Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VFA (Trang 58 - 66)

2.2.2.1 Thu thập thông tin về khách hàng

Các KTV sau khi được phân công sẽ liên hệ với khách hàng để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mục tiêu của việc tìm hiểu này là để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch, thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn (Phụ lục 1- Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động).

Khi kiểm toán, ngoài việc tìm hiểu các thông tin chung về môi trường kinh doanh và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như những hiểu biết chung về doanh nghiệp như tình hình kinh doanh, hệ thống kế toán áp dụng và các thông tin về nhân sự của doanh nghiệp, KTV cần phải thu thập các thông tin chi tiết gắn với đặc thù doanh nghiệp như doanh thu được

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 sau kiểm toán

Biến động Tỷ lệ (%) Doanh thu 102.431.555.4 41 105.112.332.2 87 (2.680.776.8 46) -2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0

ghi nhận như thế nào, giá vốn có được tập hợp cho từng loại hình, vụ việc hay không....

2.2.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán

Việc hiểu biết về tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ là căn cứ để KTV đánh giá về rủi ro tiềm tàng và Rủi ro về kiểm soát.

KTV xem xét xem đơn vị có môi trường KSNB hay không? Nếu đơn vị có môi trường KSNB thì KTV sẽ thực hiện các thủ tục tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống KSNB đối với từng phần hành kiểm toán. Sự hiểu biết về thực tế hệ thống KSNB trong công ty khách hàng sẽ giúp KTV đánh giá được rủi ro kiểm soát và xác định, lựa chọn phương pháp kiểm toán phù hợp. KTV sẽ thu thập sự hiểu viết về hệ thống KSNB, đánh giá sơ bộ về rủi ro và đưa ra các cải tiến trong hệ thống KSNB cho khách hàng.

2.2.2.3 Phân tích tổng quát BCTC ảnh hưởng đến doanh thu

Phân tích sơ bộ về BCTC, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát. KTV có thể thu thập cả những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính trong một vài năm gần đây. Sau đó so sánh các thông tin thu được và phân tích, đánh giá kết quả và tìm hiểu nguyên nhân. Quá trình phân tích này có thể nhận biết được những thay đổi đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như có thể rủi ro của các khoản mục để từ đó KTV có thể xác định được hướng kiểm toán.

Đối với khách hàng là công ty A, KTV cũng tiến hành phân tích sơ bộ BCTC để nhận thấy sự thay đổi của các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay so với năm trước có biến động gì bất thường không để tìm hiểu rõ nguyên nhân của những thay đổi này.

Bảng 2.2: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2017

09) 4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 18.450.988.630 17.347.203.767 1.103.784.8 63 6 ... ... ... .... ...

Lợi nhuận sau thuế

thu nhập

doanh

206.317.347 273.290.294 (66.972.947) 7245

thu và giá vốn. KTV tiến hành đánh giá tổng quát về doanh thu của Công ty A giữa số năm nay và năm trước để phát hiện ra những biến động bất thường. Những biến động này có thể là cơ sở để phát hiện ra những sai sót hoặc gian lận có tính trọng yếu. Việc phân tích thực hiện bằng cách so sánh doanh thu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2016 và năm 2017.

Công ty A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại. Năm 2017 doanh thu của công ty là: 102.431.555.441 đồng, giảm so với năm 2016: 2.680.776.846 đồng tương ứng với 2%. Đồng thời giá vốn hàng bán cũng

Tiêu chí sử dụnggiảm 4%. Lợi nhuận gộp về bán hàng tăng 6,6%, đây là dấu hiện không tốt. Tuy nhiên việc giảm doanh thu và giá vốn như vậy được đánh giá là phù hợp.

2.2.2.4 Xác định mức trọng yếu

Các tiêu chí thông thường được lựa chọn để tính mức trọng yếu có thể là: lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu, lợi nhuận gộp, tổng chi phí, tổng vốn chủ sở hữu, giá trị tài sản ròng.

Việc xác định tiêu chí lựa chọn để tính mức trọng yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: các yếu tố của BCTC; các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng có xu hướng quan tâm; đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán; cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn; khả năng thay đổi tương đối của các tiêu chí đã được xác định. Thông thường KTV nên lựa chọn những tiêu chí mang tính ổn định qua các năm. Trưởng nhóm dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu biết về khách hàng và khả năng phán đoán của mình đưa ra một sự lựa chọn phù hợp nhất và lý do chứng tỏ sự lựa chọn của mình là phù hợp.

Đối với những đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường chưa có lãi ổn định nhưng đã có doanh thu ổn định và doanh thu là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động thì KTV thường căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu thuần để xác định mức trọng yếu.

Đối với những đơn vị có lãi ổn định thì lợi nhuận trước thuế thường được các KTV dùng để ước tính mức trọng yếu vì đây là chỉ tiêu được đông đảo người sử dụng BCTC quan tâm đặc biệt là các cổ đông.

Đối với các công ty có khả năng bị phá sản, có lỗ lũy kế lớn hơn so với vốn góp, người sử dụng có thể quan tâm nhiều hơn đến khả năng thanh toán thì việc sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản là hợp lý.

Đối với các trường hợp khác như : đơn vị mới thành lập, doanh thu và lợi nhuận chưa có hoặc có nhưng chưa ổn định thì KTV lựa chọn Tài sản thuần là chỉ tiêu dùng để ước tính mức trọng yếu.

Việc lựa chọn tỷ lệ dùng để ước tính mức trọng yếu và tỷ lệ để xác định mức trọng yếu thực hiện phụ thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV. Mức trọng yếu thường do nhóm trưởng xác định. Đối với công ty A đang hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. KTV sử dụng tiêu chí doanh thu để xác định mức trọng yếu.

Công ty không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục của BCTC. Căn cứ vào mức trọng yếu thực hiện xác định được, KTV tính ra số mẫu cần kiểm tra của khoản mục.

Sau khi đã có tiêu chí xác định mức trọng yếu, KTV sử dụng bảng xác định mức độ trọng yếu theo chuẩn chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành

Tỷ lệ sử dụng ước tính mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế : 5%-10%

Doanh thu :0.5%-3% Tổng tài sản và vốn: 2%

(b)

Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)* (b)

Mức trọng yếu thực hiện (d)

Mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí * Tỷ lệ %

Mức trọng yếu thực hiện nằm trong khoảng 50%-75% so với mức trọng yếu tổng thể mà KTV đã xác định được.Việc lựa chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV.

Công ty TNHH Kiểm toán VFA cũng có một số hướng dẫn cụ thể cho KTV như sau:tỷ lệ này là 50% đối với khách hàng năm đầu tiên (trừ khi có lý do khác để tin vào một tỷ lệ cao hơn), tăng lên không quá 75% đối với các năm tiếp theo; nên là 50% đối với các công ty niêm yết và tiền niêm yết (trừ khi có lý do khác phải nâng tỷ lệ này lên).

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua: mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện.

Đánh giá lại mức trọng yếu: Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì kiểm toán viên phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không.

2.2.2.5 Xây dựng chương trình kiểm toán

Từ năm 2012 trở về trước, công ty áp dụng chương trình kiểm toán do công ty tự xây dựng. Bắt đầu từ năm 2013, công ty áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Khi tiến hành kiểm toán, KTV thường dựa chủ yếu vào chương trình đó. Tuy nhiên tùy vào đặc điểm cụ thể của từng đối tượng kiểm toán mà KTV có thể bổ sung hoặc thay đổi một phần nào đó của chương trình kiểm toán cho phù hợp.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, trước khi tiến hành kiểm toán KTV thông báo lịch kiểm toán và tìm hiểu một số thông tin về khách hàng mình sắp kiểm toán như: Thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, thông tin về hợp đồng, thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp...

Nhóm trưởng sẽ là người trực tiếp giám sát các KTV trong việc sử dụng các kỹ thuật để thu thập các thông tin về đơn vị được kiểm toán, đặc biệt là thông tin về hệ thống KSNB của khách hàng. Các giấy tờ làm việc của KTV được nhóm trưởng kiểm tra, soát xét một cách chặt chẽ để nhằm đảm bảo các kỹ thuật thu thập đúng quy định, thông tin thu thập được là đầy đủ,

chính xác, các công việc được tiến hành đúng chuẩn mực, đúng tiến độ, đúng quy trình kiểm toán.

Sau khi tìm hiểu các thông tin về khách hàng được kiểm toán thì một kế hoạch kiểm toán sẽ được thiết lập trong đó nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, trọng yếu của cuộc kiểm toán. Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán, trình độ năng lực và thế mạnh của từng KTV, nhóm trưởng tiến hành phân công công việc cụ thể như sau: Nhóm trưởng phổ biến cho từng KTV nắm rõ những nội dung, phần hành kiểm toán được phân công, các phương pháp kiểm toán cần áp dụng và những trọng tâm cần chú ý trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán. Ngoài ra mỗi KTV cần phải hiểu rõ được về nhiệm vụ của mình trong quá trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VFA (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w