Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu QUẢN lý GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG QUẬN hải AN THÀNH PHỐ hải PHÒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG (Trang 33 - 36)

1.5.1.1. Giáo dục nhà trường

Nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Nhà trường không chỉ thực hiện nhiệm vụ cung cấp kiến thức mà còn

tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức môi trường, dạy chữ và dạy làm người. Đối với học sinh mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương đạo đức cho học sinh học tập, noi theo đặc biệt là học sinh THPT. Các thầy cô giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức khoa học, hình thành và phát triển nhân cách toàn vẹn theo mục tiêu giáo dục đã đề ra, điều này thể hiện rõ ngay từ giáo dục mầm non đến giáo dục THPT.

Đội ngũ CBGV là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến ý thức môi trường. Chất lượng đội ngũ CBGV quyết định chất lượng đạo đức HS. Đối với công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chất lượng đội ngũ cán bộ thể hiện ở phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi CBGV. Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, mỗi CBGV phải là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tận tụy, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín đối với HS, được HS mến phục. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói riêng.

Song hiện nay, còn có thầy cô nặng nề về định kiến, thiếu thiện cảm đối với học sinh chưa ngoan. Kinh nghiệm, nghệ thuật và phương pháp giáo dục học sinh của một số GVBM, GVCN còn hạn chế, sử dụng các biện pháp kỷ luật thái quá, sự thiếu gương mẫu trong giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và chưa công bằng, sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục...đều là những nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

1.5.1.2. Yếu tố tự giáo dục của học sinh

Trong quá trình hình thành nhân cách học sinh phải tự tu dưỡng giáo dục bản thân. Do vậy, để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục ở lứa tuổi học sinh THPT. Mặc dù đặc điểm tự ý thức được phát triển mạnh mẽ ở học sinh THPT, tạo cho học sinh khả năng độc lập sáng tạo nhiều hơn nhưng các em cũng dễ

mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi nhất thời. Vì vậy cần cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chặt chẽ và khoa học hơn. Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng được chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của học sinh một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường.

1.5.1.3 Mức độ xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là quá trình, lâu dài, phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của 3 bộ phận: gia đình, nhà trường, xã hội. Trong mối quan hệ đó nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo.

Thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường chủ động tuyên truyền, giúp gia đình nhận thức sâu sắc trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc phối hợp với nhà trường, với thầy cô giáo để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Đồng thời nhà trường cùng gia đình bàn bạc để thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình trong việc giáo dục học sinh nói chung, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh nói riêng.

Nhà trường phải tích cực liên hệ với chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn để bàn bạc, phối hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh theo nội dung yêu cầu của nhà trường. Đồng thời nhà trường liên hệ với các đoàn thể, tổ chức cho HS các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, lao động

Qua đó, hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh sẽ phong phú, sinh động hơn. Ý thức, tình cảm, hành vi của học sinh sẽ được bộc lộ. Đây là điều kiện tốt giúp nhà trường điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy, môi trường có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển ý thức bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc tạo ra một môi trường đảm bảo cho ý thức bảo vệ môi trường có sự phát triển hài hòa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu QUẢN lý GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG QUẬN hải AN THÀNH PHỐ hải PHÒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG (Trang 33 - 36)