Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Kinh nghiệm của quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh [42]
Quận Tân Bình là một quận nội thành của Thành phố, nơi tọa lạc sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, là một trong những quận có tốc độ tăng trưởng nhanh
về TM-DV của thành phố. Xác định cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại, dịch vụ - sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”, quận Tân Bình đã thực hiện Chương trình về “Hỗ trợ thương mại dịch vụ chất lượng cao” và nhiều chương trình, kế hoạch khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Cùng với sự vượt khó vươn lên của các thành phần kinh tế đã góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển kinh tế của quận, doanh thu thương mại dịch vụ hàng năm trong giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân là 31.31%, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 6.15%.
Giai đoạn 2015 - 2020 quận Tân Bình đã xác định cơ cấu kinh tế của quận là “Thương mại - dịch vụ”. Thực hiện công tác lãnh đạo đối với sự phát triển của kinh tế quận, Quận Tân Bình đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch để phát triển kinh tế quận theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành TM-DV trong cơ cấu kinh tế quận theo đúng định hướng và chủ trương của Thành phố về cơ cấu kinh tế.
Quận Tân Bình đã từng bước cải thiện và tạo môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh an tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế; thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm năm bắt kịp thời và chấp hành các quy định pháp luật, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, quận Tân Bình đã tăng cường công tác kiểm tra xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế như kinh doanh hàng gian, hàng giả; lập lại trật tự kinh doanh và giải tỏa các điểm kinh doanh trái phép; phối hợp thực hiện ký kết hỗ trợ vốn vay ưu đãi giữa doanh nghiệp trên địa bàn quận với các ngân hàng thương mại. Tính đến quý 1/2017, giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế cá thể đạt 372tỷ432 triệu đồng; về thương mại: tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ
chính thức quý 1 năm 2017 đạt: 16.830,74 tỷ đồng, trong đó kinh tế cá thể đạt: 6.426 tỷ đồng. Số lượng hộ KDCT trên địa bàn quận là 12.809 hộ đang hoạt động và 4.195 thương nhân đang hoạt động tại các chợ.
Thực tiễn hoạt động về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế của quận Tân Bình đã cho thấy sự định hướng, lãnh đạo của Quận ủy và công tác quản lý nhà nước, những giải pháp của chính quyền quận đã đem lại hiệu quả cao trong sự phát triển kinh tế của địa phương, nhất là việc quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động trên lĩnh vực TM-DV và công tác vận động các hộ kinh doanh có đủ điều kiện chuyển đổi thành doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh góp phần tăng tỷ trọng ngành TM-DV ngày càng cao.
1.3.2 Kinh nghiệm của quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh [39]
Quận Bình Tân là quận vùng ven của thành phố, được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Bình Chánh vào năm 2003, với 01 khu công nghiệp Tân Tạo (và một Khu công nghiệp vốn 100% người ngoài) tọa lạc trong địa bàn quận. Khi mới thành lập, kinh tế quận phát triển chưa vững chắc, sức cạnh tranh thấp, … quận Bình Tân đã nỗ lực, quyết tâm đề ra nhiều giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế quận. Với định hướng phát triển nhanh ngành TM-DV thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng trưởng bền vững, góp phần hiệu quả vào quá trình phát triển của quận. Trong đó tập trung nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ, TM-DV; đẩy mạnh mạng lưới kinh doanh dịch vụ; tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó, kinh tế quận tiếp tục tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Tính đến 6/2017, toàn quận Bình Tân có 21.004 hộ kinh doanh (trong đó có 13.259 hộ kinh doanh về lĩnh vực TM-DV); chỉ tính trong 6 tháng đầu năm
2017 có 1.886 doanh nghiệp và 2.076 hộ kinh doanh đăng ký mới với 6.616,273 tỷ đồng.
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế luôn được quận quan tâm thực hiện như đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ KDCT nhất là về kiểm tra an toàn thực phẩm; thực hiện tốt công tác giải quyết, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, hỗ trợ các hộ KDCT đủ điều kiện chuyển sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quận đã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính trên lĩnh vực kinh tế, triển khai và sử dụng phần mền quản lý doanh nghiệp – hộ KDCT đến cấp phường nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, hộ KDCT có thể thực hiện nhanh các thủ tục có liên quan đến việc thành lập, hoạt động; đồng thời qua đó quận cũng quản lý chặc, hiệu quả về số lượng đơn vị kinh tế đang hoạt động tại quận.
1.3.3 Kinh nghiệm của quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh [41]
Quận 10 là một trong những quận trung tâm của thành phố, có vị trí thuận lợi, là một trọng điểm giao dịch thương mại của thành phố. Trong những năm gần đây, lĩnh vực hoạt động của ngành TM-DV có tốc độ phát triển nhanh, với nhiều loại hình TM-DV cao cấp và đa dạng tạo được sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển.
Quận 10 có sự phát triển nhanh về lĩnh vực TM-DV với rất nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn quận. Với định hướng phát triển ngành TM-DV là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu ngành kinh tế, quận 10 đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh gắn liền với công tác cải cách thủ tục hành chính (như thực hiện đăng ký kinh doanh liên thông với việc cấp mã số thuế đã rút ngắn thời gian xuống còn 1/2 so với
trước), đổi mới công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế; thực hiện có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp và nhiều giải pháp khác đã được thực hiện đồng bộ.
Quận 10 đã tập trung hình thành các khu thương mại tập trung, mở rộng thị trường phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên cơ sở huy động mọi tiềm lực trong nhân dân tham gia xây dựng và phát triển kinh tế, tỷ trọng thương mại dịch vụ luôn chiếm 80- 85% giá trị tổng sản phẩm hàng năm, các ngành kinh doanh dịch vụ mới đã xuất hiện như: dịch vụ khoa học công nghệ, viễn thông, tin học, dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí,.. Các thành phần kinh tế dân doanh phát triển nhanh và đa dạng với hàng chục ngàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh cá thể.
1.3.4 Bài học rút ra cho quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Từ thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thương mại – dịch vụ nói chung và đối với hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ nói riêng của một số quận nêu trên, quận Tân Phú có thể rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm áp dụng một cách có sáng tạo, phù hợp với thực tiễn tại quận, cụ thể như sau:
- Với những kết quả đã đạt được của quận Tân Bình, quận Tân Phú có thể tham khảo, nghiên cứu thêm về Chương trình “Hỗ trợ thương mại dịch vụ chất lượng cao” để thực hiện và cả sự kiên quyết, quyết tâm của Đảng, chính quyền và các cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện những giải pháp đã đề ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, việc nâng cao chất lượng công tác quản lý của các cơ quan chuyên môn trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ và công tác vận động hộ kinh doanh chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh.
- Qua thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể của quận Bình Tân thì quận Tân Phú có thể học hỏi những mô hình, giải pháp
và cả việc áp dụng phần mền quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh vào quá trình quản lý, đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh từ quận đến 11 phường thuộc quận nhằm nắm chắc, chặt chẽ về số lượng, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể dễ dàng tra cứu các hướng dẫn thực hiện công tác hành chính có liên quan đến việc đăng ký, kê khai thuế,… và giảm bớt thời gian đến các cơ quan để thực hiện thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động.
- Đối với kinh nghiệm từ quận 10 cho thấy quy trình quản lý nhà nước về kinh tế đã rất thành công và hiệu quả; học hỏi kinh nghiệm của quận 10 nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh; công tác định hướng công tác quản lý những ngành kinh doanh dịch vụ mới đang hình thành trong quá trình hội nhập.
Ngoài một số kinh nghiệm của các quận vừa nêu trên, quận Tân Phú có thể tổ chức các hội nghị trao đổi về kinh nghiệm, giải pháp nâng cao nghiệp vụ quản lý nhà nước hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hộ kinh doanh; tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhằm lắng nghe, hoàn thiện cơ chế riêng hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển nhanh, bền vững kinh tế quận trong thời gian tới,... nhằm để hoàn thành mục tiêu mà quận đề ra về phát triển kinh tế.
Tiểu kết chương 1
Qua việc trình bày một số nội dung lý luận về hộ kinh doanh cá thể, thương mại – dịch vụ và một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thành phần kinh tế tư nhân qua các thời kỳ phát triển, có thể thấy được vị trí, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đối với hộ kinh doanh cá thể, là đơn vị kinh tế độc lập của kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh cá thể có tốc độ phát triển nhanh và góp phần vào sự phát triển của kinh tế tư nhân. Hộ kinh doanh cá thể không chỉ tạo ra nguồn sản phẩm cung cấp một phần nhu cầu thiết yếu của xã hội mà còn giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội, qua đó giúp tạo thêm thu nhập, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của người dân.
Có thể thấy, hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến trong nền kinh tế nước ta. Trong điều kiện hiện nay, với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân (theo Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 khóa XII của Đảng) hy vọng hộ kinh doanh cá thể sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn và có thể tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ trong quá trình hội nhập nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong tương lai.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘ KDCT TẠI QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử hình thành của Quận Tân Phú
2.1.1.1. Về vị trí địa lý:
- Quận Tân Phú thành lập vào tháng 12/2003 trên cơ sở chia tách từ quận Tân Bình cũ, hiện nay quận Tân Phú được xác định là quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích khoảng 1.606,98 ha diện tích tự nhiên.
- Địa giới hành chính quận Tân Phú: phía đông giáp quận Tân Bình; phía tây giáp quận Bình Tân; phía nam giáp các Quận 6, Quận 11; phía bắc giáp Quận 12.
- Quận Tân Phú phân chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới Hòa.
- Về lịch sử, quận Tân Phú gắn với địa danh địa đạo Phú Thọ Hòa được xây dựng năm 1947, được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử cấp quốc gia”.
2.1.1.2. Về dân cư:
Dân số của quận Tân Phú khi mới thành lập 310.876 nhân khẩu và đến thời điểm hiện nay, quận có dân số 481.188 nhân khẩu/122.957 hộ. Về dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 93,54%, còn lại các dân tộc khác là 6,64% như Hoa, Khmer, Chăm,…Về tôn giáo: có 04 tôn giáo lớn đang thực hiện tín ngưỡng tại quận Tân Phú với khảng 155.643 người (khoảng 32,34% số dân toàn quận), trong đó: Phật giáo khoảng 84.912 người với 35 cơ sở thờ tự, Công
giáo có khoảng 66.534 người với 9 cơ sở thờ tự, Tin lành có khoảng 2.340 người với 4 cơ sở thờ tự, Cao đài có khoảng 1.767 người với 1 cơ sở thờ tự (Nguồn: Chi Cục Thống kê quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh)
2.1.1.3. Về cơ sở hạ tầng:
Với nền tảng ban đầu về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, sinh hoạt còn thiếu, còn nhiều cơ sở sản xuất - kinh doanh gây ô nhiễm môi trường; hệ thống điện - đường - trường - trạm, nước sạch cho nhân dân, các khu vui chơi, giải trí… cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đường sá chủ yếu là đường đất, khó khăn trong giao thông, buôn bán, sinh hoạt; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ người lao động thất nghiệp và hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo cao.
Với chủ trương “thay da đổi thịt”, Đảng, Chính quyền và Nhân dân quận Tân Phú đã từng bước thực hiện cải tạo hệ thống giao thông (với cuộc vận động “hiến đất làm đường” trong nhân dân), chỉnh trang đô thị, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hạ tầng xã hội, xây dựng nhiều công trình trọng điểm về thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nhà ở, … phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh. Hình thành các trung tâm thương mại – dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu cho nhân dân như Trung tâm văn hóa thể dục thể thao, khu thương mại – dịch vụ mua sắm (siêu thị), khu công viên,… Qua đó đã giúp cho quận mở rộng, nâng cấp các tuyến đường hẻm với 42% đường đất lầy lội đến nay đã bê tông hóa 98,5% các tuyến đường trong quận; song song đó hệ thống cấp nước sạch cũng không ngừng được cải tạo và mở rộng, trước khi thành lập quận chỉ có 21% hộ dân được gắn đồng hồ nước thì đến nay toàn quận đã có 95% hộ dân được gắn đồng hồ nước và cung cấp nước sạch; 100% hộ dân được sử dụng điện thắp sáng.
2.1.2. Tình hình hoạt động hộ KDCT trên lĩnh vực TM-DV:
2.1.2.1. Hoạt động thương mại – dịch vụ của quận Tân Phú
Sau khi thành lập, ngành kinh tế của quận Tân Phú (trừ khu công nghiệp Tân Bình), thì các cơ sở sản xuất kinh doanh của quận Tân Phú đa số đầu tư mang tính tự phát manh mún, nằm xen kẽ trong các cụm dân cư. Thiết bị –