Kiến nghị với các phòng ban

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TOÀN CẦU HP (Trang 103 - 104)

3.4.2.1. Kiến nghị với Phòng kế toán

Phòng kế toán với chức năng chính là lập và trình bày BCTC của Công ty, cung cấp các thông tin cần thiết cho ban lãnh đạo và các đối tượng bên ngoài Công ty. Vì thế Phòng kế toán cần phải thường xuyên cập nhật các chính sách, nghị định, bộ luật mới ban hành để có thể phản ảnh nghiệp vụ, tình hình tài chính và kết quả hoạt động của Công ty một cách trung thực và hợp lý nhất.

Nhân viên kế toán là một mắt xích quan trọng tham gia vào quá trình kiểm soát chi phí, là khâu cuối cùng của quá trình kiểm soát trước khi trình nhà quản lý cấp cao phê chuẩn việc thanh toán. Vì thế kế toán phải thực hiện tốt công việc tập hợp chứng từ, mở sổ sách, ghi chép, lập báo cáo theo dõi doanh thu, chi phí, tình hình thu chi của Công ty theo đúng chế độ kế toán và yêu cầu quản trị nội bộ. Bên cạnh đó, cần đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên kế toán như nghiệp vụ phân tích, thống kê, kỹ năng sử dụng phần mềm dự toán...

Ngoài ra Phòng kế toán cần phối hợp với các phòng ban khác trong quá trình đối chiếu, kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán và thực tế phát sinh nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro, sai phạm và gian lận có thể xảy ra.

3.4.2.2. Kiến nghị với phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự hữu hiệu của KSNB, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty. Do phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ của Công ty chỉ mới được thành lập và còn mắc nhiều khiếm khuyết nên điều cần thiết đối với phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ là cần phải nhận thức rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả đối với công việc được giao, trau dồi kinh nghiệm và nghiệp vụ, có kiến thức chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực hoạt động của Công ty.

Công ty cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và tính độc lập của các thành viên bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ. Đồng thời cần tổ chức các khóa đào tạo trong và ngoài Công ty nhằm nâng cao trình độ hoạt động

chuyên môn trong lĩnh vực kiểm soát để phù hợp với yêu cầu và chức năng nhiệm vụ được giao.

Các thành viên trong phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ không được kiêm nhiệm các chức năng quản lý tại chính doanh nghiệp đó và tại các doanh nghiệp khác. Hiện nay tại Công ty, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ đang phải kiêm nhiệm chứ không hoạt động độc lập và chuyên trách, vì vậy nhiều khi sức ép công việc nhiều khi quá tải, hiệu quả làm việc không cao.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ phải duy trì thường xuyên việc lập kế hoạch, nội dung kiểm tra cho các đơn vị, bộ phận cá nhân trên cả hai phương diện: kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, có như vậy mới tạo được sức ép cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện đúng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TOÀN CẦU HP (Trang 103 - 104)