Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu QUẢN lý GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG QUẬN hải AN THÀNH PHỐ hải PHÒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG (Trang 36 - 38)

1.5.2.1. Đặc điểm xã hội và bối cảnh địa phương thời kỳ mở cửa, hội nhập

Việt Nam là một nước đang phát triển, mở cửa và hội nhập là một đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đảng và Nhà nước ta chủ trương hội nhập nhưng không hoà tan, phải tự khẳng định, phải giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước theo định hướng XHCN, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình mở cửa hội nhập, chúng ta tiếp thu nhiều giá trị văn hoá tích cực của các quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Đó không chỉ là sự ngẫu nhiên mà còn là âm mưu của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Vì vậy, trong điều kiện mở cửa, hội nhập, việc định hướng cho sự lựa chọn chuẩn mực xã hội, lối sống của cá nhân là vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ.

Sự phát triển của KH - CN, giúp các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội nên có những hiểu biết rất phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những hiểu biết có lợi thì có vô vàn thông tin tác động xấu đến ý thức bảo vệ môi trường của các em.

Mặt khác những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, trong cộng đồng dân cư (tệ nạn xã hội) mà các em tiếp xúc là những tác động tiêu cực làm méo mó những điều tốt đẹp mà các em được cha mẹ và nhà trường giáo dục, tạo nên những khó khăn không nhỏ cho quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường học sinh. Cơ sở vật chất, phương tiện, địa điểm phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên còn nhiều hạn chế, có lúc, có nơi còn thiếu hụt trầm trọng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến giáo

dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em.

1.5.2.2 Giáo dục gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. GD gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của HS. Trách nhiệm của cha mẹ không chỉ là sinh con, nuôi con mà còn phải giáo dục con trưởng thành, có nhân cách, trí tuệ, có ích cho xã hội. Hơn thế nữa việc chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người còn là một nhu cầu, một niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Trong gia đình tình thương yêu sâu sắc của cha mẹ có một sức mạnh cảm hoá lớn mà nhà trường, xã hội không làm được.

Tóm lại, giáo dục gia đình có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Vì thế, cần có sự quan tâm đúng mức đến vai trò của gia đình trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường học sinh không ỷ lại vào nhà trường và xã hội.

Kết luận chương 1

Quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, góp phần nâng cao giáo dục ý thức cho học sinh, để học sinh nhận thức đúng về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chuẩn mực xã hội, từ đó hình thành ý thức tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế và quy định của nhà trường, thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu. Tuy nhiên trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh không tránh khỏi những yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, năng lực sư phạm của giáo viên, cảnh quan môi trường của nhà trường, tính tích cực chủ động của học sinh, các yếu tố về chính trị, xã hội, kinh tế... Nếu khai thác và tận dụng được những yếu tố ảnh hưởng tích cực, ngăn chặn và làm vô hiệu hoá những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Phân tích các yếu tố của chủ thể quản lý đối với hoạt động giáo dục ý thức bảo

vệ môi trường và các mối quan hệ giữa đối tượng quản lý để tiến hành các hoạt động. Bởi đây là cơ sở định hướng lý luận cần thiết khi xác định các biện pháp quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh có hiệu quả. Việc nghiên cứu đầy đủ và có tính hệ thống, có tính lý luận là tiền đề khoa học để nghiên cứu quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các Trường trung học phổ thông.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI

Một phần của tài liệu QUẢN lý GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG QUẬN hải AN THÀNH PHỐ hải PHÒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG (Trang 36 - 38)