VFA thực hiện
Khi kiểm toán Doanh thu tại các công ty do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiện, do thời gian có hạn tôi xin đi sâu vào tìm hiểu kiểm toán chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.3.1.1 Thu thập thông tin chung về khách hàng
Đối với công ty A, là khách hàng truyền thống, các thông tin chung về khách hàng đã được thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm từ các năm trước. Do đó việc thu thập thông tin chung về khách hàng chỉ là bổ sung thêm các thông tin mới thay đổi trong năm tài chính thực hiện kiểm toán.
Để thu thập thông tin về khách hàng, KTV phải kết hợp quan sát đồng thời phỏng vấn Ban Giám đốc và thu thập các văn bản như: giấy phép thành lập doanh nghiệp, điều lệ công ty, hệ thống, biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, các hợp đồng, cam kết quan trọng.... Các thông tin chung về Công ty A được thu thập như sau:
Công ty A được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100100544 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 23/07/2000, thay đổi lần thứ 12 ngày 13/06/2017.
Trụ sở chính: 670 phố Ngô Gia Tự, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Vốn điều lệ của công ty: 22.000.000.000 VND (Hai mươi hai tỷ đồng chẵn)
Ngành nghề kinh doanh của công ty là:
- Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa;
- In và các dịch vụ liên quan đến in (trừ các loại hình nhà nước cấm) - Xuất nhập khẩu trực tiếp;
- Sản xuất, kinh doanh Diêm và Giấy; - Kinh doanh Bất động sản.
- Doanh thu bán thành phẩm phẩm chiếm khoảng 85% trong tổng doanh thu của đơn vị. Khách hàng tìm đến đơn vị, sau khi thỏa thuận về khối lượng, đơn giá hợp đồng kinh tế được ký.
- Doanh thu được ghi nhận theo biên bản giao nhận số lượng và đơn giá
đã ký trong hợp đồng.
- Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm bàn giao hàng hóa giữa 2 bên tùy vào điều khoản về địa điểm giao hàng trong hợp đồng.
- Giá vốn xác định theo phương pháp xuất kho trung bình tháng.
Doanh thu bán hàng hóa (Bật lửa, giấy): Doanh thu chiếm khoảng 5% trong tổng doanh thu của đơn vị, chính sách ghi nhận doanh thu tương tự như doanh thu bán thành phẩm
Doanh thu dịch vụ (Quảng cáo, cho thuê nhà xưởng):
- Doanh thu chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu của đơn vị
- Thời điểm ghi nhận doanh thu là hàng tháng, khi có biên bản xác nhận
khối lượng thực hiện giữa hai bên. Hệ thống kế toán của Công ty A:
- Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12
hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam ( ký hiệu là VNĐ)
- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và các quyết định ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực đến thời điểm kết thúc niên độ kế toán lập báo cáo tài chính năm.
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
- Cơ sở để công ty ghi nhận doanh thu là sau khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng và phát hành hóa đơn. Đối với hàng gửi đại lý, vào cuối mỗi tháng, dựa trên thông báo giá của bên nhận đại lý, kế toán lập hóa đơn và ghi nhận doanh thu.
Công ty B:
Công ty B được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105438645 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 24/09/20011, thay đổi lần thứ 6 ngày 13/06/2017.
Trụ sở chính: Thôn Đặng Xá, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ của công ty: 120.000.000.000 VND ( Một trăm hai mươi tỷ đồng chẵn)
Ngành nghề kinh doanh của công ty là: - Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn
- Sản xuất bê tông thương phẩm, phụ gia dùng cho bê tông thương phẩm
- Tư vấn giám sát, thiết kế. - Doanh thu xây lắp.
Doanh thu bê tông thương phẩm:
- Doanh thu bê tông thương phẩm chiếm khoảng 80% trong tổng doanh thu của đơn vị. Khách hàng tìm đến đơn vị, sau khi thỏa thuận về khối lượng, đơn giá hợp đồng kinh tế được ký.
- Doanh thu được ghi nhận theo biên bản xác nhận khối lượng và đơn giá đã ký trong hợp đồng.
- Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm xác nhận khối lượng giữa
- Giá vốn được kết chuyển từng lần theo biên bản xác nhận khối lượng dựa trên khối lượng dở dang thực tế theo biên bản kiểm kê.
Doanh thu dịch vụ tư vấn giám sát, thiết kế:
- Doanh thu tư vấn giám sát, thiết kế chiếm khoảng 15% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
- Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm hoàn thành, bàn giao thiết kế.
Doanh thu xây lắp:
- Doanh thu xây lắp chiếm khoảng 5% trong tổng doanh thu của đơn vị.
Doanh thu xây lắp đến từ việc xây dựng nhà liền kề theo mẫu thiết kế được Công ty qui định cho khách hàng đã mua đất nền.
- Việc xây dựng có thể được tiến hành giữa 2 bên (Khách hàng và Công
ty) hoặc 3 bên ( Khách hàng, đơn vị thi công ngoài khách hàng thuê và Công ty). Trường hợp khách hàng thuê ngoài thi công thì bên thi công sẽ xuất hóa đơn cho Công ty, Công ty quyết toán và xuất lại hóa đơn cho khách hàng.
- Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nghiệm thu hoàn thành. - Do công trình dân dụng nhỏ, nghiệm thu khi đã hoàn thành nên giá vốn được kết chuyển theo chi phí thực tế phát sinh. Không có dở dang cuối kỳ.
Hệ thống kế toán Công ty B đang áp dụng:
Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế
độ kế toán doanh nghiệp và các quyết định ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp,
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VFA Tên khách hàng: Công ty A Ngày khóa sổ: 31/12/2017 A710 Tên Ngày NTH LinhVTN 05/03/2018 NSX 1 HuyenDT 05/03/2018
Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Cơ sở để công ty ghi nhận doanh thu là sau khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng và phát hành hóa đơn. Đối với hàng gửi đại lý, vào cuối mỗi tháng, dựa trên thông báo giá của bên nhận đại lý, kế toán lập hóa đơn và ghi nhận doanh thu.
Công ty B là khách hàng mới, do đó KTV cần tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty này:
Hội đồng quản trị của Công ty B gồm 05 thành viên:Chủ tịch, Phó chủ tịch và 03 ủy viên. Ban giám đôc gồm 03 người: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. Ban Giám đốc đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị. Thành viên Hội
đồng quản trị là những người có năng lực, kinh nghiệm được uy tín bổ nhiệm. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty B chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc công ty là người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo.
Kế toán trưởng là người có trình độ, liêm khiết, luôn nắm vững tình hình tài chính của công ty. Các nhân viên kế toán của công ty đều có trình độ từ trung cấp trở lên, có tư cách phẩm chất ngay thẳng, trung thực, do đó có thể tin tưởng vào hệ thống kế toán của công ty.
2.3.1.2 Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán đặc thù đã xác định cho kiểm toán doanh thu, KTV tiến hành đánh giá các sai sót tiềm tàng. Các mục tiêu kiểm toán cho khoản mục này đó là sự phát sinh, sự tính toán và đánh giá , sự hạch toán đầy đủ, sự phân loại và hạch toán đúng đắn, sự phân loại và hạch toán đúng
kỳ và sự cộng dồn vào báo cáo.
Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát đối với doanh thu KTV sẽ xác định xem rủi ro kiểm toán được xác định ở mức cao, trung bình hay thấp.
Công ty A là khách hàng truyền thống, đã được công ty kiểm toán năm trước, hệ thống KSNB được đánh giá ở mức độ trung bình, các sai phạm trong công tác hạch toán doanh thu xảy ra ít. Do vậy, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm toán được KTV đánh giá ở mức độ trung bình. Khi kiểm toán cho năm 2017, theo phỏng vấn kế toán thì năm nay so với năm trước không có gì thay đổi trong hệ thống KSNB của đơn vị.
Sau khi đã tìm hiểu về hệ thống kế toán, có được những đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và rủi ro, nhận định rằng hệ thống KSNB được thiết lập đối với doanh thu là tương đối tốt, KTV sẽ lập chương trình kiểm toán phù hợp với
công ty A.
2.3.1.3 Xác định mức độ trọng yếu
Việc xác định mức độ trọng yếu là rất quan trọng trong việc thực hiện kiểm toán. Dựa vào mức trọng yếu và rủi ro, KTV sẽ xây dựng chương trình để từ đó ước tính phạm vi của cuộc kiểm toán, xác định thời hạn và quy mô thực hiện các thử nghiệm kiểm toán. Tại công ty chỉ xác định mức trọng yếu thực hiện trong cuộc kiểm toán mà không phân bổ mức trọng yếu đó cho từng khoản mục. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết, KTV sẽ sử dụng mức trọng yếu này để tính ra số mẫu cần kiểm tra.
Lý do sử dụng tiêu chí này
Doanh thu là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính. Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 102.431.555.441 102.431.555.441 Tỷ lệ sử dụng ước tính mức trọng yếu Doanh thu: 0.5-3% (b) 3% 3% Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 3.072.946.663 3.072.946.66 3 Mức trọng yếu thực hiện (75%) (d)=(c)*75% 2.304.709.997 2.304.709.99 7 Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (e)=(d)*4% 92.188.400 92.188.400 65 A.MỤC TIÊU
Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.
Tên khách hàng: Công ty B
Ngày khóa sổ: 31/12/2017
Nội dung: Xác định mức trọng yếu
NTH LinhVTN 15/03/2018
NSX 1 HuyenDT 15/03/2018 NSX 2
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Tiêu chí sử dụng DOANH THU
Lý do sử dụng tiêu chí này
Doanh thu là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính. Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 240.245.780.120 240.245.780.120 Tỷ lệ sử dụng ước tính mức trọng yếu Doanh thu: 0.5-3% (b) 3% 3% Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 7.207.373.404 7.207.373.40 4 Mức trọng yếu thực hiện (75%) (d)=(c)*75% 5.405.530.053 5.405.530.05 3 Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (e)=(d)*4% 216.221.202 216.221.20 2
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty A, và các sô liệu KTV tự tính toán)
66
A.MỤC TIEU
Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.
VFA Tên Vgày
NTH LinhVTN 05/03/2018
thực hiện phần hành sẽ xây dựng chương trình kiểm toán doanh thu cho phù hợp. Chương tình kiểm toán sẽ được trưởng nhóm kiểm tra lại. Khi tiến hành kiểm toán doanh thu tại công ty A, chương trình kiểm toán cũng được xây dựng phù hợp với đặc điểm của công ty A. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV có thể xây dựng lại chương trình kiểm toán cho phù hợp với những hiểu biết mới của mình về doanh nghiệp được kiểm toán. (Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán doanh thu).