Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 61)

2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương

2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương mạ

mại dịch vụ

2.2.2.1. Khái quát về bộ máy quản lý nhà nước về thương mại – dịch vụ

Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, được phân chia cấp quản lý theo

cấp bậc nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế nói chung và đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ nói riêng.

- Ở Trung ương:

+ Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, có nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả mọi mặt, trong đó có quản lý nhà nước về kinh tế. Vì vậy, Chính phủ cũng thống nhất quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ .

+ Bộ Công thương (trước đây là Bộ Thương mại): là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện quản lý nhà nước đối với thương mại - dịch vụ.

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại đối với lĩnh vực dịch vụ được phân công phụ trách. Đồng thời Chính phủ cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Công thương để thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ

- Ở địa phương: gồm Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ trong phạm vi địa phương quản lý theo sự phân cấp của Chính phủ.

+ Đối với cấp tỉnh: Sở Công thương là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp UBND cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ.

+ Đối với cấp quận/huyện/thị trấn: được thành lập phòng, ban chuyên môn, nhằm thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND cùng cấp thực hiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, trong đó có lĩnh vực TM-DV theo đúng chức năng, quyền hạn được phân công theo quy định.

+ Đối với cấp xã/phường: Tuy không có thành lập bộ phận tham mưu như cấp quận, tỉnh nhưng có phân công cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh tế tại địa bàn.

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương mại – dịch vụ tại quận Tân Phú mại – dịch vụ tại quận Tân Phú

Trên lĩnh vực kinh tế, UBND quận Tân Phú đã thành lập các cơ quan chuyên môn để phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, trong đó có quản lý về hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động tại quận. Tổ chức bộ máy về quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận gồm những cơ quan sau:

Phòng kinh tế:

- Phòng Kinh tế quận Tân Phú là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Phòng Kinh tế quận có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại; dịch vụ; quản lý năng lượng; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; nông nghiệp.

- Riêng lĩnh vực TM-DV: Phòng Kinh tế tham mưu Ủy ban nhân dân quận xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng thương mại trên địa bàn quận; Giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện quản lý nhà nước đối với chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng thương mại trên địa bàn quận; Bên cạnh đó, Phòng Kinh tế cũng thành lập Tổ chuyên môn về thương mại, dịch vụ nhằm thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

+ Thực hiện công tác thẩm định, đăng ký, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra và đề xuất xử lý vi phạm đối với hộ kinh doanh trong việc chấp hành pháp luật khi sản xuất, kinh doanh, về ngành nghề khi đăng ký, về địa điểm đăng ký.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan đến hộ KDCT hoạt động trên lĩnh vực TM-DV theo đúng quyền hạn và theo sự phân công của UBND quận.

+ Cử cán bộ phụ trách theo từng địa bàn phường, phối hợp với cán bộ kinh tế phường thực hiện công tác rà soát, kiểm tra số hộ kinh doanh đang hoạt động nhưng không đăng ký kinh doanh theo quy định

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận:

- Đây là bộ phận tiếp nhận ban đầu về hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể; chuyển đến Phòng Kinh tế thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định; đồng thời là bộ phận hoàn trả kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh (thực hiện theo cơ chế “1 cửa”).

- Thực hiện công tác liên thông với Chi cục Thuế nhằm cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ủy ban nhân dân tại 11 phường:

- Trong lĩnh vực kinh tế, UBND phường có trách nhiệm quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn phường. Đối với hoạt động của hộ kinh doanh, dù hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh hoặc không có đăng ký kinh doanh (như hàng tạp hóa nhỏ, hàng rong, hàng ăn, uống…) theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì trách nhiệm của UBND phường phải thực hiện công tác quản lý đối với những hộ kinh doanh này.

- UBND phường cử cán bộ phụ trách kinh tế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nhằm quản lý chặt chẽ về số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn quản lý. Qua công tác kiểm tra phát hiện kịp thời các trường hợp kinh doanh vi phạm pháp luật và báo cáo về UBND phường nhằm thực hiện công tác kiểm tra xử lý hoặc đề nghị Phòng Kinh tế quận tiến hành kiểm tra (nếu không thuộc thẩm quyền của phường) để xử lý theo quy định; hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn quận tiến hành kiểm tra, xử lý đối với những hộ kinh doanh những ngành nghề bị cấm.

- Định kỳ, UBND phường tổ chức kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm tra hoạt động của hộ kinh doanh nhằm nhắc nhở hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những hộ kinh doanh không thực hiện đúng pháp luật về hoạt động kinh doanh, kinh doanh không đúng ngành nghề, kinh doanh quá giờ quy định, kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy,…

- Ngoài việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động của hộ kinh doanh, UBND phường cũng là nơi thực hiện giải quyết ban đầu về khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hộ kinh doanh; báo cáo, kiến nghị đến UBND quận hoặc các cơ quan chuyên môn của quận để giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo nếu vượt quá thẩm quyền và trách nhiệm của UBND phường.

Ban Quản lý chợ:

Thực hiện việc quản lý, kiểm tra đối với các hộ kinh doanh, các quầy hàng, sạp hoạt động tại chợ. Trong quá trình quản lý, kiểm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm thì Ban Quản lý chợ lập biên bản vi phạm của hộ kinh doanh, quầy hàng, sạp và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt. Như vậy, Ban Quản lý chợ không có quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Các cơ quan chuyên môn khác thực hiện công tác chuyên ngành có liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh như:

+ Đội Quản lý thị trường: thực hiện công tác kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, hàng gian, hàng giả nhằm tịch thu, tiêu hủy hoặc bán đấu giá theo đúng quy định

+ Chi cục Thuế: Cung cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh và định mức thuế hộ kinh doanh phải thực hiện đóng thuế, nợ thuế của các hộ kinh doanh.

+ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận: kiểm tra, hướng dẫn thực hiện về công tác phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định của ngành đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh theo địa bàn quản lý.

+ Chi Cục Thống kê: Thực hiện việc thống kê lại số lượng hộ kinh doanh đang hoạt động tại quận theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và các số liệu khác có liên quan đến hộ kinh doanh.

+ Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội, Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Y tế, Thanh tra: thực hiện công tác tham mưu cho UBND Quận trong việc quản lý và xử lý các vi phạm trong quá trình phối hợp quản lý theo lĩnh vực chuyên ngành của cơ quan. Thực hiện tốt những nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến ngành mình phụ trách đối với hoạt động của hộ kinh doanh.

Như vậy, bộ máy quản lý nhà nước về hộ kinh doanh cá thể tại quận Tân Phú được tổ chức một cách bài bản, thống nhất và theo đúng luật định. Tất cả các cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện theo từng nhiệm vụ riêng; nhưng phối hợp cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung của UBND quận giao về quản lý đối với hoạt động của hộ kinh doanh cá thể theo mối quan hệ phối hợp, bình đẳng và có sự phân công rõ ràng theo quy chế.

2.2.3. Công tác quy hoạch đối với hộ kinh doanh thương mại – dịch vụ

2.2.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch TM-DV trong thời gian qua

Sau khi quận được thành lập, với sự thống nhất về chủ trương phát triển kinh tế, quận Tân Phú đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực để thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp và khuyến khích hộ kinh doanh đầu tư vốn, máy móc thiết

bị vào sản xuất kinh doanh. Với những khó khăn và hạn chế về cơ sở hạ tầng giao thông, quận Tân Phú cũng đã tiến hành chỉnh trang đô thị nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đô thị hóa. Từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế quận theo hướng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của TM-DV, trong đó quận cũng đặt ra mục tiêu phát triển nhanh các ngành TM-DV có chất lượng cao như tài chính ngân hàng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế, dịch vụ thể thao, dịch vụ giáo dục,… đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường sang phát triển các ngành sản xuất sạch, không gây ô nhiễm, có hàm lượng chất xám cao và giá trị kinh tế cao hơn hoặc khuyến khích di dời, chuyển đổi sang lĩnh vực TM-DV.

Công tác quy hoạch phát triển kinh tế đối với lĩnh vực TM-DV được Đảng và Chính quyền quận Tân Phú rất quan tâm thực hiện nhằm làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng TM-DV. Vì vậy, công tác quy hoạch định hướng phát triển TM-DV là một trong những trọng tâm trong cơ cấu kinh tế của quận Tân Phú đến năm 2020. Đối với hộ kinh doanh đang hoạt động trên lĩnh vực TM-DV cũng được quan tâm và định hướng công tác quy hoạch nhằm tránh việc hộ kinh doanh TM-DV phát triển một cách tự phát. Qua công tác thực hiện quy hoạch đối với hộ kinh doanh TM-DV nhằm để thực hiện công tác quản lý nhà nước được tốt hơn, việc định hướng về phát triển các lĩnh vực của TM-DV sẽ tập trung, tạo điều kiện để hộ kinh doanh và người dân tham gia các hoạt động mua bán, giao dịch thuận tiện hơn. Kết quả ban đầu cho thấy, các ngành kinh tế cơ bản đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra là tăng dần tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu các ngành kinh tế của quận; một số ngành thương mại - dịch vụ chất lượng cao đã được hình thành và có xu hướng phát triển mạnh; mạng lưới thương mại - dịch vụ

phát triển đều khắp trong quận, một số tuyến đường chuyên doanh đã được hình thành và bước đầu phát huy được hiệu quả.

Với những nội dung được phân tích về hộ kinh doanh TM-DV đã nêu tại phần 2.1.2 đã cho thấy sự phát triển của hộ kinh doanh về lĩnh vực TM-DV là rất cần thiết cho sự phát triển của kinh tế quận, góp phần vào việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm và các nhu cầu thiết yếu của người dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho người dân ngày càng tốt hơn.

Chính vì vậy, trong định hướng phát triển kinh tế quận giai đoạn 2015 – 2020, quận Tân Phú đã thực hiện công tác quy hoạch phát triển ngành TM- DV của quận theo hướng tăng dần tỷ trọng TM-DV lên 41%, đồng thời đặt ra những chỉ tiêu cụ thể để thực hiện công tác quy hoạch này, trong đó về doanh thu TM-DV tăng bình quân từ 25% - 30%/năm và phấn đấu mỗi năm có 1.500 hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành lập mới. Như vậy, với định hướng phát triển ngành TM-DV nói chung và hộ kinh doanh TM-DV nói riêng đã được khuyến khích phát triển nhanh và theo hướng bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng.

2.2.3.2. Công tác quy hoạch hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống

Hoạt động kinh doanh tại các chợ truyền thống trên địa bàn quận chủ yếu do các hộ kinh doanh đăng ký thực hiện hoạt động thương mại và các thương nhân không phải diện đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực hiện. Chính vì vậy, tại các chợ truyền thống do các hộ kinh doanh thực hiện với số vốn ít nhưng đã giải quyết được một lượng lao động dư thừa trong xã hội, thực hiện đầy đủ việc đóng các loại thuế, phí, lệ phí theo đúng quy định của Nhà nước. Hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh tại chợ cũng rất phức tạp, nhất là việc mua bán không có nêm yết giá và có sự mặc cả giữa người mua và người bán với phương châm “thuận mua vừa bán”, vì vậy, có những trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa người mua với người bán và giữa

những người bán với nhau do sự cạnh tranh về giá. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước và công tác quy hoạch đối với các hộ kinh doanh và các tiểu thương tại các chợ cần phải thực hiện để việc quản lý, kiểm soát của cơ quan nhà nước dễ hơn và theo hướng văn minh, hiện đại hơn. Với mục tiêu xây dựng cả 6/6 chợ truyền thống đạt chuẩn “Văn minh thương mại”, thì trong thời gian tới quận cần thực hiện tốt việc đối thoại với các tiểu thương tại các chợ để lấy ý kiến về việc thực hiện “văn minh thương mại”, việc công khai nêm yết bảng giá tại các quầy hàng, việc ứng xử văn minh trong giao dịch mua bán và trao đổi hàng hóa, việc quản lý, kiểm soát chặt các nguồn hàng và quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm đối với những ngành hàng kinh doanh về thực phẩm, ăn uống và công tác phòng cháy, chữa cháy tại chợ.

Hiện nay, công tác quy hoạch chợ đạt chuẩn “văn minh thương mại” đã có được 3/6 chợ đạt chuẩn, dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xây dựng chợ “văn minh thương mại” cả 6/6 chợ. Bên cạnh quy hoạch chợ đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)