Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tạiBIDV từ năm 2013 2017

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549358 (Trang 50 - 75)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Vietcombank, VietinBank và Agribank là 4 ông lớn đang dẫn đầu về hoạt động thanh toán XNK. Xét về thị phần, Vietcombank đang chiếm vị trí lớn nhất, song xét về tốc độ tăng trưởng, BIDV đang dẫn đầu.

2.2.3.1. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế

> Doanh số và Thị phần

lượng trọng lượng trọng lượng trọng lượn g trọn g lượn g trọng Khách hàng DN lớn 578 35% 649 37% 713 36% 1121 33% 1325 34% Khách hàng DN nhỏ và vừa 990 60% 1013 57% 1175 59% 1513 45% 1720 33% Khách hàng DNFDI 89 5% 100 6% 104 5% 725 22% 850 22%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của BIDVqua các năm)

Có thể thấy tình hình hoạt động TTTM tại BIDV tăng trưởng đều qua các năm trong suốt giai đoạn 2012-2017. Đáng chú ý hơn cả là thị phần thanh toán XNK của BIDV luôn duy trì vị trí thứ 3, nhưng vẫn có khoảng cách khá xa đối với những ngân hàng top trên. Cụ thể, thị phần năm 2017 của BIDV là 6,01%; trong khi Vietcombank vẫn đứng đầu với 15,22% và theo sát đằng sau là Vietinbank với thị phần 13,25%.

> Số lượng khách hàng doanh nghiệp XNK sử dụng dịch vụ TTQT

Nhìn chung trong giai đoạn 2013-2017, số lượng khách hàng doanh nghiệp XNK của BIDV đều có sự tăng trưởng đáng kể. Tỷ trọng các khách hàng doanh nghiệp lớn tăng trưởng ổn định và luôn chiếm 1/3 tổng số khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TTQT. Cơ cấu có sự chuyển dịch rõ rệt, khách hàng doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đang dần tăng mạnh trong những năm quá chiếm dần tỷ trọng của khách hàng DN nhỏ và vừa. Khách hàng DN nhỏ và vừa đến năm 2017 dã giảm một nửa tỷ trọng so với năm 2013, trong khi đó khách hàng DN FDI

tăng gấp 4 lần so với tỷ trọng năm 2013. Bởi vì nhóm DN FDI đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế Việt Nam.

Bảng 2.2. Số lượng khách hàng doanh nghiệp XNK sử dụng dịch vụ TTQT của BIDV

số L/C 5,37 45% 8,09 47% 10,08 47% 12,1 47% Chuyển tiền 3,9 33% 5,11 30% 605 28% 6,98 27% Nhờ thu 2,63 22% 3,84 23% 5,49 25% 6,76 26% Tổng 11,9 17,04 21,62 25,84

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của BIDVqua các năm)

Mặt khác cũng xuất phát từ khách quan trong điều kiện kim ngạch XNK của Việt Nam tăng trưởng đều đặn (khoảng 12%/1 năm) trong giai đoạn này cùng với lợi thế của Việt Nam khi tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do.

Cũng trong giai đoạn này, BIDV đã dành nguồn lực rất lớn thông qua các gói tín dụng nhằm tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, đặc biệt tăng trưởng tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp hoạt động tốt.

Điều này là cú hích lớn tạo nên sự tăng trưởng về số lượng khách hàng doanh nghiệp XNK trên toàn hệ thống và là tiền đề quan trọng để tăng trưởng các chỉ tiêu về thu nhập, lợi nhuận từ TTQT của BIDV trong giai đoạn này.

2.2.3.2. Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng BIDV

Trong tổng doanh số thanh toán quốc tế của BIDV thì tỷ lệ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt ưu thế nhất (luôn chiếm gần 50% và luôn ổn định qua các năm, kế tiếp là phương thức chuyển tiền và cuối cùng là phương thức nhờ thu.

Bảng 2.3. Doanh số theo sản phẩm hoạt động TTQT của BIDV

Đơn vị: tỷ USD

■ L/C BChuyentien ■ Nhờ thu

Dựa vào biểu đồ, thấy có sự tăng trưởng về doanh số của cả 3 phương thức. Tốc độ tăng trưởng ổn định là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, phương thức nhờ thu tăng trưởng tốt nhất chiếm dần tỷ trọng của phương thức chuyển tiền. Chuyển tiền và nhờ thu là hai hình thức thanh toán không an toàn cho khách hàng xuất nhập khẩu của mình nên BIDV luôn tư vấn cho khách hàng nên đề nghị đối tác mở L/C, bên cạnh đó ngân hàng luôn phát triển loại hình thanh toán L/C với nhiều tiện ích như cơ chế chiết khấu Hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu như Quy định 8487/QĐ-PTSPBB ngày 19/12/2014. Theo quy định này, BIDV cho phép việc chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C và có truy đòi đối với những hình thức thanh toán khác như: nhờ thu và T/T. Theo quy định này, tỷ lệ chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức thanh toán L/C tối đa lên tới 98%, được biết như là mức cao nhất trên toàn thị trường. Điều này đã trực tiếp thúc đẩy doanh số thanh toán L/C xuất khẩu qua BIDV theo từng năm.

Đối với BIDV hình thức thanh toán nhờ thu không phải là hình thức phổ biến nhưng cũng ngày càng phát triển, vì hình thức thanh toán này hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ giữa 2 đối tác trong quan hệ mua bán. Đối với khách hàng của BIDV, phương thức thanh toán này được sử dụng chủ yếu đối với các khách hàng xuất khẩu là đơn vị liên doanh hay công ty con của các công ty nước ngoài hoặc các khách hàng nhập khẩu nguyên vật liệu có uy tín và mối quan hệ mật thiết với đối tác xuất khẩu. Bên cạnh việc phụ thuộc vào hình thức thanh toán được qui định giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, uy tín của ngân hàng cũng là một yếu tố khá quan trọng để các ngân hàng phục vụ người xuất khẩu lựa chọn để gửi chứng từ nhờ thu. Từ khi thực hiện nghiệp vụ TTTM đến nay, uy tín của BIDV ngày càng được nâng cao trong quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng trên thế giới, nên số lượng các bộ chứng từ nhờ thu gửi về qua BIDV ngày càng tăng lên qua các năm.

Điện 700 đi 15% 14,9% 15,2% 16,6% 17% Điện 400 đến 15,8% 16% 16,3% 17% 17,7% Điện 400 đi 10,4% 10,2% 10,4% 11,3% 11,8% STT Loại hình nghiệp vụ Lỗi tác nghiệp

1 Mở LC - Trên giấy yêu cầu mở L/C, một số nơi còn để sửa chữa nhưng không có xác nhận của khách hàng.

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của BIDVqua các năm)

Điện 700 chính là điện phát hành LC đến và đi qua BIDV, và đến với các Ngân hàng thành viên của Swift; còn điện 400 là điện thông báo về thanh toán nhờ thu đến và đi qua BIDV. Quan sát bảng trên, tỷ lệ điện 700 và 400 qua BIDV liên tục tăng trưởng qua các năm. Trong điện 400 đến luôn luôn có tỷ trọng cao nhất. Vì vậy, nó không chỉ thể hiện sự tăng trưởng về mặt số lượng mà còn là thị phần của BIDV đối với hai hoạt động tài trợ thương mại phổ biến nhất hiện tại ở Việt Nam là Phát hành thư tín dụng và Nhờ thu kèm chứng từ.

2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI BIDV

2.3.1. Rủi ro tác nghiệp

2.3.1.1. Thực trạng rủi ro tác nghiệp trong TTQT tại BIDV

bất lợi cho ngân hàng.

- Theo qui định, hợp đồng ngoại thuơng phải đuợc khách hàng sao y bản chính. Tuy nhiên một số hợp đồng chỉ là bản sao không có xác nhận của khách hàng hoặc trên hợp đồng có những điều khoản chua phù hợp nhung khách hàng vẫn yêu cầu mở L/C.

2 Thanh toán L/C - Chuyển bộ chứng từ thanh toán xuất khẩu nhầm địa chỉ nguời thụ huởng.

- Một số chứng từ đã kí hậu B/L hoặc bảo lãnh vẫn thông báo cho ngân hàng nuớc ngoài; không thông báo kì hạn trả chậm tới khách hàng đối với một số L/C trả chậm; thu phí nhầm TK khách hàng

- Thiếu thông báo chứng từ hàng nhập, phiếu giao nhận chứng từ với khách hàng hoặc thiếu chữ kí trên phiếu giao nhận chứng từ.

- Chua thực hiện báo lỗi với ngân hàng nuớc ngoài với các món trừ phí lỗi...

1 Kí hậu vận đơn/Phát hành bảo lãnh nhận hàng

Một số L/C không có giấy báo nhận hàng của hãng vận tải.

Phần lớn các giao dịch kí hậu không thực hiện trong chuơng trình TF.

4 Nghiệp vụ nhờ thu, chiết khấu bộ chứng từ

- Một số chứng từ gửi đi bị NH nuớc ngoài bắt bất đồng.

- Một số bộ chứng từ bất đồng gửi đi nuớc ngoài chua có ý kiến của khách hàng

1 Nghiệp vụ - Một số hồ sơ chua xác nhận số tiền thanh toán trên tờ khai hải quan.

sai số tiền.

6 Nghiệp vụ chuyển tiền đến

Một số món hạch toán treo, tra soát chưa đúng qui định; hạch toán nhầm tài khoản trung gian

^7 Trong quá trình thực hiện thanh toán

Hệ thống bị ngưng do máy chủ trục trặc kĩ thuật hoặc sự cố đường truyền

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ lệ (%) 24 21 19 16 17

(Nguồn: Báo cáo rủi ro hoạt động nghiệp vụ ngân hàng BIDV)

Trên thực tế, các lỗi tác nghiệp trong hai phương thức nhờ thu và chuyển tiền chiếm tỷ trọng nhỏ do có ít bên tham gia và quy trình đơn giản. Theo nghiên cứu của BIDV, năm 2017, có đến 17% bộ chứng từ của các nhà xuất khẩu Việt Nam mà BIDV đóng vai trò là ngân hàng thông báo và ngân hàng xác nhận bị phía ngân hàng nước ngoài thông báo là có sai sót. Có nghĩa là những bộ chứng từ này, dù đã được phía ngân hàng kiểm tra những vẫn còn những sai sót và căn cứ vào những sai sót này phía ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán.

BIDV đóng vai trò là ngân hàng thông báo và ngân hàng xác nhận bị phía ngân hàng nước ngoài thông báo có sai sót là 24% thi đến năm 2017 đã giảm xuống còn 17%. Có được điều này là do kỹ thuật kiểm tra chứng từ ngày càng

được nâng cao.

Còn đối với bộ chứng từ hàng nhập, do đã qua bước kiểm tra của ngân hàng nước ngoài nên nhìn chung ít có những sai. Tuy nhiên trên thực tế theo thống kế của BIDV, trong năm 2016, có tới 40% bộ chứng từ của người xuất khẩu nước ngoài xuất trình theo L/C do BIDV phát hành có sự khác biệt. Trong số này có những trường hợp ngân hàng phải từ chối thanh toán. Tranh chấp xảy ra, và chỉ có tỷ lệ rất nhỏ khoảng 1% trường hợp tranh chấp được xử lý theo nguyên tắc thực hành của bản thân từng ngân hàng, khoảng 30% được đưa ra xử lý trên cơ sở UCP600 và có hiệu quả, tức là phía ngân hàng nước ngoài chấp nhận những sai sót do phía BIDV đưa ra; còn lại 9% là tỷ lệ áp dụng UCP600 giải quyết không có hiệu quả, nghĩa là các lỗi chứng từ mà phía BIDV đưa ra trong trường hợp này là không chính xác, trai với những nguyên tắc kiểm tra chứng từ và phí ngân hàng nước ngoài không chấp nhận.

Biểu đồ 2.6. Giá trị tổn thất từ rủi ro tác nghiệp trong hoạt TTQT của BIDV 2013-2017

Giá trị tổn thất của BIDV đối với rủi ro tác nghiệp qua các năm 2013- 2017 đều ở giá trị thấp, bình quân là 900 triệu đồng/năm, cao nhất là năm 2013 với tổn thất là 1292 triệu đồng, thấp nhất là năm 2017 với tổn thất là 495 triệu đồng.

2.3.1.2. Các biện pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp đã được triển khai tại BIDV

Hệ thống chính sách và các qui định phục vụ công tác quản lí rủi ro tác nghiệp đuợc BIDV ban hành đầy đủ và định kì chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế của BIDV trong từng thời kì. Bên cạnh đó BIDV đã ban hành các văn bản huớng dẫn chi tiết cách thức triển khai thực hiện quản lí rủi ro tác nghiệp cho các đơn vị trong toàn hệ thống.

Để phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của hệ thống, BIDV đã xây dựng và triển khai đồng bộ các công cụ báo cáo dấu hiệu, sự cố, ma trận, rủi ro tác nghiệp đi đôi với hệ thống cảnh báo các giao dịch nghi ngờ, bất thuờng góp phần kiểm soát, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp.

Mô hình tổ chức đang đuợc nghiên cứu triển khai theo huớng quản lý rủi ro tập trung, hệ thống kiểm toán đuợc hình thành và đi vào hoạt động, hoạt động kiểm tra nội bộ một mặt đuợc tăng cuờng, mặt khác đang đuợc xem xét chuyển đổi mô hình để nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát;

Về công nghệ: BIDV đuợc biết đến là ngân hàng Việt Nam đầu tiên tham gia Sáng kiến Đổi mới Thanh toán Toàn cầu (SWIFT GPI) thông qua Giao diện Lập trình Ứng dụng (API) cùng với hơn 165 ngân hàng thuơng mại hàng đầu trên thế giới , giúp khách hàng trải nghiệm các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới nâng cao giảm thiểu rủi ro. SWIFT GPI đã chính thức hoạt động từ tháng 1/2017 và thực hiện cách mạng hóa các giao dịch thanh toán quốc tế bằng cách kết hợp theo dõi khoản thanh toán theo thời gian thực nhanh hơn và đảm bảo thanh toán trong cùng một ngày. Trong chuơng trình công nghệ tối tân, phải kể đến các phần mềm hỗ trợ công tác TTQT và quản lý rủi ro trong TTQT rất tiện lợi đó là “phần mềm Intellect” - chuơng trình quản lý rủi ro tác nghiệp đuợc sử dụng trên Web với mức độ bảo mật tuơng đối cao.

về nhân sự: Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng các chuyên viên Thanh toán quốc tế định kỳ hàng tuần, hàng tháng nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng, cập nhật các văn bản pháp lý kịp thời,...

2.3.1.3. Đánh giá công tác hạn chế rủi ro tác nghiệp trong TTQT của BIDV

- Kết quả

Việc thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp tại BIDV đã đạt được những kết quả tốt, tần số xảy ra lỗi tác nghiệp theo khối lượng công việc giảm qua các năm. Việc sử dụng SWIFT đang thể hiện những dấu hiệu tích cực trong công tác hạn chế rủi ro trong TTQT.

Trình độ xử lý nghiệp vụ ngày càng cao của cán bộ TTQT cùng với sự tuân thủ chặt chẽ các thông lệ quốc tế đảm bảo an toàn trong giao dịch đã góp phần tạo niềm tin cho các ngân hàng đối tác nước ngoài cũng như khách hàng trong nước và quốc tế.

- Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số hạn chế như sau:

Trong tất cả hoạt động TTQT của các chi nhánh của BIDV đều tập trung về Trung tâm TTTM, chi nhánh chỉ nhận hồ sơ của khách hàng sau đó chuyển về cho Trung tâm thực hiện. Việc làm này làm hạn chế rủi ro tác nghiệp những lại đáp ứng nhu cầu của khách không kịp thời vì chi nhánh phải mất thời gian scan chứng từ lên Trung tâm. Mặt khác trung tâm do phải giải quyết một lượng lớn chứng từ nên khó tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn. Đồng thời mạng kết nối giữa chi nhánh và trung tâm tác nghiệp TTTM hay bị lỗi, nghẽn. gây ra thiệt hại cho khách hàng và làm giảm uy tín ngân hàng. Công nghệ không được đầu tư đồng bộ mà manh mún nên hiệu quả sử dụng không cao. Tính không ổn định của công nghệ cũng khiến cho rủi ro tăng cao.

2.3.2. Rủi ro đạo đức

trong phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ.

Rủi ro đạo đức trong thanh toán nhờ thu thường thể hiện dưới hình thức chây ì kéo dài thời gian thanh toán, hoặc ngân hàng thu hộ cố tình thực hiện sai chỉ thị thanh toán nhờ thu, hoặc có sự cấu kết giữa nhà nhập khẩu và NH gây tổn thất cho nhà xuất khâu và NH tài trợ cho nhà xuất khẩu. Trong thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo phương thức thanh toán D/A đã bị nước ngoài chiếm dụng tiền hàng trong thời gian khá dài. Mặc dù nhà nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán và ngân hàng của nhà xuất khẩu đã chiết khấu chứng từ những thực tế đến ngày đáo hạn nhà nhập khẩu không

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549358 (Trang 50 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w