Quản lý nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 36)

1.2.1. Quản lý nhà nước

1.2.1.1. Quản lý nhà nước về kinh tế

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, giải quyết những quan hệ vĩ mô có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhà nước không can thiệp, giải quyết những vấn đề mang tính nội bộ trong quản lý sản

xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế (cá nhân, doanh nghiệp, tập đoàn, hợp tác xã,…) [16]

Trong quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà nước sử dụng hệ thống công cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý như công cụ pháp lý (gồm hệ thống pháp luật, các văn bản pháp quy,…), công cụ kinh tế, tài chính tiền tệ (như ngân hàng, lãi suất, chính sách thuế,…), công cụ định hướng (như chiến lược phát triển, kế hoạch, quy hoạch,…) và nhiều công cụ khác. Ngoài ra, Nhà nước cũng sử dụng phương pháp quản lý khác như cưỡng chế, kích thích, thuyết phục,… để thực hiện việc quản lý nhà nước về kinh tế.

1.2.1.2. Quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ

Quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động thương mại dịch vụ trên thị trường trong sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý. [47]

Quản lý nhà nước về TM-DV là sự tác động có tổ chức và bằng pháp luật của nhà nước, thông qua một hệ thống các chính sách về kinh tế và các công cụ kinh tế tác động lên các hoạt động TM-DV trong nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra về TM-DV và phát triển kinh tế của đất nước.

Quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ là việc tổ chức và quản lý toàn diện về TM, DV ở tầm vĩ mô, chủ yếu là điều tiết tổng thể các mối quan hệ về mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, thông qua các công cụ, hình thức và biện pháp quản lý nhằm tác động, định hướng, tạo pháp lý chung cho hoạt động thương mại, dịch vụ của các chủ thể, trong đó hộ kinh doanh cũng nằm trong diện quản lý của nhà nước. [24]

Quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ trong nền kinh tế thị trường là cần thiết khách quan. Một mặt do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị

trường gây nên, mặt khác, do nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở việc định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như thương mại dịch vụ nói riêng trong từng thời kỳ. Nhà nước cần điều tiết, can thiệp vào kinh tế và thị trường, vào các quan hệ thương mại dịch vụ nhằm đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường và giá cả, cải thiện cán cân thanh toán.

Nhà nước thống nhất quản lý về thương mại, dịch vụ bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại, dịch vụ . Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ thực hiện sự quản lý trên quy mô toàn xã hội và thống nhất toàn ngành (có sự phân cấp). Sự quản lý đó được thực hiện bằng quyền lực nhà nước, bằng hệ thống pháp luật đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ . Nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tất cả hoạt động thương mại, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, các quy định của Nhà nước và của địa phương nơi hoạt động; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, với đối tác, với người tiêu dùng; thực hiện hoạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ do Nhà nước quy định.

Quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ mới giúp cho lưu thông dịch vụ thông suốt trong phạm vi thị trường nội địa, mở rộng trao đổi dịch vụ giữa các địa phương, vừa khai thác thế mạnh của từng vùng, vừa phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong phát triển thương mại quốc tế.

1.2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ và nội dung quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về thương mại - dịch vụ , xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại - dịch vụ . Ký kết tham gia và bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về thương mại - dịch vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ.

Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại - dịch vụ . Cấp, đình chỉ, gia hạn, sửa đổi thu hồi hoặc huỷ bỏ các chứng chỉ, bằng, giấy phép và các giấy tờ liên quan đến hoạt động thương mại dịch vụ.

Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, dự báo và định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước. Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại.

Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dịch vụ; bảo vệ môi trường trong hoạt động thương mại dịch vụ.

Quản lý việc đào tạo, tuyển chọn và phát triển nhân lực ngành dịch vụ. Đại diện và quản lý hoạt động TM-DV của Việt Nam ở nước ngoài. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại dịch vụ; xử lý vi phạm pháp luật về thương mại dịch vụ; xử lý các hoạt động kinh doanh trái phép và các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại dịch vụ.

b. Nội dung quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ:

Nội dung quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực TM-DV cũng giống như quản lý nhà nước về TM-DV nói chung. Tuy nhiên, đối với hộ kinh doanh, Nhà nước không ban hành chiến lược, chính sách dành riêng đối với sự phát triển của hộ kinh doanh như ở loại hình doanh nghiệp. Do đó, đối với cấp tỉnh, huyện thường có định hướng, kế

hoạch phát triển hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ phù hợp với sự phát triển và cơ cấu kinh tế của từng địa phương.

Cũng giống như hộ kinh doanh, thì hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về kinh tế, phải chấp hành nghiêm các quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước về các hoạt động của mình. Nhà nước cũng ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh, quản lý nhằm đảm bảo hộ kinh doanh (nói chung) được hoạt động theo đúng nội dung đăng ký, lĩnh vực hoạt động và trong khuôn khổ pháp luật.

Hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực TM-DV trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải đăng ký kinh doanh tại các Phòng Kinh tế thuộc UBND cấp huyện để được cấp phép hoạt động và chịu sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động của hộ kinh doanh. Việc cấp, đình chỉ, gia hạn, sửa đổi, thu hồi hoặc hủy bỏ các giấy tờ có liên quan đến giấy phép, các điều kiện có liên quan đến hoạt động của hộ đều thực hiện tại các phòng chuyên môn của UBND huyện (thông qua bộ phận “1 cửa”).

Định kỳ, UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện tổ chức thu thập, cung cấp thông tin đối với hộ kinh doanh (nói chung) để thống kê, dự báo và định hướng cho sự phát triển của hộ kinh doanh thương mại dịch vụ phù hợp với cơ cấu và định hướng phát triển kinh tế của địa phương.

Nhà nước thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra đối với hộ kinh doanh TM-DV trong việc chấp hành pháp luật về thương mại dịch vụ; xử lý vi phạm pháp luật về thương mại dịch vụ; xử lý các hoạt động kinh doanh trái phép và các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại dịch vụ nếu có xảy ra.

1.2.1.4. Vai trò quản lý nhà nước đối với thương mại – dịch vụ:

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn; sự quản lý

của Nhà nước có vai trò quan trọng là người định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế, bảo đảm thống nhất các lợi ích cơ bản trong toàn xã hội.

Nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật, các chính sách về kinh tế để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế nhằm điều sự ổn định và phát triển của nền kinh tế cũng như là sự phát triển của ngành TM-DV. Nhà nước đề ra các quy trình, thủ tục trong quá trình quản lý và phát triển ngành thương mại – dịch vụ; đồng thời nhà nước tạo ra cơ chế và thông qua các chính sách kinh tế để thu hút sự đầu tư phát triển đối với các ngành thương mại – dịch vụ.

Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho TM-DV phát triển. Nhà nước bảo đảm sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho thương mại, phát triển. Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, luật pháp,… cho TM-DV. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù hợp với phát triển của TM-DV trong cơ chế thị trường.[4]

Nhà nước định hướng cho sự phát triển của TM-DV. Sự định hướng này thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế- xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng dẫn dắt sự phát triển của TM-DV còn được đảm bảo bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức TM-DV từ trung ương đến địa phương. [4]

Nhà nước điều tiết và can thiệp vào hoạt động TM-DV của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động TM-DV trên thị trường. Xây dựng một xã hội dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội. Trong kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội là rất lớn, Nhà nước

cần có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định cho người dân, đồng thời bảo đảm tính tự chủ sáng tạo và ham làm giàu chính đáng của mọi công dân. [4]

Thông qua đây chúng ta có thể thấy được Nhà nước có vai trò then chốt trong việc quản lý, điều hành nền kinh tế quốc dân nói chung và trên lĩnh vực hoạt động TM-DV nói riêng. Sự quản lý nhà nước đối với TM-DV là điều kiện cần thiết, góp phần giúp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực này phát triển một cách có hiệu quả, được bảo vệ quyền lợi, được đối xử công bằng, có được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đối tượng tham gia. Đồng thời Nhà nước luôn đảm bảo sự phát triển TM-DV theo quy hoạch và có định hướng mục tiêu đạt được trong tương lai.

1.2.2. Sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đến nền kinh tế Việt Nam: [1] kinh tế Việt Nam: [1]

Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước chúng ta đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, đất nước chúng ta cũng đang gặp nhiều mặt hạn chế, khó khăn.

1.2.2.1. Mặt tích cực:

Tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực cụ thể như: công nghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ…; thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại; thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển (ODA).

Tiếp thu được khoa học công nghệ mới và những kỹ năng quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nguồn nhân lực có chất lượng và có trình độ, năng lực ngày càng được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập.

Tạo ra nhiều việc làm hơn, tăng thêm thu nhập cho người lao động; khi tiếp thu được khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập so với các sản phẩm nhập khẩu. Góp phần giúp cho việc hoàn thiện các chế định về pháp luật, về kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế; tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế thị trường, hoàn thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta.

Giúp cho Nhà nước định hướng được chính sách phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng hàm lượng công nghệ và giá trị sản xuất; giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận và tham gia vào việc cung ứng sản phẩm ra toàn thế giới.

Nhìn chung, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng năng động tiếp thu khoa học, công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nguồn nhân lực. Đồng thời, từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.2.2.2. Mặt hạn chế, khó khăn:

Với việc gia nhập các tổ chức kinh tế trên thế thới và trong khu vực, nước ta sẽ thực hiện các cam kết đã ký kết khi gia nhập như xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu ảnh

hưởng đến thu ngân sách nhà nước. Song song đó, nguy cơ rủi ro về kinh tế, tình trạng phá sản doanh nghiệp ngày càng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra.

Do lợi thế nhân công rẻ và chi phí đầu tư thấp nên dẫn đến năng suất lao động tăng chậm; bên cạnh đó, nền kinh tế và các doanh nghiệp nước ta chịu sức cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp và các sản phẩm do quá trình hội nhập gây ra. Ngoài ra, sự ràng buộc của các quy tắc kinh tế đòi hỏi nước ta phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng do các nước lớn áp đặt và cần phải điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô cho phù hợp với sự điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)