Đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 115)

3.3. Kiến nghị

3.3.2. Đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố rất cần thiết trong việc định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường: cần có khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các nhà bán lẽ để định hướng việc sản xuất đúng với nhu cầu thực tế của thị trường nhằm tránh việc sản xuất hàng loạt làm dư thừa sản phẩm dẫn đến bị mất giá, dư thừa hàng hóa, gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước và thiệt hại cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Khuyến khích phát triển, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh lĩnh vực TM-DV và khu vực hộ kinh doanh cá thể hoạt động; bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các thành phần kinh tế.

Thành phố cần thiết căn cứ vào các chính sách của Đảng, nhà nước để xây dựng chính sách, đề án riêng cho khu vực hộ kinh doanh cá thể nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước, điều chỉnh hoạt động hộ kinh doanh theo đúng chủ trương, chính sách và quan trọng hơn là tạo điều kiện phát triển tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà hộ kinh doanh cá thể có thể và đủ khả năng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ ra thị trường.

Thực hiện hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố, trong đó có quận Tân Phú để tạo điều kiện cho quận giao thương thuận lợi hơn với bên ngoài, kết nối hạ tầng giao thông với các quận bạn, địa phương khác trong việc lưu chuyển hàng hóa của quận.

Thành phố cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ đãi ngộ, lương của cán bộ, công chức vì lương hiện nay là rất thấp so với mặt bằng chung của Thành phố, đồng thời khả năng làm việc của cán bộ, công chức lại cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Vì vậy, khi xây dựng Thành phố theo Nghị quyết 16 của Chính phủ, thì chính quyền thành phố cũng cần xây dựng những đề án đặc thù, cơ chế đặc thù riêng để tạo điều kiện và động lực phát triển cho thành phố. Song song đó, là việc tự chủ trong vấn đề lương của cán bộ, công chức thành phố nhằm cải thiện mức sống và khả năng cống hiến của cán bộ, công chức theo như ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – Nguyễn Thiện Nhân đã đặt ra.

Tiểu kết chương 3

Với phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới và những đề xuất về giải pháp đã nêu, hy vọng khu vực hộ kinh doanh của quận Tân Phú phát triển một cách hài hòa, hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích, tiện ích cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần tăng nhanh giá trị doanh thu và tỷ trọng của ngành TM- DV trong cơ cấu kinh tế của quận, góp phần làm đa dạng ngành nghề kinh tế, đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân trong và ngoài quận.

Ngoài những kiến thức được học trong chương trình cao học về quản lý nhà nước tại Học viện hành chính thì bản thân tác giả không có kinh nghiệm và cũng chưa từng công tác trong lĩnh vực kinh tế, bản thân tác giả chỉ tham khảo những ý kiến của phòng ban chuyên môn, tham khảo các văn bản về kinh tế của quận để thực hiện luận văn này. Vì vậy đối với những đề xuất về giải pháp còn mang tính chủ quan nên không tránh khỏi những đề xuất chưa phù hợp với thực tế tại quận Tân Phú. Bên cạnh đó, thực tế hoạt động của hộ kinh doanh và công tác quản lý nhà nước tại quận đối với hộ kinh doanh cá thể luôn rất sinh động và có sự biến động nhất định trong quá trình công tác. Do đó, những giải pháp nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, trong quá trình quản lý nhà nước thì có nhiều vấn đề khác được phát sinh và việc cần thiết phải áp dụng, vận dụng nhiều biện pháp, giải pháp cùng lúc để giải quyết nhằm tăng hiệu quả quản lý trong thực tế.

KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, thì sự phát triển nhanh và mạnh của hộ KDCT đạt được những thành công nhất định, qua đó đã góp phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, đã tạo ra nhiều việc làm giải quyết được một phần của sự thất nghiệp ngày càng tăng trong lực lượng lao động, góp phần thúc đẩy kinh doanh, giải ngân nguồn vốn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong các thành phần kinh tế, … có thể nói, vai trò của hộ KDCT đối với nền kinh tế là một phần không thể thiếu vì đã cung cấp một phần nhu cầu thiết yếu của người dân. Vai trò của hộ KDCT ngày càng khẳng định được vị trí và có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Với chủ trương “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong vấn đề phát triển đều bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Với định hướng phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân thì khu vực hộ cá thể, tiểu chủ, cũng được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ để phát triển lên quy mô lớn hơn hoặc liên kết hình thành các tổ hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho doanh nghiệp.

Tại quận Tân Phú, thì việc định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ đã góp phần làm cho khu vực kinh tế của quận được phát triển nhanh, đi đúng hướng và giảm thiểu tác động đến môi trường, tăng thu ngân sách nhà nước và góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân và góp phần giữ giữ trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn tồn tại cần phải khắc phục mà tác giả đã nêu trong luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Tuấn Anh (2016), “Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới”, http://baochinhphu.vn/Dua-Nghi-quyet-Dai-hoi- XII-cua-Dang-vao-cuoc-song/

2. Đinh Văn Ân – Hoàng Thu Hòa (đồng chủ biên) (2007), Phát triển khu vực dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Trương Cường (chủ biên) (2007), WTO kinh doanh và tự vệ, NXB Hà Nội, Hà Nội.

4. Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân (2012), Giáo trình kinh tế các ngành thương mại - dịch vụ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

6. Chính phủ (2016), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, Nghị quyết số 63/NQ-CP, Hà Nội.

7. Chính phủ (2015), Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

8. Chính phủ (2016), Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, đối với hộ kinh doanh, Hà Nội.

9. Chính phủ (2013), Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.

10. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng cạnh tranh, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Nghị quyết số 05- NQ/TW, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 10-NQ/TW, Hà Nội.

16. Học viện hành chính (2013), Giáo trình Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

17. Học viện hành chính (2013), Giáo trình Quản lý nhà nước về đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

18. Học viện hành chính (2010), Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

19. Trần Thị Kim Liễu (2015), Quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Huỳnh Cách Mạng (2008), Các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ trên địa bàn cấp quận giai đoạn 2008 – 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

22. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2003), Tự do hóa thương mại ở Asean,

23. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

24. Phạm Thị Oanh (hệ cử nhân 2010), Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn quận 10 TP. Hồ Chí Minh.

25. Phòng Kinh tế quận Tân Phú, Báo cáo kinh tế quận các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 6 tháng 2017, quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Quốc Hội (2014), Luật số 60/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

27. Quốc hội (2005), Luật số 26/2005/QH11 ngày 14/6/2005 về Luật Thương mại, Hà Nội

28. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoan 2016 – 2020, Hà Nội.

29. Hoàng Đức Thân (2002), Giáo trình kinh tế các ngành thương mại dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội

30. Trần Thị Tuyết (2015), Biện pháp tăng cường quản lý thu thuế hộ KDCT tại Chi cục Thuế huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.

31. Đặng Thùy Khánh Vân (2011), Quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Viện Nghiên cứu thương mại (2003), Xúc tiến thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Ủy ban nhân dân quận Tân Phú (2013), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh 10 năm (2003 - 2013) và phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020, quận Tân Phú – Thành phố Hồ Chí Minh.

34. Ủy ban nhân dân quận Tân Phú (2011), Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giai đoạn 2011 – 2015), quận Tân Phú – Thành phố Hồ Chí Minh.

35. Ủy ban nhân dân quận Tân Phú (2016), Kế hoạch thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng trên địa bàn quận Tân Phú giai đoạn 2016 – 2020, quận Tân Phú – Thành phố Hồ Chí Minh.

36. Ủy ban nhân dân quận Tân Phú (2017), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017, quận Tân Phú – Thành phố Hồ Chí Minh. 37. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Đề cương chi tiết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.

38. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Quyết định 33/2016/QĐ-UBND ngày 06/9/2016 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn UBND Thành phố Hồ Chí Minh trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập, Thành phố Hồ Chí Minh.

39. Website http://www.binhtan.hochiminhcity.gov.vn/, 22/6/2017

40. Website http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/, “Tổng quan lý thuyết về ngành kinh tế dịch vụ - phần 1”.

41. Website http://www.quan10.hochiminhcity.gov.vn/, 03/02/2016

42. Website http://www.tanbinh.hochiminhcity.gov.vn/,

43. Website http://www.tanphu.hochiminhcity.gov.vn/, 14/7/2015

44. Website http://www.tapchicongsan.org.vn, “Vai trò của hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức”, 26/5/2017

45. Website http://tongdaituvanluat.vn/, “Đặc điểm của hộ kinh doanh là gì”, 07/08/2016

46. Website http://www.trungtamwto.vn/wto/nghien-cuu-tranh-luan/,

“Thương mại dịch vụ một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, 22/12/2009.

47. Website https://voer.edu.vn/, “Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)