Kinh nghiệm của NaUy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 30 - 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG

1.4.1 Kinh nghiệm của NaUy

Na Uy đƣợc xem là quốc gia sở hữu nhiều mô hình dạy nghề tiên tiến trên thế giới, lại giàu kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống dạy nghề. Từ những năm 1994 cho đến nay, Chính phủ Na Uy liên tục có những cải cách về giáo dục – đào tạo, có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này.

Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp với mức 12.000 Euro cho 2 năm học thực tập ở doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp hỗ trợ ở mức 40% lƣơng cơ bản ở năm đầu và 60% ở năm thứ hai.

Hệ thống giáo dục - dạy nghề của Na Uy đang sử dụng mô hình 2+2, tức là 2 năm học ở trƣờng và 2 năm học thực tế tại nhà máy hoặc doanh nghiệp hoặc linh hoạt hơn về thời gian.

Ngay từ năm 1 doanh nghiệp sẽ cử các công nhân lành nghề hƣớng dẫn về kĩ thuật cho học viên; từ năm thứ 2 sẽ giảm bớt hƣớng dẫn, tăng việc tự học. Học viên sẽ đƣợc hƣởng lƣơng học việc trong cả 2 năm học.

Về nội dung chƣơng trình đào tạo nghề sẽ do các tổ chức 3 bên cấp quốc gia có nhiệm vụ xây dựng giáo trình dạy nghề và tổ chức đào tạo nghề. Nội dung đào tạo đƣợc soạn thảo dựa trên nguyên tắc “xây dựng kiến thức cơ bản về đọc, viết, làm toán, khoa học, ngoại ngữ và các kĩ năng thực tiễn”.

Bài học kinh nghiệm của Na Uy rút ra cho nƣớc ta là cần tăng cƣờng mối quan hệ các bên: doanh nghiệp, ngƣời lao động và nhà trƣờng về kinh phí đào tạo và chƣơng trình đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)