2.2.3.1. Thực hiện các khảo sát về kiểm soát
Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV mới chỉ tìm hiểu, đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán và xác định khâu KSNB bước đầu là có hiệu lực và KTV hy vọng là có thể dựa vào đó để giảm bớt khối lượng công việc kiểm toán.
Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, KTV phải thực hiện thêm các thủ tục khảo sát về kiểm soát đối với hệ thống kế toán và các quy chế KSNB chủ yếu của đơn vị được kiểm soát mà KTV có ý định dựa vào để thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp về sự thiết kế và vận hành của các quy chế KSNB đó. Dựa trên các bằng chứng này, KTV đánh giá và ra quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát để làm cơ sở cho việc lựa chọn phạm vi, nội dung cần thực hiện các khảo sát cơ bản; đặc biệt là các thử nghiệm chi tiết. Các thủ tục khảo sát về kiểm soát cụ thể bao gồm: Kỹ thuật điều tra theo hệ thống và Khảo sát chi tiết đối với kiểm soát.
lượng lớn như những đơn vị làm nhà phân phối thuốc lá, siêu thị, ngân hàng, công ty chứng khoán.... Việc thực hiện thủ tục này là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Công việc thực hiện trong bước này là KTV chọn ngẫu nhiên một nghiệp vụ bán hàng và kiểm tra xuyên suốt quy trình xem có đầy đủ các hoạt động kiểm soát như đã được mô tả không. Các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên theo ngày KTV lựa chọn ngẫu nhiên 30 mẫu để kiểm tra các chứng từ xuyên suốt quy trình. Trong số mẫu chọn để kiểm tra nếu phát hiện một mẫu không theo đúng mô tả, KTV sẽ phải lựa chọn tiếp 10 mẫu nữa để kiểm tra. Trong số mẫu chọn tiếp theo nếu không phát hiện sai sót KTV có thể tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Nếu phát hiện một mẫu sai, KTV sẽ lựa chọn tiếp 10 mẫu nữa để kiểm tra, trong 10 mẫu này nếu phát hiện một mẫu sai thì dừng lại. Khi đó thử nghiệm kiểm soát không đạt
hiệu quả và KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
Đối với doanh thu phát sinh không thường xuyên, doanh thu hoạt động xây dựng KTV sẽ thực hiện thử nghiệm kiểm soát để đánh giá về tính hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB. Nếu các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát trên chứng tỏ sự đầy đủ và hợp lý của các bước kiểm soát; sự hoạt động thường xuyên , liên tục và có hiệu quả của các quy chế KSNB thì sẽ cho phép KTV quyết định thu hẹp phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản và ngược lại. Tại các loại hình công ty này thông thường thủ tục về thử nghiệm kiểm soát sẽ được thực hiện lồng ghép với thủ tục kiểm tra chi tiết. Khi đó mục tiêu của thủ tục kiểm tra chi tiết không chỉ là để xác nhận về tính đầy đủ, có thật của khoản mục mà còn nhằm mục tiêu xem xét sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB.
2.2.3.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
> Thực hiện thủ tục phân tích
hành nhằm khoanh vùng trọng tâm kiểm toán.
Các kỹ thuật phân tích chủ yếu dựa vào Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh để lấy số liệu so sánh hay xác lập các tỷ suất rồi so sánh, chỉ ra sự biến động của các thông tin và đưa ra các định hướng cho các kiểm tra chi tiết tiếp theo.
> Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Kiểm tra chi tiết không chỉ đơn thuần là KTV sẽ sử dụng giá trị trọng yếu thực hiện đã được xác định ở bước lập kế hoạch ở trên để tính quy mô mẫu
cần chọn, sau đó tiến hành kiểm tra chi tiết tới chứng từ tương ứng của nghiệp vụ phát sinh. Tùy từng loại tài khoản, KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết khác nhau. Trong quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn mức độ trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không.
Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, tùy từng khoản mục mà KTV sẽ kiểm tra theo hướng từ sổ kế toán đến chứng từ hay từ chứng từ tới sổ kế toán.Cụ thể: Đối với những khoản mục có xu hướng trên sổ kế toán được ghi nhận cao hơn thực tế (Over) như tài sản, chi phí...thì định hướng kiểm ta là từ sổ kế toán tới chứng từ. Đối với những khoản mục có xu hướng trên sổ kế toán được ghi nhận ít hơn thực tế (under) như doanh thu, thu nhập thì định hướng kiểm tra là từ chứng từ lên sổ kế toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọng đối với một cuộc kiểm toán. Bởi vì giai đoạn này nó quyết định tới sự thành công của một cuộc kiểm toán. Thực hiện kiểm toán chính là việc triển khai việc kiểm toán sau khi kế hoạch kiểm toán được đưa ra. Chính vì vậy trong giai đoạn này nhóm trưởng cần phải tăng cường giám sát tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán, các phương pháp kiểm toán KTV đã áp dụng. Đồng thời nhóm
trưởng cũng phải giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy tờ làm việc của KTV...Trong giai đoạn này, nhóm trưởng cũng có thể hỗ trợ các KTV trong việc đánh giá chất lượng của bằng chứng kiểm toán và tham gia thảo luận với KTV khác khi có các vấn đề còn nghi vấn để đi tới các quyết định chính xác.