên quan đến xây dựng trên địa bàn cho lãnh đạo các xã, thị trấn để phổ biến sâu rộng đến các thôn, xóm trên địa bàn huyện Đông Anh. Bên cạnh đó, Thanh tra xây dựng cũng cần kịp thời gửi văn bản đến các chủ đầu tư khi có hoạt động xây dựng được tiến hành trên địa bàn.

Hình thức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng:

Trên truyền hình: Qua các kênh sóng truyền hình địa phương thay vì

thường xuyên phát quá nhiều các kênh quảng cáo. Vận động người dân có ý thức trong việc xin phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.

Trên đài phát thanh xã, thị trấn: Có chương trình phát thanh một cách

thường xuyên hàng tháng, quý vào các buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Lúc mọi người chưa ra khỏi nhà hoặc đã đi làm về để đảm bảo thông tin được truyền tới người dân có hiệu quả.

Thông tấn báo chí: Đây là phương tiện rất hữu ích trong suốt thời gian

qua. Nhờ việc các báo thường xuyên đăng tải những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng mà các cơ quan chức trách can thiệp kịp thời xử lý. Các báo còn cực kỳ lên án và phê bình những sai phạm bị phát giác, cũng qua kênh thông

tin này mà người dân được hàng ngày biết đến và tác động bằng phương thức quản lý cộng đồng.

Giáo dục pháp luật nhằm mục đích hình thành hệ thống các hiểu biết về pháp luật trong lĩnh vực xây dựng cho người dân. Từ đó, giúp người dân có ý thức hơn về việc tuân thủ pháp luật về xây dựng, hạn chế những hành vi vi phạm xây dựng trên địa bàn. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động cùng với đổi mới hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật về xây dựng là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 75 - 79)