Bằng chứng trong kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VFA (Trang 33 - 34)

1.3 Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC

1.3.3. Bằng chứng trong kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Kiểm toán viên căn cứ vào những luật định, Chuẩn mực, quyết định, thông tư của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Hiện nay, đối với kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cơ sở pháp lý làm căn cứ để thực hiện kiểm toán doanh thu là:

* Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác - được Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2012 hướng dẫn kế toán thực hiện các Chuẩn mực trên.

* Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp.

* Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2018 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.

* Nghị định 17/2012/NĐ - CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán Độc lập

* Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500: Bằng chứng kiểm toán (Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính): “Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán để giúp kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra các kết luận hợp lý làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán”

Cũng theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác”

Bên cạnh đó, Kiểm toán viên cũng có thể căn cứ vào các quy định về doanh thu khác trong một số lĩnh vực như: Phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích Báo cáo tài chính, thuế, tài chính doanh nghiệp...

Do vậy, khi tiến hành kiểm toán, KTV phải thu thập được những tài liệu làm bằng chứng sau:

- Hệ thống chứng từ về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ * Đơn đặt hàng

* Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa * Hóa đơn bán hàng

* Hợp đồng đã được hai bên kí kết về mua hàng và cung cấp dịch vụ * Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, bảng sao kê của ngân hàng

* Bản quyết toán thanh lý hợp đồng.

- Hệ thống sổ sách về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ * Bảng cân đối phát sinh tài khoản

* Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu nội bộ

* Sổ tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ * Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn

* Báo cáo bán hàng của Phòng kinh doanh - Các giải trình của Ban Giám đốc có liên quan

- Các bằng chứng khác do Kiểm toán viên tự thu thập: Thư xác nhận, các bằng chứng thu được khi phỏng vấn kế toán và Ban Giám đốc khách hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VFA (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w