Giải pháp về cơ chế, chính sách và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 85 - 86)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

3.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc

nƣớc

- Rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung những quy định không còn phù hợp, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động,trong đó ƣu tiên đối tƣợng lao động thanh niên dân tộc. Cụ thể tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách sau: Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách đối với thanh niên dân tộc tham gia học nghề; Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề; Chính sách đối với doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; Chính sách giải quyết việc làm đối với ngƣời sau học nghề, chính sách hỗ trợ thanh niên dân tộc học nghề, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, các vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh.

- Đổi mới cơ chế kế hoạch và tài chính đào tạo nghề từ ngân sách tỉnh theo hƣớng tập trung vào cơ sở trọng điểm, ngành nghề trọng điểm cho thanh niên. Hình thành quỹ đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong tỉnh để huy động các nguồn tài chính hỗ trợ cho ngƣời học nghề, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, ƣu tiên giải quyết việc làm cho thanh niên sau học nghề. Nhằm khắc phục tình ñào tạo nghề chƣa gắn liền với nhu cầu của xã hội. Ví dụ nhƣ các ngành nghề ở lĩnh vực công nghệ cao, kỹ thuật có ứng dụng công nghệ, dịch vụ cần lực lƣợng lao động lớn, trong khi đó thái độ của cơ sở đào tạo chậm thay đổi, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo nên không

phù hợp với xu hƣớng chuyển đổi ngành nghề của thị trƣờng lao động.

- Kiểm tra nội dung, chƣơng trình, cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trƣờng dạy nghề, các trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực sau khi đƣợc đào tạo đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng sức lao động cả về chất lƣợng và cơ cấu nghề nghiệp. Có chính sách ƣu tiên thu hút đầu tƣ các ngành nghề có khả năng giải quyết việc làm cho số đông lao động phổ thông.

- Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc bằng các chính sách, pháp luật đối với mọi hoạt động liên quan đến các vấn đề tạo mở việc làm. Đảm bảo mọi hoạt động nhƣ: tƣ vấn, hỗ trợ, đào tạo, sản xuất kinh doanh tạo mở việc làm... đƣợc tự do, thông thoáng trong khuôn khổ của pháp luật quy ñịnh. Xử lý nghiêm minh theo luật định đối với bất kỳ tổ chức và cá nhân nào có hành vi vi phạm đến chính sách lao động và việc làm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)