Xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 43 - 49)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC TRÊN

2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo

a. Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề trong các lĩnh vực kinh tế

Theo số liệu thống kê LĐ - VL năm 2011, tổng cầu LĐ toàn tỉnh là 59.594 LĐ, trong đó cầu về LĐ qua ĐTN là 13.651 ngƣời, chiếm 22,33% thì đến năm 2013, tổng cầu LĐ tăng lên 75.493 ngƣời, trong đó cầu về LĐ qua ĐTN là 26.772 ngƣời, chiếm 35,4%. Nhƣ vậy, tổng cầu LĐ năm 2013 tăng

gấp hơn 1,1 lần so với năm 2011, riêng cầu về LĐ qua ĐTN tăng gần gấp 2 lần, chứng tỏ rằng thị trƣờng LĐ ở thành phố Buôn Ma Thuột ngày càng có nhu cầu tuyển dụng LĐ qua ĐTN nhiều hơn.

Thứ nhất, nhu cầu lao động qua ĐTN trong lĩnh vực phi NN:

Đối với lĩnh vực này các nghề thu hút nhiều qua đào tạo vẫn là các nghề chế biến nông – lâm – thủy hải sản, dệt may, da giày, xây dựng, các ngành dịch vụ nhƣ vận tải, bán hàng... Các ngành cần sử dụng LĐ qua đào tạo ở trình độ cao nhƣ dịch vụ khách sạn, nhà hàng cao cấp, ngân hàng, y tế... đang rất khó tuyển dụng, các doanh nghiệp phải thuê chuyên gia, LĐ từ các tỉnh khác và nƣớc ngoài. (Phụ lục số1)

Cầu LĐ qua ĐTN trong các loại hình doanh nghiệp: Tính đến 31/12/2011, trên địa bàn tỉnh có 1109 doanh nghiệp thuộc các thành phần KT, tổng vốn đầu tƣ trên 9.133 tỷ đồng và gần 93 triệu USD, bình quân hàng năm các doanh nghiệp này tuyển dụng gần 2.000 LĐ đủ các trình độ. Năm 2011, hiện có gần 42.000 LĐ ở các cấp trình độ làm công ăn lƣơng (quan hệ LĐ) trong các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:

- Theo báo cáo của Ban quản lý KCN Hòa Phú với diện tích 181ha, tính đến nay đã có 18 dự án đăng ký đầu tƣ với diện tích 30,8 ha chiếm 28% diện tích quy hoạch, 18 dự án trong và ngoài nƣớc chính thức đi vào hoạt động thu hút 20.000 LĐ làm việc. Tổng số vốn các nhà đầu tƣ vào các dự án là hơn 2.000 tỷ đồng và 290 triệu USD.

- Theo Sở Kế hoạch – Đầu tƣ tỉnh Đăklăk trong những năm qua cầu LĐ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng tăng đáng kể. Trong đó, thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có 30 doanh nghiệp FDI với số vốn đầu tƣ 61.430.000 USD, với số LĐ sử dụng khoản 15.000 LĐ với các lĩnh vực chủ yếu là dịch vụ giải trí, khu nghỉ dƣỡng cao cấp, sân gold, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Trong những năm gần đây cầu LĐ qua ĐTN trong các làng nghề cũng đang tăng lên. LĐ trong các làng nghề đa số là thợ có tay nghề cao, các nghệ nhân, đƣợc đào tạo từ truyền nghề từ đời này sang đời khác.Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành nhiều ngành nghề mới nhƣ mây tre đan, mộc mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, .. tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Buôn Ma Thuột, huyện CƣMargar, KrôngAna, thị xã Buôn Hồ. Các làng nghề trong tỉnh đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá riêng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, giải quyết việc làm cho phần lớn lao động nữ dân tộc thiểu số đã có gia đình không thể tham gia đào tạo tại trƣờng nghề.

Thứ hai, nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đối với lĩnh vực

NN: Theo báo cáo của UBND thành phố Buôn Ma Thuột năm 2011: GTSX ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp năm 2011 đạt 413,9 tỷ đồng, tăng 3,68% so với năm 2009. Về KT vƣờn, KT trang trại: toàn huyện có 243 trang trại hoạt động hiệu quả, (trong đó có 6 trang trại trồng trọt, 119 trang trại chăn nuôi, 102 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, 16 trang trại tổng hợp). Tổng giá trị hàng hoá dịch vụ đạt 79.549,75 triệu đồng, bình quân thu nhập của trang trại 83,3 triệu đồng/trang trại/năm, giải quyết 1.249 LĐ có thu nhập ổn định.

Thành phố Buôn Ma Thuột đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi” và 1 năm thực hiện Đề án “Tiếp tục củng cố và đổi mới nội dung hoạt động của các HTX NN”. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của các HTX đƣợc nâng lên rõ rệt sau khi chuyển đổi, hiện nay thành phố Buôn Ma Thuột có 03 HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ NN có hiệu quả cáo nhƣ: HTX Hòa Thắng, HTX Hòa Xuân về phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật, thú y... đã thu hút trên hàng trăm LĐ tham gia.

Thực trạng hiện nay LĐ qua ĐTN ở lĩnh vực NN về trình độ chuyên môn hầu hết là từ tự học hỏi và đúc kết kinh nghiệm bản thân không qua trƣờng lớp đào tạo là chủ yếu chiếm gần 80%, còn lại rất ít LĐ qua đào tạo hoạt động trong lĩnh vực NN và dịch vụ NN tại thành phố và các nơi khác.

b. Nhu cầu học nghề của thanh niên dân tộc

Theo kết quả đợt điều tra khảo sát nhu cầu học nghề tại các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Đăklăk năm 2011, do Tổng cục dạy nghề phát động, kết quả có khoảng trên dƣới 50 nghề đƣợc nhận biết trong cuộc khảo sát, với 3.191 LĐ có nhu cầu học nghề ở 3 cấp trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Trong đó Cao đẳng nghề có 8 nghề LĐ có nhu cầu học, với 252 LĐ chiếm 7,8% nhu cầu học nghề; Trung cấp nghề có 28 nghề LĐ có nhu cầu học, với 863 LĐ chiếm 27,04% nhu cầu học nghề; và Sơ cấp nghề có 49 nghề LĐ có nhu cầu học, với 2.076 LĐ chiếm 65,06% nhu cầu học nghề.

Biểu đồ 2.1. Nhu cầu học nghề của các xã trên TP Buôn Ma Thuột

Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng số LĐ có nhu cầu học nghề NN ở 3 cấp trình độ có 160 LĐ chỉ chiếm 5% còn lại là LĐ có nhu cầu học nghề trong lĩnh vực phi NN có 3.031 LĐ chiếm 95%. Loại nghề có nhu cầu cao đƣợc nhận biết trong quá trình khảo sát là các nghề tiểu thủ CN, xây dựng dân dụng, điện dân dụng, may CN và nghiệp vụ phục vụ nhà hàng khách sạn…Nhƣng cũng có khoảng 1/3 số LĐ lựa chọn những nghề không yêu cầu gì về mặt trình độ để học nghề (thƣờng là quay lại với nghề NN theo kiểu

ngƣời LĐ đã có một số kinh nghiệm, hiểu biết. Có hơn 37% số LĐ cho thấy muốn chuyển đổi sang những nghề có yêu cầu về trình độ cao hơn (bậc sơ cấp hoặc trung cấp) tuy nhiên chƣa thấy có trƣờng hợp nào trong quá trình khảo sát chủ động muốn chuyển đổi sang những nghề có yêu cầu cao hơn nữa về chuyên môn, kĩ thuật nhƣ từ bậc cao đẳng hay đại học… Điều này cũng có thể nhận định về trình độ văn hóa của LĐ cũng nhƣ vấn đề tài chính đã ảnh hƣởng đến việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của LĐNT.

c. Một số yêu cầu của thanh niên dân tộc đối với công tác đào tạo nghề

Thứ nhất, yêu cầu về hỗ trợ kinh phí: Ủy ban nhân dân tỉnh Đăklăk đã thực hiện các chế độ, chính sách đào tạo nghề dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan và việc triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Cụ thể:

- HSSV dân tộc dân tộc thiểu số học và thi tốt nghiệp tại các trƣờng dân tộc nội trú, có hộ khẩu ở tỉnh Đắk Lắk đƣợc hƣởng bổng chính sách bằng 80% mức lƣợng tối thiểu / tháng (Mức hƣởng hiện tại là 840.000 đ/tháng/HSSV. Thời gian hƣởng: 10 tháng / năm). Chính sách đãi ngộ này áp dụng duy nhất cho HSSV học trong trƣờng và không có ở bất cứ cơ sở đào tạo nào khác trên địa bàn tỉnh.

- HSSV có hộ khẩu ở tỉnh Đắk Lắk đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ thuộc các đối tƣợng sau: Dân tộc thiểu số, con liệt sĩ, con thƣơng binh, con bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, con hộ nghèo (có sổ hộ nghèo), mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nƣơng tựa. Mức hƣởng 480.000

đ/tháng/HSSV. Thời gian hƣởng 10 tháng/năm). Trong đó mức hỗ trợ chung của nhà nƣớc là 140.000 đ/tháng/HSSV, riêng tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ thêm 340.000 đ/tháng/HSSV. Đây là một chính sách nhằm phát triển đào tạo nghề của riêng tỉnh Đắk Lắk.

Tuy nhiên những đối tƣợng là HSSV dân tộc thiểu số không thuộc vùng cao và diện hộ nghèo thì chƣa có mức đãi ngộ tƣơng xứng. Vì vậy chính quyền và nhà trƣờng cần xem xét, đề xuất các chế độ chính sách cho đối tƣợng này.

Nhƣ vậy, do đặc thù là đào tạo nghề cho chủ yếu thanh niên dân tộc, nên với đối tƣợng là HSSV dân tộc thiểu số cũng có những ƣu đãi riêng, nhƣng qua điều tra tình hình học nghề thì có khoảng 40 % LĐ có nhu cầu học nghề những lại đang có vấn đề khó khăn về tài chính. Chính vì vậy LĐ TNDT trên địa bàn tỉnh cần vai trò của Nhà nƣớc trong việc hỗ trợ ngƣời đi học nghề nhất là về mặt kinh phí, học phí học nghề đƣợc đặc biệt coi trọng. Đây có thể đƣợc coi là một điểm nhấn về các đề xuất đối với Nhà nƣớc nhằm tạo cơ sở thúc đẩy, khuyến khích sự phát triển của công tác ĐTN. Môi trƣờng chính sách liên quan đến hỗ trợ, tín dụng ƣu đãi… cho ngƣời đi học nghề sẽ cần nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của đa số ngƣời LĐ mong muốn đƣợc tham gia học nghề.

Thứ hai, các yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo đó là: Mở rộng các hình thức đào tạo tại chỗ (ngay tại xã, thôn…) để tạo điều kiện cho ngƣời học nghề. Ngoài ra, cũng có khá nhiều yêu cầu của ngƣời LĐ cần học nghề đối với các cơ sở đào tạo cần đầu tƣ tăng cƣờng trang thiết bị dạy và học nghề, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và giảm mức học phí; nội dung đào tạo lƣu ý nhƣ vấn đề về hình thức ĐTN cho khối LĐ lớn tuổi hoặc đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng để định hƣớng ĐTN cho cả cơ sở đào tạo và ngƣời học nghề. Nhƣ vậy, về phía cơ sở đào tạo cần chủ động nghiên cứu đề xuất các hình thức ĐTN mới phù hợp với yêu cầu của thực tế để cơ quan quản lí cấp tỉnh và huyện có thể xem xét điều chỉnh nhằm tạo điều kiện cho ngƣời đi học nghề. Việc nghiên cứu đề xuất hình thức ĐTN phù hợp với khối LĐ lớn tuổi (trên 30 tuổi) là rất cần đƣợc sự quan tâm không chỉ từ phía các cơ sở đào

dựng cơ cấu LĐ hợp lí cũng nhƣ đảm bảo việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong thời gian tới. Việc phối hợp với khối doanh nghiệp cần đƣợc các cơ sở đào tạo quan tâm để tạo điều kiện hỗ trợ xúc tiến việc làm cho ngƣời LĐ sau khi học nghề xong đồng thời các cơ sở đào tạo cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng để đảm bảo cung cấp đúng cái mà thị trƣờng cần chứ không chỉ cung cấp cái mình có.

Thứ ba, yêu cầu về thông tin: mặc dù có nhu cầu lớn về việc học nghề nhƣng ngƣời TNDT lại hầu nhƣ không có nhiều thậm chí không biết thông tin gì về các chƣơng trình đào tạo (gần 85% số ngƣời đƣợc điều tra phỏng vấn muốn đi học nghề nhƣng không có thông tin gì về các chƣơng trình ĐTN). Cũng chính vì nguyên nhân này mà hầu hết (80%) số ngƣời đƣợc phỏng vấn cũng không có thông tin về các hỗ trợ của Nhà nƣớc, của các cơ sở dạy nghề, các chƣơng trình khuyến công, khuyến nông trên địa bàn tỉnh cho quá trình tham gia học nghề của TNDT nhất là TNDT ở vùng sâu, vùng xa ít tiếp xúc với các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Nhìn chung, hiện trạng nhu cầu lao động qua ĐTN, nhu cầu học nghề và một số yêu cầu đối của TNDT với công tác ĐTN tại thành phố Buôn Ma Thuột hiện tại cũng khá thực tế, ngƣời LĐ đã lựa chọn các nghề để chuyển đổi có vẻ tƣơng đối phù hợp với trình độ và phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu KT và cơ cấu LĐ của địa phƣơng. Nhƣng để đáp ứng thỏa mãn nhu cầu học nghề theo nhƣ kết quả điều tra, thì công tác tổ chức đào tạo và tƣ vấn học nghề phải đƣợc các cơ quan liên quan và các cơ sở đào tạo nghề đóng trên địa bàn huyện cần nghiên cứu cụ thể về những yêu cầu từ phía ngƣời học đối với công tác ĐTN trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 43 - 49)