Công tác kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh của các hộ kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 74)

2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương

2.2.4 Công tác kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh của các hộ kinh

doanh thương mại – dịch vụ

Kiểm tra là hoạt động bắt buộc của cơ quan quản lý nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội cho đến đời sống. Việc kiểm tra nhằm chấn chỉnh những hành vi vi phạm đối với các hoạt động không tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Trong đó, đối với lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực của hộ kinh doanh TM-DV nói riêng thì việc kiểm tra là nội dung không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Kiểm tra được thực hiện theo định kỳ và đúng mục đích của việc kiểm tra đối với từng lĩnh vực cụ thể, nội dung kiểm tra là việc chấp hành pháp luật trong hoạt động TM-DV của hộ kinh doanh đã đăng ký như việc kinh doanh có đúng với nội dung đăng ký, hoặc việc sử dụng lao động hoặc kiểm tra nguồn gốc của các mặt hàng đang kinh doanh,… Qua công tác kiểm tra giúp cho cơ quan quản lý nhà nước định hướng được công tác quy hoạch, sự phát triển của ngành, lĩnh vực và cả việc vi phạm pháp luật nếu có để đề ra những biện pháp, giải pháp nhằm làm hạn chế tối đa tiêu cực, đồng thời tạo ra sự bình đẳng và trật tự trong kinh doanh. Hình thức kiểm tra có thể kiểm tra trước (tiền kiểm) hoặc kiểm tra sau (hậu kiểm) của quá trình đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công tác kiểm tra trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (tiền kiểm): Đây là bước đầu của việc xác định được địa điểm kinh doanh có

đúng với nội dung đăng ký hay không, bên cạnh đó còn kiểm tra nơi để xe (tránh việc lấn chiếm lề đường, lòng đường trong kinh doanh). Nếu có đủ điều kiện, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật, nếu không đủ điều kiện kinh doanh thì cơ quan quản lý sẽ trao đổi với người đăng ký kinh doanh để thông báo không đủ điều kiện kinh doanh.

Công tác kiểm tra sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hậu kiểm): việc kiểm tra này sẽ cho thấy hộ kinh doanh hiện đang hoạt động như thế nào, có đúng với nội dung ngành nghề đăng ký và cả việc phải đảm bảo theo các yêu cầu của các cơ quan quản lý chuyên ngành hay không (như về sử dụng lao động, biện pháp phòng cháy chữa cháy, thực hiện thuế,…). Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải có được giấy phép đủ điều kiện để kinh doanh trong những lĩnh vực này (như chứng chỉ hành nghề, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, về kinh doanh thuốc lá, kinh doanh rượu,…) nhằm đảm bảo cho tính an toàn cho người sử dụng các dịch vụ này.

Ngoài ra, còn có thực hiện việc kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo định kỳ nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và rà soát, thống kê lại số hộ đang hoạt động hay đã ngưng hoạt động mà không báo cáo. Bên cạnh đó, việc kiểm tra còn để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và chấn chỉnh những hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, sức khỏe của người lao động và người dân xung quanh. Đặc biệt là kiểm tra đối với các ngành nghề nhạy cảm như bar, beer clup, karaoke, cơ sở massage và các ngành nghề dễ xảy ra tiêu cực khác đang hoạt động trên địa bàn quận.

Trong giai đoạn 2015 đến nay, công tác kiểm tra của quận Tân Phú đã thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động của hộ kinh doanh TM-DV đúng theo nội

dung đã đăng ký kinh doanh. Việc kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch chung, có sự phối hợp giữa các cơ quan (kiểm tra liên ngành) và kiểm tra chuyên ngành có sự phối hợp với 11 UBND phường. Kết quả qua các năm như sau:

- Năm 2015: Tiến hành hậu kiểm đối với 1.651 hộ cá thể. Trong đó, có 75 hộ chưa hoạt động; 1.555 hộ đã hoạt động; 21 hộ ngưng nghỉ, không hoạt động; 1.630 hộ đăng ký kinh doanh đúng địa chỉ và ngành nghề đăng ký. Qua đó, UBND quận đã ban hành 58 quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại và lĩnh vực điện với tổng số tiền là 487.250.000 đồng.

- Năm 2016: tiến hành hậu kiểm đối với 2.227 hộ kinh doanh trên địa bàn quận. Kết quả như sau: có 31 hộ chưa hoạt động; 2.093 hộ đang hoạt động đúng địa chỉ và ngành nghề đăng ký; 103 hộ ngưng nghỉ, không hoạt động. Qua công tác kiểm tra đã ban hành 08 quyết định xử phạt về lĩnh vực thương mại với số tiền là 21.750.000 đồng; về lĩnh vực điện: 08 quyết định với số tiền là 126.000.000 đồng;

- Trong 6 tháng đầu năm 2017, qua công tác kiểm tra sau đăng ký kinh doanh đối với 1.290 hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Kết quả như sau: có 07 hộ chưa hoạt động; có 1.238 hộ đang hoạt động đúng địa chỉ và ngành nghề đăng ký và có 45 hộ ngưng nghỉ, không hoạt động.

- Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn và 11 UBND phường cũng thường xuyên thực hiện công tác vận động chủ hộ kinh doanh cho người lao động thuê phòng để ở không tăng giá thuê nhà, giá điện, nước sinh hoạt nhằm cùng chia sẽ khó khăn với người lao động.

Với kết quả kiểm tra như trên, cho thấy công tác kiểm tra của quận luôn có sự chủ động trong công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn, nhất là Phòng Kinh tế là đơn vị chủ lực của việc kiểm tra hoạt động. Qua công tác

kiểm tra cho thấy, những vi phạm trong lĩnh vực TM-DV đều có xảy ra và với xu hướng giảm dần qua các năm. Qua kiểm tra, cũng đã giúp cho công tác quản lý nhà nước về hộ kinh doanh TM-DV ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và việc chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh TM-DV ngày càng nghiêm hơn và ít vi phạm hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)