lượng trong nhà trường
Kết quả điều tra ở bảng 2.3 cho thấy, việc quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chưa thực sự được BGH nhà trường quan tâm, hầu hết các nội dung điều tra đều được CBQL đánh giá ở mức độ bình thường và chưa tốt. Kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch khác của nhà trường như kế hoạch năm học, kế hoạch của ban chuyên môn, kế hoạch của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà chưa có kế hoạch chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian và kinh phí, lực lượng
phối hợp thực hiện, hình thức kiểm tra đánh giá. Như vậy ngay từ đầu năm học BGH nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động này, kế hoạch
chuyên môn vẫn được BGH nhà trường chú trọng hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường chưa cao.
Cùng với phong trào thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động “trường học thân thiện học sinh tích cực”. Trong vài năm học gần đây các trường Trung học phổ thông đã chú trọng hơn việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trươnf, cho học sinh và việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS cũng được quan tâm hơn. Tất cả cũng đều phục vụ mục tiêu chung là “dạy chữ và dạy người”. Tuy nhiên với mỗi bộ phận trong trường lại thực hiện mục tiêu theo cách riêng của mình. Và việc triển khai thực hiện công việc này còn nặng về hình thức chưa có biện pháp yêu cầu cụ thể, không có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Vai trò của các cán bộ tổ trưởng, CBQL còn chưa được thể hiện rõ
Quản lý nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS bao gồm quản lý việc tổ chức hoạt động văn thể mỹ cho HS, quản lý giờ tự học của HS… Các trường trung học phổ thông luôn quan tâm đến hoạt động văn thể mỹ của học sinh. Trong những năm qua Đoàn trường góp một phần lớn vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng của nhà trường bằng việc tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền giáo dục, cổ vũ giáo viên và học sinh thi đua dạy tốt - học tốt, giữ gìn kỷ cương và nội quy học tập, phòng chống các tệ nạn xã hội.... hoạt động chào mừng ngày thành lập đoàn, kỉ niệm những ngày lễ lớn trong năm như tổ chức các hoạt động thi nấu ăn, làm bánh, thi nấu cơm giữa các lớp trong trường.
Để thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, người quản lý phải thực hiện quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh ở các mặt: Kế hoạch tự học; Nội dung tự học; Phương pháp học tập; Quá trình bồi dưỡng kỹ năng tự học; Phối hợp các lực lượng tham gia quản lý hoạt động tự học; Và quản lý thực trạng về quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự học của học sinh trong trường.
Đây là một công việc khó khăn và phức tạp. Thực tế ở trường trung học phổ thông hiện nay vấn đề quản lý kế hoạch tự học đã và đang được quan tâm.
Theo kết quả khảo sát 90.5% cán bộ quản lý và giáo viên họ cho rằng quản lý kế hoạch tự học của học sinh đang được quan tâm và 77.4% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng chất lượng tự học ở mức trung bình.
2.3.3. Quản lý phương pháp giáo dục
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 60 đồng chí là CBQL và 120 giáo viên chủ nhiệm 2 năm học 2020-2021, 2021-2022 về phương pháp, hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường mà nhà trường đã thực hiện để QL giáo dục ý thức