Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549358 (Trang 27 - 34)

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế

(Nguồn: Báo cáo rủi ro hoạt động nghiệp vụ ngân hàng BIDV)

Qua sơ đồ trên có thể thấy rủi ro trong TTQT có thể đuợc chia làm 3 nhóm chính: rủi ro tài chính, rủi ro kinh tế và rủi ro hoạt động. Sự phân chia trên chỉ có tính tuơng đối, trên thực tế các loại rủi ro có thể chuyển hóa cho

1.2.3.1. Rủi ro tác nghiệp

Khái niệm: “Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro sai sót kĩ thuật do các

bên tham gia gây nên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của NH. Rủi ro này đặc biệt xảy ra nhiều trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ” [20, tr.23].

Đây là những rủi ro mang tính chủ quan nhiều, phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ TTQT và sự phối hợp giữa các phòng ban và bộ phận trong NH.

Trong thanh toán chuyển tiền: rủi ro xảy ra trong truờng hợp ngân hàng thao tác nghiệp vụ sai, nhu chuyển tiền sai địa chỉ.

Trong thanh toán nhờ thu, rủi ro thuờng gặp là:

- Ngân hàng nhờ thu thực hiện sai chỉ thị nhờ thu của nhà xuất khẩu nuớc ngoài.

- Ngân hàng không bảo quản nguyên trạng chứng từ. Trong nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng thu hộ có trách nhiệm khống chế bộ chứng từ hàng hóa cho tới thời điểm nhà nhập khẩu làm thủ tục thanh toán. Trong suốt thời gian đó, ngân hàng có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng bộ chứng từ. Rủi ro xảy ra với ngân hàng nếu không thể thực hiện đuợc việc này.

Trong thanh toán chuyển tiền, nhờ thu, NH chỉ giữ vai trò trung gian huởng hoa hồng nên rủi ro không lớn, nguợc lại, trong thanh toán tín dụng chứng từ với sự tham gia của ngân hàng phát hành với tu cách là chủ thể phát hành và thực hiện cam kết thanh toán nên bản chất thanh toán đuợc thay đổi cơ bản. Hơn nữa, phuơng thức tín dụng chứng từ có sự tham gia của nhiều chủ thể, đặc biệt là nhiều ngân hàng nên rủi ro của các NH chiếm tỷ lệ rất cao.

- Ngân hàng có thể không thu hồi được vốn đúng hạn thậm chí là mất trắng vốn nếu không đánh giá đúng năng lực tài chính của khách hàng đặc biệt trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh

- Gây tổn thất về thời gian và tăng chi phí để sửa chữa lại sai sót.

- Đối với việc thanh toán nhầm số tiền hoặc gửi nhầm địa chỉ, ngân hàng có thể phải chịu tổn thất bằng mức phí chuyển trả tiền từ ngân hàng nhận hoặc trong trường hợp xấu nhất là có thể không lấy lại được số tiền đó, ngoài ra còn phải đền bù cho người hưởng lợi.

1.2.3.2. Rủi ro đạo đức

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, theo nhà kinh tế học Paul- krugman, rủi ro đạo đức được hiểu là “Trường hợp khi một bên đưa ra quyết định liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên kia phải chịu tổn

thất nếu quyết định đó thất bại”. Như vậy có thể hiểu “rủi ro đạo đức xảy ra

khi một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại”. Đây là vấn đề đáng lo ngại trong thanh toán quốc tế vì các đối tác thường ở cách xa nhau, thường không gặp nhau trong quá trình trao đổi mua bán, do vậy thông tin về uy tín, năng lực, phẩm chất của nhau cũng chỉ mang tính tương đối thông qua các kênh thông tin như: truyền thông, báo chí hoặc qua kinh nghiệm của các lần giao dịch trước. Đồng thời sự khác biệt ngôn ngữ, tập quán, và khoảng cách địa lí cũng làm cho việc theo dõi, giám sát (nếu có) trở nên khó khăn hơn.

Một cách hiểu rộng hơn của rủi ro đạo đức là sự thất bại thị trường trong môi trường thông tin bất đối xứng. Bên có thông tin hiểu được tình thế phi đối xứng giữa các bên tham gia và hình thành nên động cơ làm lợi cho bản thân. Hành vi tha hóa như vậy được xem là một thứ rủi ro, nguy hiểm và đương nhiên hậu quả do nó gây ra cũng ảnh hưởng trên diện rộng.

Khi rủi ro đạo đức xảy ra, ngân hàng không không thu hồi được số vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay nhưng ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn. Việc thu-chi bị mất cân đối, vòng quay vốn tín dụng giảm, chi phí tăng lên so với dự kiến khiến cho việc kinh doanh của ngân hàng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Rủi ro đạo đức là mầm mống cho hệ lụy rủi ro thanh khoản trong ngân hàng.

Sự mất hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng vì rủi ro đạo đức không phải chỉ ảnh hưởng tới mình ngân hàng đó, mà còn tác động tới các ngân hàng khác trong hệ thống. Nguy hiểm hơn nó còn làm cho nền kinh tế suy thoái, giá cả biến động, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội bất ổn.

Trên thế giới cũng đã chứng kiến hậu quả khôn lường của rủi ro đạo đức khi nó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới như: khủng hoảng tài chính Châu Á (1997),cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mĩ (2001-2002), và hiện nay là cuộc khủng hoảng xuất phát từ nợ dưới chuẩn Mĩ làm rung chuyển toàn cầu.

1.2.3.3. Rủi ro tỷ giá

Đây là loại rủi ro đặc thù mà hầu hết mọi chủ thể kinh doanh quốc tế

phải đối mặt. “Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm

ảnh hưởng đến giá trị kì vọng trong tương lai”. Bất kỳ mọi hoạt động kinh doanh ngoại tệ nào tạo ra một trạng thái ngoại tệ mở đều có khả năng chịu rủi ro khi tỷ giá thay đổi. Nếu như trạng thái ngoại tệ mở là dương (trường) đối với một loại ngoại tệ, mà loại ngoại tệ đó bị giảm giá thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Ngược lại, nếu trạng thái ngoại tệ mở là âm (đoản) và loại ngoại tệ đó lên giá thì ngân hàng cũng gặp rủi ro về tỷ giá. Tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau mà các nhân tố này thường xuyên thay đổi kéo theo sự biến động không ngừng của tỷ giá. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động và quan điểm của ban lãnh đạo của ngân hàng, mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro

ngoại hối khác nhau. Một số ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng có nhu cầu mua, bán ngoại tệ ngân hàng mới thực hiện giao dịch đối ứng để đáp ứng. Trong trường hợp này rủi ro ngoại hối của NH ít. Ngược lại những NH lớn hoạt động đa dạng, năng động trên thị trường quốc tế không chỉ kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà cò tự doanh cho bản thân ngân hàng để thu lợi nhuận (được gọi là hoạt động tự doanh hay đầu cơ). Trong trường hợp này rủi ro tỷ giá của NH là rất lớn. Các NH có hoạt động tự doanh như vậy đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng đầy đủ phù hợp với mức độ rủi ro của ngân hàng.

Trong TTQT, rủi ro tỷ giá xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng một ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá biến động thì một trong hai bên sẽ phải chịu tổn thất.

Hậu quả của rủi ro tỷ giá:

Khi tỷ giá biến động, ảnh hưởng đến luồng tiền giao dịch của khách hàng, các ngân hàng đại lí, đối tác của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh... từ đó làm ảnh hưởng đến luồng tiền của ngân hàng. Đây là tác động gián tiếp của rủi ro tỷ giá trong TTQT đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tổn thất ở đây không chỉ làm giảm giá trị tài sản của NH, ảnh hưởng đến luồng tiền của ngân hàng mà còn làm giảm uy tín của ngân hàng. Đối với những tổn thất nhỏ nếu NH vững vàng vượt qua thì cũng chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình, nhưng với những tổn thất lớn có khả năng trở thành mối nguy hiểm lớn cho ngân hàng, thậm chí đẩy NH vào trong trạng thái mất khả năng thanh khoản, rơi vào trạng thái phá sản, bị mua bán, sáp nhập.

1.2.3.4. Rủi ro tín dụng

TTQT gắn liền với hoạt động tín dụng khi nhập khẩu có vai trò cung cấp tài chính đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hay tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng đã

cấp tiền cho đối tác mà không đòi lại được tiền. Như vậy có thể hiểu: “Rủi ro tín dụng là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào thanh toán, đặc biệt là trong phương thức tín dụng chứng từ”[16].

Hậu quả của rủi ro tín dụng:

Đối với hoạt động ngân hang rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi xuất hiện một khoản nợ quá hạn thu nhập của ngân hàng giảm ngay lập tức, một phần vì không thu được lãi và gốc như dự tính, một phần vì vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, kèm thêm đó là chi phí giám sát, thu hồi nợ. Trường hợp xấu xảy ra khi nợ quá hạn biến thành nợ không thu hồi được, lúc đó việc phát mại tài sản cũng là bài toán làm đau đầu cho các ngân hàng thương mại. Thậm chí nhiều trường hợp tài sản đảm bảo khi phát mại bị giảm giá trị tới hơn 50%.

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để đảm bảo công việc kinh doanh của mình (vì nếu huy động nguồn tiền gửi từ dân cư thì rất mất thời gian và có thể không đạt được lượng tiền như mong muốn). Tình trạng này kéo dài cộng thêm vì lí do nào đó mà người gửi đồng loạt rút tiền thì ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản, đóng cửa.

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của NH. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ những nguồn khác nhau đương nhiên uy tín của ngân hàng cũng theo đó mà giảm sút. Kèm theo tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao là nguyên nhân khiến cho KH và các NH đối tác cũng phải dè chừng khi muốn quan hệ với ngân hàng đó. Việc cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng gặp khó khăn hơn rất nhiều.

1.2.3.5. Rủi ro pháp lý [7, tr.94]

Hoạt động TTQT chịu sự giám sát của pháp luật, không chỉ là sự chi phối của luật pháp trong nước mà còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việc nắm vững và vận dụng đúng đắn các luật lệ liên quan đến nghiệp vụ TTQT sẽ giúp các bên tham gia hạn chế rủi ro trong quá trình giao dịch.

Rủi ro pháp lý trong hoạt động TTQT có thể hiểu là những sự kiện xảy ra ngoài mong muốn, ngoài tầm kiểm soát, hoặc không đuợc quản lý một cách hiệu quả khi nảy sinh dự kiện rủi ro đối với doanh nghiệp và ngân hàng trong quá trình tiếm hành hoạt động kinh doanh thuơng mại quốc tế, liên quan đến sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, pháp luật nuớc ngoài và pháp luật quốc tế, gây ra những thiệt hại vật chất hay phi vật chất đối với doanh nghiệp và ngân hàng. Rủi ro pháp lý trong lĩnh vực TTQT là một loại rủi ro chiếm tỷ trọng không nhỏ trong quá trình hoạt động. Phần lớn các vụ việc liên quan đến các vụ tranh chấp trong hoạt động TTQT có liên quan nhiều đến cách giải thích luật và hành vi ứng xử của các quốc gia có liên quan.

Vậy “Rủi ro pháp lí là do thực hiện các giao dịch không đúng luật gây nên tổn thất, kiện cáo của các bên tham gia TTQT'. Ngân hàng có thể vô tình hay cố tình vi phạm luật pháp. Luật pháp có thể thay đổi theo chiều huớng có lợi hoặc bất lợi cho doanh nghiệp. Điều đáng luu ý ở đây là phần lớn các lập luận và bằng chứng chứng minh mà những quốc gia khiếu kiện lại rất hay nhấn mạnh và tập trung và những thuật ngũ, định ngữ của từng điều khoản và chúng đuợc mổ xẻ phân tích rất kỹ duới nhiều góc độ. Và khi sử dụng phuơng thức tín dụng chứng từ, hầu hết nuớc trên thế giới đều dựa trên các điều khoản của UCP600,. Tuy nhiên tại mỗi Quốc gia lại có một hệ thống pháp luật riêng biệt điều chỉnh các quan hệ phát sinh phù hợp với phong tục và tập quán của nuớc mình. Điều đó đã dẫn tới sự không đồng nhất trong việc áp dụng phuơng thức tín dụng chứng từ tại mỗi quốc gia. Theo ICC quy định thì nếu có sự khách biệt, thậm chí đối nghịch với UCP thì luật quốc gia sẽ vuợt lên tất cả và phải đuợc tuân thủ, do vậy trong bất kỳ truờng hợp nào thì quyết định của tòa án địa phuơng vẫn là quyết định cuối cùng.

Rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế bao gồm rủi ro về chính sách và rủi ro trong quá trình áp dụng và thực thi các quy định trong và ngoài nước liên quan đến thanh toán quốc tế. Rủi ro chính sách là loại rủi ro liên quan đến pháp luật, thông lệ quốc tế, chính sách tỷ giá, lãi suất, các rào cản thương mại như: chống bán phá giá; thuế quan; cấm hoặc hạn chế XNK... làm ảnh hưởng đến nhiều chủ thể.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549358 (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w