Tăng cường tích hợp giáo dụcý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vào các môn học

Một phần của tài liệu QUẢN lý GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG QUẬN hải AN THÀNH PHỐ hải PHÒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG (Trang 74 - 80)

1 Điều kiện kinh tế của địa phương 2Điều kiện cụ thể của nhà trường

3.2.2. Tăng cường tích hợp giáo dụcý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vào các môn học

sinh vào các môn học

3.2.2.1 Mục đích của biện pháp

Phát huy thế mạnh của các tiết học, biến quá trình dạy học thành một trong những con đường quan trọng để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

Mỗi cán bộ giáo viên phải quan tâm nội dung giáo dục vào bài giảng của mình, giúp các em hiểu sâu sắc các nội dung cụ thể về ý thức bảo vệ môi trường. Mục đích của việc lồng ghép qua các môn học nhằm giúp học sinh:

Hiểu thế nào là ý thức bảo vệ môi trường. Biết nội dung và phương pháp.Từ đó có hành vi và thái độ đúng đắn trong việc học tập và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường và trở thành người tuyên truyền vấn đề nay trong gia đình, nhà trường và trong cộng đồng, xã hội.

Cung cấp cho học sinh hệ thống chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản, phổ thông, góp phần đào tạo người công dân có đạo đức, có ý thức tuân theo pháp luật, đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

3.2.2.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Đa dạng hình thức tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua việc có nhiều hình thức vận động, tuyên truyền, giáo dục phong phú, đa dạng. Nghiên cứu kỹ để xác định đúng các giá trị sống, các nội dung và phương thức vận động, tuyên truyền giáo dục phù hợp với từng nội dung, từng khối lớp học sinh để có thể đạt được mục tiêu giáo dục, có được kết quả giáo dục tốt nhất.

Làm cho lực lượng giáo dục: cán bộ, giáo viên của nhà trường, cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể thấy rõ tại sao cần sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Trên cơ sở đó, khuyến khích giáo viên, các lực lương tham gia giáo dục tìm kiếm và sử dụng các hình thức giáo dục phong phú, đa dạng phù hợp với nội dung và yêu cầu giáo dục, đặc điểm nhận tức và phòng tục tập quán của học sinh để hoạt động giáo dục đạt hiểu quả cao nhất.

Trên cơ sở quán triệt mục đích, yêu cầu của việc sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền giáo dục, chỉ rõ các con đường, cách thức thực hiện việc sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh để hoạt động này vừa thống nhất với các hoạt động giáo dục của nhà trường vừa mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động giáo dục chung của nhà trường.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là lĩnh vực giáo dục có tính liên môn, liên ngành nên nhiều môn có khả năng tích hợp các nội dung thích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình day học. Trong quá

trình giảng dạy, mỗi giáo viên cần lưu ý tận dụng mọi khả năng có thể thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy môn học của mình một cách khoa học, không gò bó và phải thiết thực.

Tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các môn học, trước hết qua các bộ môn có liên quan trực tiếp như: Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ Văn, Lịch sử… về bản chất việc tích hợp vào một môn học là làm việc dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống, phục vụ những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước. Trong khi tích hợp vào một số môn, cần chú ý những điểm sau:

Nội dung kiến thức phải được sắp xếp có hệ thống, có sự chuẩn bị của giáo viên và được tiến hành khi thích hợp. Nghĩa là nội dung phải vừa đảm bảo những nội dung cơ bản, phù hợp với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo đặc trưng, nội dung và tính hệ thống của môn học. Muốn vậy cần hiểu được khả năng tích hợp nội dung giáo dục cụ thể ở những chương nào, những mục nào, những bài nào.

Các nội dung về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải được lồng ghép kiến thức một cách khéo léo vào các môn học có liên quan, nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó và có hiệu quả.

Đánh giá môn học xen kẽ những vấn đề liên quan đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Nhà trường có thể tổ chức tuyên truyền giáo dục theo các hình thức phổ biến nhất mà các tổ chức xã hội, các cơ quan tuyên truyền thường làm như phát thanh trong nhà trường, các buổi tọa đàm, các buổi nói chuyện chuyên đề... về ý thức bảo vệ môi trường để cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản vê ý thức bảo vệ môi trường như các biểu hiện đặc trưng của giá trị sống trong lao động sản xuất, trong đời sống hàng ngày, trong trang phục, ẩm thực, trong ứng xử gia tiếp và trong các tri thức của người về tự nhiên, về xã hội và về tín ngưỡng của người ... Điều quan trọng là chỉ cho các em thấy rõ các giá trị trong các biểu hiện ý thức bảo vệ môi trường của để các em tự hào về dân tộc mình, luôn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

hóa tốt đẹp, những truyền thống quy báu mà họ người cần chung sức giữ gìn. Hoặc có thể lồng các nội dung tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các hoạt động xã hội khác mà học sinh có thể tham gia tại cộng đồng hoặc thamgia tuyên truyền cổ động trong cộng đồng.

Cũng cần có sự đổi mới các nội dung, phương thức tuyên truyền phòng, giáo dục cho phù hợp với thời đại công nghệ thông tin.

Nhà trường có thể cho tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức các hoạt động tọa đàm, trao đổi về bảo vệ môi trường ở quê hương. Hoặc có thể mới các chuyên gia đến tham gia tọa đàm với các em, troa đổi với các em về từng chủ. Cũng có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các buổi sinh hoạt, biểu diễn văn nghệ, thông qua các buổi sinh hoạt của chi đội, lớp hoặc các cuộc thi đấu thể thao... để giáo dục cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh .

Cần tạo các sân chơi cho học sinh tham gia. Trong đó cần mời các chuyên gia về văn hóa trong cộng đồng cũng chơi với các em như các cuộc thi, các hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể thao ở cộng đồng hoặc nhà trường tổ chức để các em dịp giao lưu, học hỏi lẫn nhau và được các chuyên gia, những người am hiểu văn hóa hướng dẫn tìm hiểu, trải nghiệm các hoạt động văn hóa trong sân chơi đó.

Nhà trường có thể phối hợp với các đoàn thể đưa ra các khẩu hiệu hành động để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh như: “Tất cả vì môi trường xanh sạch đẹp”, “ Một thế giới trong sạch, vạn tâm hồn trong xanh”, “Môi trường ô nhiễm phá tan cuộc sống yên bình của bạ”, “Khí nhà kính đang tước đi oxy của chúng ta”, “Già trẻ gái trai, một lòng vì môi trường sạch”

Nhà trường chủ động trong phối hợp với các đơn vị, các cơ quan chuyên trách thường xuyên tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ và tổ chức giao lưu tại các đơn vị xung quanh trường để học sinh có điều kiện học hỏi và trải nghiệm trong thực tế ngoài trường. Tranh thủ tối đa các hoạt động trải nghiệm để đưa các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các môn học trong chương trình giáo dục cho học sinh. Căn cứ vào các chủ đề giáo dục của các hoạt động

trải nghiệm để lồng ghép, tích hợp các nội dung tìm hiểu ý thức bảo vệ môi trường. Trong đó có thể xác định các chủ đề hoạt động có liên quan hoặc có chủ đề hoạt động chuyên về tìm hiểu ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh .

Việc tuyên truyền giáo dục cần làm thường xuyên, liên tục nhưng cũng có thể tập trung vào các thời kỳ cao điểm để có điểm nhấn. Đó là ngày bảo vệ môi trường ngày 5 tháng 6 hàng năm, nó mang trong mình ý nghĩa lịch sự sâu sắc.

Bảo vệ môi trường là cả một quá trình dài và liên tục. Nên chúng ta không thể thờ ơ phó mặc cho bất cứ 1 cá nhân nào cả. Dưới sự phát triển không ngừng nghỉ của sản xuất hiện đại. Cùng với đó là sự gia tăng dân số của thế giới. Các hoạt động sống của con người sẽ càng ngày càng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Do đó mà Ngày môi trường thế giới chính là ngày trọng đại. Để chúng ta cùng nhìn nhận lại các tác động xấu ta đã gây nên và khắc phục, bảo vệ bền vững không gian sinh hoạt này. có thể tổ chức các hoạt động cao trào để làm nội dung kỷ niệm các ngày này. Trong các hoạt động tuyên truyền giáo dục về ngày lễ, có đưa các nội dung giáo dục các giá trị đạo đức tương ứng để giáo dục cho học sinh.

3.2.2.3 Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có chủ trương định hướng từ Ban giám hiệu đến tổ chuyên môn, đến giáo viên về cách thức, phương pháp lồng ghép các kiến thức về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào quá trình giảng dạy.

Tổ chức dạy mẫu, dự giờ để kiểm tra việc giảng viên lồng ghép và tích hợp các kiến thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào bài giảng để rút kinh nghiệm, chọn nội dung cho phù hợp và có hiệu quả tốt.

Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được tích hợp lồng ghép vào các môn: Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ Văn, Lịch sử phụ thuộc vào nội dung từng bài học, từng môn học. Do vậy khi giảng bài, giáo viên cần chú ý làm rõ mối quan hệ logic của nội dung bài học chính với nội dung được tích hợp lồng ghép vào. Bài tích hợp dù chỉ được viết ngắn và chỉ đề cập đến một yêu cầu nào đó trong nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, vẫn phải có chủ đề tư tưởng rõ ràng để khắc sâu tri thức cần giáo dục cho học sinh. Giáo dục ý thức

bảo vệ môi trường vừa phải cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết có nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, vừa phải tác động vào tình cảm của các em. Để các em có sự hiểu biết nhằm điều chỉnh hành vi cho đúng.

Tất cả giáo viên phải thường xuyên có ý thức trong việc lồng ghép, tích hợp các kiến thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào bài giảng của mình kể cả trong giáo án và trong khi lên lớp. Muốn vậy sự chuẩn bị nội dung bài giảng giáo viên phải có tinh thần hợp tác trong khâu soạn bài nhằm đảm bảo dạy đúng, dạy đủ các môn học chính trị, pháp luật có ý thức lồng ghép giảng dạy các nội dung giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường. Nhà trường phải luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị để tiết dạy được trực quan. Học sinh phải chủ động tích cực phối hợp với giáo viên trong các giờ dạy, làm cho giờ dạy sinh động và có hiệu quả.

Đồ dùng dạy học để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thường là các loại tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, băng hình. Các loại đồ dùng dạy học giáo viên có thể tự làm, tự sưu tầm để phục vụ cho bài giảng của mình, hoặc cho học sinh sưu tầm theo chủ đề giáo dục.Việc tích hợp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các môn học, trước hết giáo viên phải biết được mục đích yêu cầu của từng bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy hoc; có thể sử dụng nhiều phương pháp để tích hợp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong giảng dạy sao cho thích hợp thì bài giảng không bị nhàm chán, gượng ép.

Toàn thể cán bộ, giáo viên của nhà trường phải thống nhất và quyết tâm đưa nội dung giáo dục này vào chương trình hoạt động của nhà trường. Đồng thuận trong việc có các hình thức giáo dục đa dạng, phong phú có gắn với cộng đồng. Đây là vấn đề cần có sự thống nhất, vì đưa thêm nội dung nào vào nhà trường, “vẽ” thêm cái gì là làm giáo viên vất vả thêm cái đó. Do đó, cần phải được sự đồng thuận của giáo viên công việc mới thành công.

Các hoạt động của nhà trường cần nhận được sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần của cha mẹ học sinh, của cộng đồng. Nhất là sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. Vì thêm hoạt động, học sinh sẽ mất thêm thời gian, cha mẹ học sinh sợ con không quan tâm, không có thời gian học nên có thể không đồng ý cho con tham

gia. Vì vậy, cần có sự nhất trí của cha mẹ học sinh, sự ủng hộ của cộng đồng trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

Có kế hoạch đầy đủ, chu đáo khi tổ chức các hoạt động. Vì các hoạt động đòi hỏi thời gian, kinh phí và những điều kiện nhất định. Đặc biệt khi đưa học sinh ra ngoài trường, cần có sự chuẩn bị chu đáo để đảm bảo an toàn cho học sinh, các hoạt động có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Kế hoạch hoạt động cần phù hợp với kế hoạch hoạt động tuyên truyền giáo dục, các hoạt động chiến dich của cộng đồng để có sự phối hợp chặt chẽ, tạo hiệu quả giáo dục cao nhất có thể.

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp về giáo dục ý thức bảovệ môi trường cho học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN lý GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG QUẬN hải AN THÀNH PHỐ hải PHÒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w