Định hướng và mục tiêu phát triển chung

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TOÀN CẦU HP (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢNVỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

3.1.1.Định hướng và mục tiêu phát triển chung

3.1. Định hướng phát triển của Công ty

3.1.1.Định hướng và mục tiêu phát triển chung

3.1.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển chung của ngành Logistic

Thời gian qua, cùng với sự phát triển ngoại thương cũng như thị trường nội địa, thị trường dịch vụ logistics (còn được gọi là thị trường thuê ngoài logistics hoặc thị trường dịch vụ 3PL (Third party logistics) cũng có mức phát triển rất khả quan với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 20-25%, một con số không nhỏ đối với một ngành trong hệ thống các ngành dịch vụ, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nước. Do vậy, vai trò ngành logistics luôn được Chính phủ đánh giá rất cao và dành nhiều sự quan tâm.

Ngày 15/10/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1601/QĐ-TTg “Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, trong đó nêu rõ ở Điều 1: “Phát triển vận tải biển đồng bộ với phát triển các ngành vận tải liên quan: Đường bộ, đường sông, đường sắt; ứng dụng và phát triển công nghệ vận tải tiên tiến, trong đó chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics để tạo nên một hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn, hiệu quả”.

Qua đó, có thể thấy được ngành logistics đóng vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam nói riêng cũng như tổng thể nền kinh tế quốc dân nói chung.

Trong xu hướng toàn cầu hóa và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay- cụ thể hơn là việc tham gia vào WTO với cam kết tự do hóa dịch vụ logistics (từ 2015 các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để gia nhập thị trường logistics nội địa)- những định hướng trên chính là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam

trong cuộc đua dài hơi với các doanh nghiệp logistics ngoại nhằm khẳng định năng lực ngành logistics Việt Nam trên bản đồ logistics thế giới.

Dịch vụ logistics có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, các phương thức vận tải... Trong quy hoạch phát triển cảng biển, vận tải biển Việt Nam cũng như dự án phát triển bền vững giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030, logistics được nhìn nhận là một thành tố thiết yếu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.

Phác thảo một mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo là một việc làm cần thiết, đặc biệt đối các cấp quản lý vĩ mô nhằm đồng bộ hóa logistics cũng như dịch vụ logistics với các ưu tiên phát triển các ngành kinh tế khác, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Định hướng, quan điểm phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo

- Logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt phát triển thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, cung ứng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.

- Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị logistics, quản trị chuyền cung ứng trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong việc tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.

- Giảm chi phí logistics trong cơ cấu GDP (hiện nay khoảng 25% GDP) của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi định hướng, mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.

- Logistics trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững mà mục tiêu là vận tải đa phương thức với chất lượng cao là cơ hội cải tạo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu dùng trong nước, nâng lợi thế cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Dịch vụ logistics hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL (Integrated third party logistics service) là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị trường dịch vụ

logistics của nước ta ngang tầm khu vực và thế giới cần được định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước, các ngành có liên quan.

- Phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuyền cung ứng an toàn và thân thiện là xu hướng thời đại.

Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo

- Phấn đấu giảm chi phí logistics đến mức 20% GDP.

- Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics là 20- 25%, tổng giá trị thị trường này dự đoán chiếm 10% GDP vào năm 2020. - Tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đến năm 2020 là 40%.

- Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics: giảm số lượng, tăng chất lượng đến năm 2020 tương đương các nước trong khu vực hiện nay (Thái Lan, Singapore)

- Phấn đấu đến năm 2015 chỉ số LPI (Logistics Performance Index) của Việt Nam do World Bank báo cáo, nằm trong top 35 hoặc 40 trong các nền kinh tế trên thế giới.

(Nguồn: Cổng thông tin Logistic Việt Nam-cơ quan của hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam)

3.1.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển chung của Công ty HPW Cargo

Trong 8 năm qua Công ty HPW Cargo đã đạt được những thành quả quan trọng như vốn điều lệ tăng từ 10 tỷ lên 15 tỷ đồng, lực lượng lao động từ ban đầu chỉ có 20 người tăng lên 60 người, sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt trên 1.400m3 hàng xuất khẩu đường biển, 5.000m3 nhập khẩu bằng đường biển; 2.000 tấn hàng xuất khẩu hàng không; 150 tấn hàng nhập khẩu hàng không. Kết quả này đưa về cho Công ty doanh thu gần 100 tỷ và lợi nhuận trước thuế đạt gần 2 tỷ đồng.

Hoạt động của Công ty đã được mở rộng bao gồm các loại hình dịch vụ liên quan đến vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu thông nội địa, kho bãi. Với mạng lưới quốc tế rộng khắp, đảm bảo cho dịch vụ của Công ty được nối dài đên bất cứ địa điểm nào khách hàng có nhu cầu.

Cùng với sự phát triển sâu rộng của thị trường nói chung và Logistics nói riêng, Công ty HPW Cargo đang định hướng phát triển tập trung đầu tư xây dựng Công ty thành một Công ty Logistics chuyên nghiệp hàng đầu và thương hiệu uy tín trên thị trường.

Định hướng phát triển dịch vụ của Công ty HPW Cargo

- Tập trung tiếp tục phát triển vững chắc các hoạt động kinh doanh giao nhận đường biển, hàng không, dịch vụ vận chuyển đa phương thức quốc tế. Là cầu nối sản xuất, lưu thông giữa vận tải quốc tế với nội địa, áp dụng những thành tựu mới của vận tải hàng hóa trên thế giới vào Việt Nam nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, đáp ứng yêu cầu của Khách hàng.

- Tăng cường công tác marketing, tìm các nguồn hàng giao nhận thường xuyên, để tăng hình ảnh của Công ty trên thị trường hiện nay.

- Hình thành một Công ty với quy mô lớn, là đầu mối tập hợp, liên kết các Công ty thành viên trong hoạt động vận tải quốc tế thành một mạng lưới đủ mạnh để cạnh tranh với sự xâm nhập của toàn cầu.

- Mở rộng hoạt động, chủ trương chiếm lĩnh, làm chủ thị trường vận chuyển vận tải trong nước và quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu phát triển dịch vụ của Công ty HPW Cargo

- Doanh thu tăng tối thiếu 17% và lợi nhuận năm sau sẽ tăng tối thiếu 10% so với năm trước.

- Tiền lương nhân viên thực hiện theo quy định của phát luật, không thấp hơn năm trước.

- Thu hồi hết số nợ hiện đang tồn đọng. Nợ xấu duy trì mức dưới 3%, tiến tới mục tiêu dưới 2.5%.

- Công ty sẽ Đầu tư từ 3 đến 4 lần năng lực vận chuyển và kho bãi để thực hiện tốt dịch vụ Logistics đầy đủ và chuyên nghiệp; hình thành một số trung tâm Logistics nội địa.

- Tăng thêm số lượng chi nhánh, đại lý ở cả trong nước và nước ngoài, củng cố và phát huy hiệu quả hệ thống đại lý nước ngoài phục vụ cho công tác giao nhận hàng hóa từ trong nước. (Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TOÀN CẦU HP (Trang 80 - 84)