Nguyên tắc bất kiêm nhiệm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TOÀN CẦU HP (Trang 34 - 35)

Nguyên tắc này qui định phải có sự phân tách thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan, cho phép kiểm tra lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ, tránh tình huống một người mắc sai sót, không tuân thủ qui định lại là người có thể che dấu sự sai sót đó, việc phát hiện ra sai sót không thuộc trách nhiệm của ai (không có sự kiểm soát). Việc phân chia các chức năng phụ thuộc vào qui mô của doanh nghiệp, song cần cố gắng tách chức năng phê chuẩn và chức năng thực hiện, chức năng thực hiện và chức năng kiểm soát, chức năng ghi sổ và bảo quản tài sản (Kế toán không được kiêm nhiệm thủ kho, thủ quỹ. Kế toán trưởng không được là vợ, chồng của giám đốc, không được kiêm trưởng ban kiểm soát). Việc phân tách

chức năng này cho phép kiểm tra đối chiếu lẫn nhau để tăng cường tính kiểm soát và giảm khả năng gian lận. Trong một số trường hợp đặc biệt sự phân công, phân nhiệm phải đảm bảo phải bất kiêm nhiệm trong đó người phê duyệt không phải là người thực hiện, người thực hiện không phải là người kiểm soát..

Ví dụ: Trong tổ chức nhân sự không thể bố trí kiêm nhiệm các nhiệm vụ phê chuẩn và thực hiện, thực hiện và kiểm soát, ghi sổ và bảo quản tài sản...

Đặc biệt, trong những trường hợp sau, nguyên tắc này cần phải được tôn trọng:

- Bất kiêm nhiệm trong việc bảo vệ tài sản với kế toán.

- Bất kiêm nhiệm trong việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế với việc thực hiện các nghiệp vụ đó.

- Bất kiêm nhiệm giữa việc điều hành với trách nhiệm ghi sổ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TOÀN CẦU HP (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w