Kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 32 - 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG

1.4.3 Kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực

* Hàn Quốc

Việc huy động vốn để đào tạo nghề của Hàn Quốc cho thấy một số kinh nghiệm sau: Thứ nhất, Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo đầu tƣ cho phát triển đào tạo nghề và chú ý đảm bảo công bằng trong việc đào tạo. 30% học viên là đối tƣợng thiệt thòi nhƣ nông dân nghèo thất nghiệp, ngƣời tàn tật... đƣợc chính phủ hỗ trợ các chi phí về tiền ăn, phụ cấp đào tạo.

Thứ hai, Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu sự đóng góp của các doanh nghiệp khu vực tƣ nhân cho phát triển đào tạo nghề. Các doanh nghiệp tƣ nhân phải dành chi phí cho dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc đóng thuế đào tạo.

Thứ ba, chính sách dạy nghề ở Hàn Quốc đƣợc luật hoá. Luật về đào tạo nghề ban hành năm 1967 đã trở thành nền tảng để Hàn Quốc thi hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân tích cực đầu tƣ vốn cho phát triển đào tạo nghề.

* Đài Loan

Theo TS Vũ Thuỳ Dƣơng (2009), Đài Loan là một ví dụ điển hình về sự thành công khi biết kết hợp giữa vấn đề kiện toàn nguồn nhân lực với việc đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân tài.

Thứ nhất, cần kết hợp hiệu quả giữa phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực với các chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức và phƣơng pháp đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh giữa các trƣờng công lập và tƣ thục, đồng thời góp phần tạo thêm nhiều cơ hội học tập và nâng cao trình độ cho ngƣời dân. Đài Loan khuyến khích tƣ nhân mở trƣờng tƣ thục, thậm trí còn hỗ trợ kinh phí ở những mức độ khác nhau. Chính quyền Đài Loan cũng rất xem trọng vấn đề chất lƣợng đào tạo ngoài công lập, qua một khung tiêu chuẩn chất lƣợng thống nhất giữa hệ thống đào tạo công lập và tƣ thục, để đảm bảo mặt bằng chất lƣợng chung.

Bên cạnh đó, phƣơng pháp dạy truyền thống (đọc chép) đều đã chuyển sang phƣơng pháp mới, đó là: hƣớng dẫn, đặt vấn đề, giải đáp vấn đề và thƣờng xuyên kiểm tra trên lớp để hình thành các kỹ năng và thói quen tự học, tự nghiên cứu hay nói cách khác là cá nhân hoá việc tự học của học sinh… Qua đó, giúp tố chất sáng tạo của mỗi ngƣời đƣợc phát huy tối đa, tạo ra môi trƣờng học tập thoải mái gây hứng thú học tập cho học viên.

Thêm vào đó, hình thức liên kết đào tạo giữa công ty – trƣờng đại dọc và đào tạo tại chỗ do chính các cơ sở sử dụng lao động tổ chức đã đƣợc lƣu tâm và dành nhiều ƣu đãi. Các tập đoàn thƣờng trích một phần lớn kinh phí của mình để đầu tƣ vào các trƣờng đại học.

Việc thí điểm phƣơng thức vừa “học vừa làm” – kết hợp giữa giờ lên lớp với giờ thực hành ngay tại nhà máy, cũng là nét rất độc đáo của Đài Loan (học sinh lúc này, còn đƣợc xem là “công nhân” của nhà máy và đƣợc hƣởng lƣơng. Sự kết hợp này đã tạo ra tâm lý hứng thú cho học sinh. Vì từ đây, học không những thu đƣợc nhiều kiến thức thực tế mà còn có tiền lƣơng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)