MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 30)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

1.3.1. Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên các vùng có tác động đến sự phân bố LĐ, chất lƣợng LĐ từ đó có ảnh hƣởng đến công tác ĐTN. Thông thƣờng giữa các vùng, miền trong một nƣớc cũng có sự phân bổ TNDT không đều. Vùng đồng bằng LĐ là TNDT thƣờng ít hơn vùng miền núi. Những vùng có LĐ là TNDT nhiều chủ yếu rơi vào các vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống lại thƣờng có trình độ phát triển thấp hơn so với các vùng KT khác.

Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết đã tạo ra các đặc điểm con ngƣời khác nhau giữa các địa phƣơng, vùng, miền dẫn đến có những đặc điểm khác nhau giữa LĐ các vùng, miền nhƣ LĐ thuộc các dân tộc khác nhau, LĐ ở các vùng sinh thái khác nhau, LĐ ở đồng bằng và miền núi, hải đảo,… đều có những đặc trƣng về tập quán, phƣơng thức sản xuất khác nhau. Điều kiện về khí hậu, thời tiết giữa các vùng dẫn đến hệ sinh thái khác nhau, cây trồng, vật nuôi khác nhau, tạo ra nghề nghiệp, cách thức canh tác khác nhau của ngƣời LĐ. Vùng đồng bằng thƣờng giỏi về nghề trồng lúa, vùng ven biển thƣờng

giỏi nghề thủy sản, vùng miền núi, trung du lại giỏi về nghề trồng cây CN, lâm nghiệp…Điều kiện về khí hậu, thời tiết cũng tạo ra tính chất mùa vụ khác nhau dẫn đến công việc và thời gian của LĐ làm nghề nông cũng khác nhau. Điều kiện khí hậu, thời tiết làm một số vùng thƣờng xuyên gặp bão lụt, thiên tai làm cho sản xuất hay gặp rủi ro, hơn nữa ngày công bảo vệ đê, chống bão lũ lớn. Tất cả các yếu tố về điều kiện tự nhiên đều ảnh hƣởng đến việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức, danh mục nghề đào tạo… cho TNDT.

1.3.2. Quy mô, chất lƣợng lực lƣợng lao động và tình hình việc làm cho TNDT

Yếu tố học vấn và kỹ năng làm việc của LLLĐ là “nội sinh” của bản thân ngƣời LĐ, nhƣng lại ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng học nghề trong việc đến một kiến thức và kỹ năng nhất định; đạt đƣợc làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp. Với trình độ KH - CN ngày một phát triển, phát triển và mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp ngày càng cần nguồn LLLĐ có trình độ học vấn và tay nghề cao, tính chuyên nghiệp cao. Tình trạng LĐ thiếu đào tạo hay đào tạo chƣa đầy đủ đang phổ biến nay ở các vùng miền đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hiện nay là hệ quả từ chất lƣợng của khả năng tiếp thu từ phía ngƣời học.

Để công tác ĐTN cho TNDT đạt hiệu quả, TNDT cần có một điều kiện đó là phải có trình độ học vấn nhất định. Điều kiện này có sự khác biệt đáng kể giữa các ngành nghề đào tạo mà ngƣời LĐ mong muốn học nghề cho bản thân. Nhƣ đối với ĐTN trong lĩnh vực NN, điều kiện học vấn chỉ đòi hỏi ở mức tốt nghiệp THCS (chiếm 64%), đối với ngành CN và dịch vụ thì điều kiện về học vấn cao hơn, tối thiểu là tốt nghiệp THPT (chiếm 61%), đối với việc làm trong ngành dịch vụ thì điều kiện về học vấn đòi hỏi cao nhất (gần 80% yêu cầu tối thiểu tốt nghiệp THPT). Điều này thể hiện, muốn giúp cho ngƣời đồng bào học nghề và công tác tạo việc làm trong từng lĩnh vực mà họ

mong muốn thì Nhà nƣớc cần có kế hoạch và chƣơng trình ĐTN cơ bản theo đúng điều kiện, đòi hỏi về học vấn mà họ cần phải có để tạo đƣợc việc làm.

1.3.3. Cơ sở vất chất cho đào tạo nghề và đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề là chủ thể trong quá trình đƣa lĩnh vực ĐTN phát triển theo yêu cầu của xã hội. Do đặc điểm của đối tƣợng học nghề, hình thức đào tạo và chƣơng trình đào tạo, nên đòi hỏi ngƣời giáo viên dạy nghề cần phải nắm rỏ đặc điểm tâm lý ngƣời học, vùng miền, kiến thức phổ thông và kỹ năng thực hành nghề thực tế…

Mặc dù Nhà nƣớc đã nhận thấy đƣợc đồng nghĩa với việc qui hoạch mạng lƣới cơ sở DN, tăng cƣờng cơ sở vật chất thì công tác giáo viên là một trong những khâu quan trọng trong ĐTN, nhƣng năm 2010 600

TNDT năm 2011 ếu khoảng 1000 ột số nguyên nhân giáo viên dạy nghề thiếu đó là:

- ờ ạy nghề

nghiệm ít nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu củ ọ

ngƣời mặc dù có tay nghề ậ

ộng tham gia dạy nghề cho TNDT.

- Thiếu nguồn kinh phí trong việc chi trả lƣơng (Chƣa có qui định về phụ cấp đứng lớp rõ ràng cho giáo viên dạy nghề), trong việc đào tạo bồi dƣỡng giáo viên dẫn đến số lƣợng và chất lƣợng giáo viên chƣa tốt.

- Chƣơng trình đào tạo và đối tƣợng học nghề chƣa thực sự hấp dẫn đến ngƣời dạy nghề.

Điều này đòi hỏi các cơ sở DN cùng với các cơ quan quản lý DN cần sớm nghiên cứu để có một lực lƣợng đội ngủ giáo viên và cán bộ quản lý đủ chuẩn khi tham gia vào lĩnh vực ĐTN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)