1 Điều kiện kinh tế của địa phương 2Điều kiện cụ thể của nhà trường
3.4.3. Nội dung khảo sát
Đánh giá về mức độ cấp thiết của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Cần thiết; ít cần thiết; Không cần thiết
Đánh giá về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi
3.4.4. Kết quả khảo sát
Quy ước cách tính điểm như sau: Đánh giá tính cấp thiết: Cần thiết: 3 điểm; ít cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm. Đánh giá tính khả thi: Khả thi: 3 điểm; Ít khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm, sau đó chúng tôi tính tỷ lệ %, thứ bậc và điểm trung bình. Sau khi xử lý chúng tôi thu được kết quả như sau:
STT
Tổ chức giáo dục nâng cao nhận
1 thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
2 Tăng cường tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vào các môn học
Chỉ đạo đổi mới công tác chủ
3 nhiệm lớp về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
Huy động Đoàn thanh niên tổ
4 chức các hoạt động phù hợp để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
Phối hợp chặt chẽ các lực lượng
5 giáo dục trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
Tăng cường cơ sở vật chất thiết
6 bị phục vụ hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp
Từ kết quả ở phiếu trưng cầu ý kiến, thấy rằng, phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết và rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả công tác dạy học và giáo dục học sinh của các trường trung học phổ thông quận Hải An thành phố Hải Phòng theo định hướng phát triển bền vững (bình quân là trên 80%). Trong đó biện pháp có tính cần thiết nhất là: nâng cao năng lực quản lý tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môm với điểm TB là 2,96. Tổ trưởng chuyên môn không chỉ là cánh tay nối dài từ hiệu trưởng đến từng giáo viên trong tổ, họ là người quản lý cấp cơ sở. Vì vậy, tổ trưởng chuyên môn được đào tạo và bồi dưỡng tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, là tấm gương sáng cho giáo viên thì mọi chủ trương, kế hoạch của nhà trường sẽ thực hiện hiệu quả.
Tuy nhiên quan điểm của giáo viên cũng có những điểm khác nhau. Cá biệt một vài người còn cho rằng biện pháp này, biện pháp kia là chưa cần thiết. Có
thể do nhận thức hoặc do họ chưa cố gắng. Vì tác giả tiến hành khảo sát ngẫu nhiên, không áp đặt, lựa chọn nên kết quả phản ánh khách quan. Tuy nhiên số cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng không cần thiết là rất ít.
Kết quả này phản ánh sự thừa nhận, đồng tình của đa số cán bộ quản lý, giáo viên về các biện pháp đề xuất trên cho công tác quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho giáo viên ở các nhà trường.
Không chỉ vậy, khi được hỏi về tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi cũng nhận được những kết quả đáng khích lệ như sau:
Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất, cho thấy những biện pháp đề xuất đều có tính khả thi, nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường trung học phổ thông quận Hải An thành phố Hải Phòng theo định hướng phát triển bền vững. Kết quả khảo sát trên mới chỉ là những quan điểm, nhận định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường trung học phổ thông quận Hải An thành phố Hải Phòng theo định hướng phát triển bền vững. Do đó, cần phải có thời gian để thực nghiệm, cải tiến và phát triển những biện pháp quản lý được đề xuất.
TT Biện pháp
Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của 1 cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan
trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
Tăng cường tích hợp giáo dục ý thức 2 bảo vệ môi trường cho học sinh vào các
môn học
Chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp 3 về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh
Huy động Đoàn thanh niên tổ chức các 4 hoạt động phù hợp để giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh
Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục 5 trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị phục 6 vụ hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp
Từ kết quả trên cho thấy phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết và rất cần thiết trong việc nâng cao công tác dạy học và giáo dục tại các trường trung học phổ thông quận Hải An thành phố Hải Phòng theo định hướng phát triển bền vững (bình quân là trên 80%). Trong đó việc tổ chức triển khai các hoạt động quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho giáo viên mang tính khả thi cao, tuy nhiên việc xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên đòi hỏi sự đầu tư thời gian, sự tâm huyết của tất cả các thành viên trong nhà trường.
Tuy nhiên quan điểm của giáo viên cũng còn khác nhau, biểu hiện là chênh lệch mức điểm giữa các tiêu chí. Một vài người còn cho rằng có biện pháp không khả thi. Tuy nhiên số người cho rằng không khả thi là không đáng kể.
Kết luận chương 3
Các biện pháp quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh của trường trung học phổ thông quận Hải An thành phố Hải Phòng theo định hướng phát triển bền vững được xây dựng trên cơ sở khoa học, đồng thời cũng xuất phát từ thực tiễn QLGD ý thức môi trường trung học phổ thông quận Hải An thành phố Hải Phòng theo định hướng phát triển bền vững. Hệ thống 5 biện pháp có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tác động, phụ thuộc vào kết quả của nhau. Việc đề xuất các biện pháp này là một việc làm nhỏ bé góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để thực hiện mục tiêu giáo dục THPT, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Các biện pháp đã đề xuất
muốn thực hiện có hiệu quả thì cần phải có hệ điều kiện đi kèm như: Cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương, sự quan tâm chăm lo của cấp uỷ chính quyền địa phương... Qua kết quả bước đầu khảo nghiệm 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ý thức môi trường ở các trường trung học phổ thông quận Hải An thành phố Hải Phòng theo định hướng phát triển bền vững, các nhà quản lý, cán bộ, giáo viên và học sinh đánh giá cao, điều này cho thấy mức độ ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu.