QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG ĐÀO TẠO NGHỀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 83)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG ĐÀO TẠO NGHỀ

NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK

3.1.1. Dự báo một số ngành, lĩnh vực KT – XH và KCN có nhu cầu LĐ qua ĐTN giai đoạn 2012 – 2020 LĐ qua ĐTN giai đoạn 2012 – 2020

Các ngành, lĩnh vực phi NN

- Ngành dệt - may - giày: Do chuẩn bị áp dụng các công nghệ tự động trong các khâu: Cắt, ép cổ áo, mổ túi, thùa khuy, đính nút, là hơi, sử dụng các loại keo công nghệ cao trong các doanh nghiệp dệt - may - giày da trên địa bàn, cho nên chủ yếu là đào tạo lại đội ngũ LĐ qua ĐTN để đáp ứng yêu cầu.

- Ngành chế biến nông, lâm sản, thuỷ, hải sản, thực phẩm: Với lợi thế thuận lợi về qui mô mở rộng các CCN và KCN còn rất lớn, thuận lợi trong giao thƣơng vận tải đƣờng bộ, đƣờng thủy nên dễ dàng cho các nhà đầu tƣ vào chế biến sản phẩm hoặc bán thành phẩm hơn là xuất khẩu nguyên liệu thô của các ngành chế biến nông lâm, thực phẩm... Đòi hỏi chất lƣợng LĐ qua ĐTN ngày càng nâng cao để đáp ứng.

- Lĩnh vực Thương mại - Du lịch: Mục tiêu đƣa thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị cấp 1 vào năm 2015 trong thời gian đến cần một lực lƣợng LĐ qua ĐTN nhƣ: Nhân viên phục vụ nhà hàng – khách sạn, Nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng, nhân viên giới thiệu và bán hàng từ sản phẩm của các làng nghề, nhân viên kỹ thuật nấu ăn, các dịch vụ thƣơng mại phục vụ trong NN...

- Lĩnh vực Xây dựng dân dụng, Cơ khí, Giao thông: Đây là lĩnh vực phát triển của huyện, phát triển cơ sở hạ tầng, công trình giao thông cho nên dự báo trong thời gian đến các ngành này cần một số lƣợng LĐ qua ĐTN. Chủ yếu tập trung đang thu hút LĐ lành nghề nhƣ: Thợ nề, thợ thợ điện – nƣớc, thợ cơ khí, lái xe... phục trong các công ty xây dựng và lĩnh vực vận tải tƣ nhân.

- Lĩnh vực NN nói chung:Dự kiến trong lĩnh vực NN sẽ triển khai xây dựng mở rộng các vùng rau - quả an toàn ở các xã nhƣ Eakao, Eatu, Hòa Thắng,huyện gần thành phố để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thành phố. Mở rộng các mô hình trang trại chăn nuôi, nuôi trồng tập trung nhƣ mô hình ở các huyện Easup, KrôngNăng, Lăk...Đào tạo và phát triển đội ngũ TNDT trong lĩnh vực NN chủ yếu đáp ứng cho việc tiếp cận ứng dụng, chuyển giao công nghệ nuôi cấy giống, dâm cành, nhân giống vô tính cây hoa, cây cảnh, cây ăn quả... Ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học trong sản xuất giống vật nuôi, giống thuỷ sản, hình thành các khu nuôi tạo con giống thủy đặc sản có giá trị cao, chuyên nghiệp.

Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tại Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp.

Tỉnh Đăklăk hiện nay có 01 KCN trên địa bàn và 03 CCN đang sử dụng khoảng 23.882 LĐ, trong đó khoảng 10.832 LĐ đƣợc ĐTN. Dự kiến trong giai đoạn 2012 - 2020 nhu cầu tuyển LĐ qua ĐTN trong KCN và các CCN tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, với tổng dự kiến nhu cầu cần khoảng 19.500 LĐ ở các trình độ, trong đó cần khoảng 8.000 LĐ qua ĐTN ở 3 trình độ, chiếm 45% tổng nhu cầu, trung bình mỗi năm cần 1.500 LĐ qua ĐTN.

Các ngành nghề và doanh nghiệp trong KCN và CCN có nhu cầu tuyển LĐ qua ĐTN lớn là: Ngành chế biến xuất khẩu nông sản với các công ty nhƣ: Intimex, Trung Nguyên, An Thái...

3.1.2. Quan điểm

- Đào tạo nghề là một cấu phần quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ lao động có tay nghề cao là giải pháp đột phá để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tỉnh. Phát triển đào tạo nghề là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, của cả hệ thống chính trị, của ngƣời sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp và toàn xã hội.

- Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của thị trƣờng lao động, gắn đào tạo nghề với Đề án “Có việc làm” trong Chƣơng trình “Thành phố 3 có”. Phát triển đào tạo nghề phải bảo đảm mở rộng quy mô hợp lý; bảo đảm cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trƣờng, lớp, cơ cấu trình độ theo yêu cầu phát triển của thành phố.

- Phát triển đào tạo nghề theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá một cách toàn diện, đồng bộ về mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp đào tạo, phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Trong giai đoạn 2011-2020, tạo sự đột phá về chất lƣợng đào tạo nghề; có một số cơ sở đào tạo nghề và một số nghề tiếp cận với chuẩn khu vực và thế giới

- Đầu tƣ cho đào tạo nghề là đầu tƣ cho phát triển. Tỉnh đã tập trung đầu tƣ trƣờng Cao đẳng nghề TNDT Tây Nguyên trở thành trƣờng trọng điểm của khu vực Tây nguyên và một số nghề trọng điểm. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động đào tạo nghề, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nƣớc cho phát triển đào tạo nghề.

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra nhiều việc làm.

3.1.3. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát

thuật viên làm việc trực tiếp trong các ngành kinh tế; đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo; có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp và sức khoẻ, phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh nhà trở thành thủ phủ của khu vực Tây Nguyên trƣớc năm 2020.

b. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2011-2015: đào tạo nghề cho 5000 thanh niên dân tộc, trong đó 40% có trình độ từ trung cấp nghề trở lên. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%, khoảng 90% số ngƣời học nghề có việc làm.

- Giai đoạn 2016-2020: đào tạo nghề cho 8.000 ngƣời, trong đó 50% có trình độ từ trung cấp nghề trở lên. Đến năm 2020 phấn đấu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên mức 46% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo là đồng bào các dân tộc thiểu số phấn đấu đạt từ 30% - 40% trong các năm tƣơng ứng). Năm 2015 đƣa tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 50%, trong đó qua đào tạo nghề 40%.

3.1.4. Phƣơng hƣớng

a. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với đ ào tạo nghề cho thanh niên dân tộc

- Phát triển kinh tế hài hòa, bền vững; vừa mở rộng quy mô, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng, vừa chú trọng chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh ; tăng cƣờng áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lƣợng cao; đầu tƣ thỏa đáng cho nguồn vốn trí tuệ để phát triển tri thức. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng nông nghiệp - công nghiệp – dịch vụ.

- Trên cơ sở đ ịnh hƣớng phát triển kinh tế; xác đị nh mô hình kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh tạo việc làm có chất lƣợng cao cho các doanh

các doanh nghiệp và nền kinh tế; tăng thu nhập cho lao động là thanh niên dân tộc thiểu số để khuyến khích họ hòa đồng với cộng đồng.

b. Nâng cao chất lượng lao động thanh niên dân tộc thông qua đào tạo nghề để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và tạo nhiều việc làm mới cho thanh niên

- Với đặc điểm nguồn lao là thanh niên các dân tộc là lực lƣợng trẻ,có sức khỏe, có tinh thần cộng đồng cao, cần cù và khéo léo, tuy nhiên trình độ văn hóa còn thấp nên trƣớc yêu cầu và đòi hỏi mới cần phải nâng cao trình độ trình độ chuyên môn, tay nghề và kỹ năng hành nghề cho ngƣời lao động, trong đó tập trung cho đối tƣợng là lao động trẻ; đặc biệt chú ý đến đào tạo nghề ở trình độ cao, đào tạo suốt đời, đào tạo những nghề gắn với đòi hỏi của hội nhập và nhu cầu của xã hội. Đồng thời, phải nâng cao hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, hoàn thiện ý thức tác phong và thái độ làm việc của ngƣời lao động; giáo dục tác phong làm công nghiệp và mang tính chuyên nghiệp.

- Bồi dƣỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức mới về nghề cho thanh niên theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, chƣơng trình chuyển giao công nghệ mới, đồng thời trang bị cho ngƣời lao động năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc một số kỹ năng nghề nhất định, nhằm phổ cập nghề cho thanh niên và ngƣời lao động, tăng cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 83)