KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HOẠT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 38 - 43)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HOẠT

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Đăklăk tác động đến phát triển đào tạo nghề trên địa bàn. tác động đến phát triển đào tạo nghề trên địa bàn.

a. Về điều kiện tự nhiên

Đăklăk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o

9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nƣớc biển, phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đƣờng biên giới dài 193 km, tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc. Đắk Lắk có địa hình có hƣớng thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Khí hậu toàn tỉnh đƣợc chia thành hai tiểu vùng, vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 7,8,9, lƣợng mƣa chiếm 80-90% lƣợng mƣa năm. Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hƣởng của đông Trƣờng Sơn nên mùa mƣa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm.

b. Về kinh tế xã hội

Đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự phối hợp chặt chẽ của HĐND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực vƣợt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu để đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong những năm qua đạt đƣợc kết quả khả quan. Giá trị tổng sản phẩm năm 2013 bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) ƣớc đạt 14,2 triệu đồng/ngƣời (theo giá so sánh 1994); tƣơng đƣơng 963,3 USD. Tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tăng nhanh, bình quân 22,9%/năm, chiếm 10,3% GDP.

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, tăng tính bền vững trong phát triển; đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nâng cao rõ rệt chất lƣợng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm quốc phòng an ninh để từng bƣớc xây dựng tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên, một cực phát triển trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Cămpuchia.

Hầu hết lao động ở Đắk Lắk có chất lƣợng thấp, chƣa qua đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 của tỉnh Đắk Lắk khoảng 26,3%, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 19%. Cũng theo thống kê của tỉnh Đắk Lắk năm 2010 có khoảng 17.400 cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên, trong đó có 39 tiến sỹ và 3 phó giáo sƣ. Đến năm 2013 tỉnh Đăk Lắk có khoảng 873.869 lao động, trong đó có khoảng 30% lao động qua đào tạo, trong số những lao động qua đào tạo thì có khoảng 89,4% là lao động qua

đào tạo nghề, còn lại 10,6% là các bậc trung học chuyên nghiệp trở lên. Trong số những ngƣời qua đào tạo nghề thì chủ yếu là đào tạo sơ cấp, ngắn hạn.

Bên cạnh đó nguồn nhân lực qua đào tạo lại phân bố không đồng đều giữa các khu vực, chủ yếu tập trung ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, các khu công nghiệp. Khu vực nông thôn thiếu cán bộ kỹ thuật trầm trọng, đặc biệt là những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số. Ở các khu vực này là lao động nông nghiệp chƣa qua đào tạo, lao động theo kinh nghiệm và phong tục tập quán, hiệu quả không cao.

Giáo dục nghề nghiệp và đại học phát triển cả số lƣợng và chất lƣợng. Đại học Tây Nguyên đào tạo đại học đa ngành. Nhiều trƣờng Đại học trong cả nƣớc liên kết với trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh và thành phố đào tạo cán bộ không chỉ cho Đắk Lắk – Buôn Ma Thuột mà cho cả Tây Nguyên. Hệ thống giáo dục cao đẳng, trung cấp, đa ngành, đa lĩnh vực đảm bảo cung cấp nhân lực cho nền kinh tế - xã hội của Đắk Lắk – Đắk Nông.

2.1.2 Khái quát hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đăklăk

Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã có rất nhiều chính sách nâng cao chất lƣợng lao động. Nhƣng nhìn chung, chất lƣợng lao động của tỉnh còn ở mức thấp so với mức bình quân chung của cả nƣớc, vẫn chƣa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ.

Với tỷ lệ 53,55% dân số toàn tỉnh là dân tộc thiểu số, lực lƣợng thanh niên là dân tộc thiểu số cũng chiếm một tỷ lệ tƣơng đƣơng, hầu hết là sống tại khu vực nông thôn (chiếm 68,7%). Vì vậy, vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc là điều quan tâm, trăn trở của Ủy ban nhân dân tỉnh và của ngành lao động - thƣơng binh xã hội. Tuy tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh tƣơng đối thấp nhƣng việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số chất lƣợng không cao, thu nhập thấp. Thanh niên dân tộc thiểu số không có nhiều cơ hội về việc làm ở khu vực đòi hỏi trình độ tay nghề cao mà chỉ là những công việc

bằng trình độ văn hóa thấp, khả năng tiếp thu trong học các nghề kỹ thuật gặp nhiều hạn chế.

Do vậy, việc dạy nghề cho thanh niên dân tộc tại Đăklăk đòi hỏi phải có phƣơng pháp riêng, phù hợp với khả năng tiếp thu của học viên.

2.1.3 Một số đặc điểm của đồng bào dân tộc ở ĐăkLăk ảnh hƣởng đến đào tạo nghề đến đào tạo nghề

Do ảnh hƣởng bởi tự nhiên (khí hậu, thổ nhƣỡng...), tập quán cổ truyền, nền nông nghiệp lạc hậu và chiến tranh, qua nghiên cứu có thể thấy đồng bào ở Đắk Lắk có một số đặc điểm sau:

- Khoảng 95% dân số sống chủ yếu nhờ vào nƣơng rẫy, thƣờng đông con, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp.

- Khoẻ mạnh, trung thực, thẳng thắn, thích nghi với môi trƣờng..., tính cộng đồng rất cao nhất là khi chống lại kẻ thù, bảo vệ nƣơng rẫy, khi có việc hiếu, hỷ, đau ốm... hoặc trong các lễ hội. Nhƣng họ lại có tƣ tƣởng dòng họ lớn nhỏ, trong buôn vẫn tồn tại trƣởng buôn và già làng.

- Không muốn làm việc xa gia đình, muốn làm giàu nhƣng vẫn giữ đƣợc đất đai, không muốn sống ở vùng khác.

- Họ còn bị ảnh hƣởng nhiều bởi luật tục, tập quán, nhất là ảnh hƣởng bởi chế độ mẫu hệ, tục nối dây. Cồng, chiêng và rƣợu cần là một nét văn hoá đặc trƣng của họ. Họ có tính trung thực, thẳng thắn nhƣng có tính tự ái cao.

- Họ có trí nhớ hình ảnh và thao tác tốt, thích làm việc thực tế, có kết quả ngay, sống hết mình với Tổ quốc nhƣng cũng rất nhạy cảm với tình hình chính trị trong và ngoài nƣớc.

- Họ rất sợ sống cô đơn và bị trả thù. Một số ngƣời có tính ỷ lại, dễ bị kích động, lôi kéo do hiểu biết hạn chế.

- Thích tự do, không muốn gò bó trong khuôn khổ kỷ luật.

- Rất ít ảnh hƣởng bởi chất gây nghiện (ma tuý), sống thuỷ chung nên ít mắc bệnh xã hội.

- Ham thích cái mới nhƣng ít kiên trì và cẩn thận. Thích mua sắm phƣơng tiện nhƣng ít chú ý đến chất lƣợng và hiệu quả.

- Khả năng giao tiếp kinh doanh, cạnh tranh và tổ chức sản xuất còn yếu.

- Tính căn cơ và kế hoạch trong sản xuất và sinh hoạt gia đình còn hạn chế.

- Tính cục bộ địa phƣơng sản sinh từ quan hệ cộng đồng buôn làng cũ vẫn còn tồn tại ở một số nơi.

- Hệ thống sở hữu cổ truyền của xã hội Tây Nguyên khác hẳn với hình thức sở hữu nhà nƣớc nhất là vấn đề đất đai. Tính bình quân chủ nghĩa vẫn còn in đậm trong nhiều ngƣời.

- Truyền thống văn hoá ít đƣợc lƣu truyền, ít giữ đƣợc trang phục dân tộc mình nhƣ các dân tộc khác.

- Khả năng tài chính có hạn, mức độ chênh lệch giàu nghèo trong đồng bào cao hơn hẳn dân tộc Kinh, có tới 48% dân số thuộc diện đói nghèo.

- Khả năng ngôn ngữ là tƣ duy có hạn nên họ rất quý mến ngƣời hiểu và biết tiếng của họ.

* Từ những đặc điểm của đồng bào dân tộc tỉnh Đắk Lắk, có thể thấy thanh niên dân tộc trong trƣờng nghề có những đặc điểm ảnh hƣởng đến đào tạo nghề nhƣ sau:

- Tâm lý học xong hầu nhƣ không muốn làm việc xa gia đình "ly nông chứ không ly hƣơng”. Vì vậy quá trình lựa chọn trƣờng đào tạo và cơ sở làm việc sau này thƣờng bị ảnh hƣởng về mặt địa lý. Thanh niên dân tộc thiểu số thích chọn trƣờng đào tạo và nơi làm việc gần địa phƣơng nơi sinh sống.

- Hầu hết học sinh chọn nghề theo nhóm bạn, theo ý thích, theo cảm tính; chỉ vào học nghề sau khi không đậu vào đại học hoặc không trúng tuyển vào các ngành công an, sĩ quan quân đội, trƣờng sƣ phạm, trƣờng y...

- Tính cộng đồng rất cao, múa hát tập thể và rƣợu cần là một nét văn hoá đặc trƣng của họ, học sinh dân tộc cũng hay uống rƣợu. Điều này có thể ảnh hƣởng đến quá trình học tập của học sinh.

- Trung thực, thẳng thắn, có tính tự ái, tự ty cao. Khi học sinh bị xuống lớp, chỉ dƣới 50% học lại (đối với trƣờng dân tộc nội trú), hoặc chỉ khoảng 30-35% học lại đối với các trƣờng nghề; khi bị xúc phạm hoặc chạm vào lòng tự ái họ sẵn sàng bỏ học, bỏ việc. Giáo dục học sinh cá biệt tốt nhất là phải ân cần, nhẹ nhàng thông qua cộng đồng hơn là các hình thức kỷ luật, rất nhạy cảm với tình hình chính trị.

- Ham thích văn nghệ thể thao, hoạt động ngoài trời, không muốn gò bó trong khuôn khổ kỹ luật.

- Ham muốn học cái mới nhƣng ít kiên trì và cẩn thận.

- Trí nhớ hình ảnh và thao tác tốt nên thích học thực hành, thực tế.

- Tình yêu nam nữ thể hiện rất sớm, họ sẵn sàng nghỉ học vì tình yêu.

- Khả năng ngôn ngữ có hạn nên trong quá trình đào tạo gặp nhiều khó khăn.

- Trình độ văn hoá và hiểu biết xã hội thấp hơn so với ngƣời Kinh cùng bằng cấp; bắt chƣớc cái mới, cái lạ rất nhanh, ít nghĩ tới kết quả về sau.

- Khả năng tài chính có hạn nếu không đƣợc bao cấp trong học nghề họ khó có thể theo học đƣợc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 38 - 43)