3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ
Mặc dù hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích thành phần kinh tế tư như phát triển, nhưng Nhà nước cũng cần
có cơ chế, chính sách bảo vệ thành phần kinh tế tư nhân hơn là sự hỗ trợ để kinh tế tư nhân phát triển lớn mạnh hơn, đồng thời cần có cơ chế tự do sáng tạo và bảo vệ sáng tạo, có chính sách bảo vệ được tài sản, quyền sở hữu tài sản một cách vững chắc cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, đối với hộ kinh doanh cá thể cũng cần có cơ chế và chính sách cụ thể dành riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh phát triển bền vững hơn, hoạt động hiệu quả hơn.
Theo như khuyến nghị của các nhà nghiên cứu, cần đưa khu vực hộ sản xuất kinh doanh cá thể vào trong mô hình tăng trưởng mới không chỉ đơn thuần gắn liền với việc đẩy mạnh quá trình chính thức hóa khu vực phi chính thức. Có thể cải thiện năng suất của khu vực hộ kinh doanh cá thể nhờ các chính sách tăng cường thông tin cho các hộ này về cơ hội thị trường và đổi mới sáng tạo. Cần phát triển thị trường tín dụng phù hợp với đặc điểm và tính không đồng nhất của hộ sản xuất kinh doanh cá thể, trong đó cần định hướng mục tiêu tín dụng vi mô tập trung hơn vào khu vực phi chính thức và tín dụng dài hạn để thúc đẩy đầu tư cho các hộ có tiềm năng. Các nhà hoạch định chính sách không nên bỏ qua các chính sách đào tạo kỹ năng phù hợp hơn với các cơ hội thị trường và nâng cao quản lý để tăng độ tin cậy tín dụng của các hộ cá thể, đặc biệt đối với nhóm hộ có sự phát triển hơn.
Cần rà soát, bãi bỏ hoặc giảm bớt để đơn giản hóa các thủ tục vay vốn để hộ kinh doanh cá thể mới có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của nhà nước; ngoài ra, nhà nước cũng cần giảm lãi suất cho vay vốn tạo điều kiện cho hộ kinh doanh cá thể mạnh dạn đầu tư công nghệ vào sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và mở rộng thị trường.
Xem xét lại việc tăng thuế V.A.T và cả thuế doanh thu. Vì hộ kinh doanh cá thể chủ yếu là hoạt động mang tính chất hộ gia đình và phần doanh thu được chia cho tất cả đầu người tham gia vào quá trình cung cấp, sản xuất, kinh doanh của hộ. Nếu thực hiện theo đề nghị tăng thuế như hiện nay sẽ gây khó khăn của hộ kinh doanh, vì hộ kinh doanh có số vốn ít, số doanh thu thấp. Hoàn thiện các chính sách về pháp luật về kinh tế, đồng thời pháp luật là môi trường tạo ra tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, pháp luật vừa là công cụ để quản lý nhà nước vừa là cơ chế tạo động lực để các thành phần kinh tế có thể phát triển một cách hiệu quả nhất, trong đó cần thiết phải có những quy định riêng đối với khu vực hộ kinh doanh cá thể phát triển.
Đối với công tác quản lý, Nhà nước cần thực hiện đổi mới phương pháp quản lý nhà nước theo hướng “quản lý theo mục tiêu” chứ không phải quản lý theo quy trình như hiện nay. Nhà nước chỉ cần đặt ra các tiêu chuẩn còn doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ tự tìm ra cách phù hợp nhất để đạt được những tiêu chuẩn đó. Còn việc nhà nước đưa ra quy trình chỉ là hướng dẫn chứ không nên áp đặt để doanh nghiệp, hộ kinh doanh làm theo vì trong thực tế sẽ có rất nhiều cách làm khác, những quy trình khác sáng tạo hơn mà không nhất thiết phải theo đúng quy trình do nhà nước ban hành.