Ngân hàng BIDV đang chú trong xây dựng mô hình giao dịch TTQT một cửa bằng cách hình thành các trung tâm TTTM. Mô hình này nhằm cung cấp những dịch vụ tiện nghi nhất cho khách hàng. Không chỉ ở Việt Nam mà các NH hàng đầu trên thế giới đã ứng dụng công nghệ hiện đại để xử lý tập trung các giao dịch TTQT và TTTM. Khi xử lý tập trung, việc xử lý các giao dịch thuộc về trách nhiệm của trung tâm TTTM, các chi nhánh trở thành các vệ tinh, là các kênh phân phối sản phẩm. Trung tâm thực hiện việc phát hành thu tín dụng, thanh toán, kiểm tra chứng từ, hạch toán. Các chi nhánh và trung tâm sẽ kiểm soát chéo lẫn nhau, qua đó hạn chế rủi ro, nâng cao tính chuyên nghiệp, năng suất lao động và chất luợng phục vụ khách hàng.
Hình 2.3. Mô hình Thanh toán quốc tế tập trung
Chi nhánh 1 Phòng giao dịch A Sờ giao dịch 1 Chi nhánh 2 φ kι⅜b Phòng giao dịch B TTQT
Tương tự như cơ cấu của toàn hệ thống, hoạt động TTQT của BIDV cũng có sự liên lạc và phân công rõ ràng ở hai bộ phận chính đó là tại Hội sở chính và tại Chi nhánh hay còn có thể gọi là “Cơ cấu theo ngành dọc”. Hội ở chính là nơi đầu mối thanh toán với nước ngoài của cả hệ thống. Chỉ có hội sở chính mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại các Ngân hàng nước ngoài. Ở hội sở chính, Trung tâm Tác nghiệp TTTM của Khối tác nghiệp sẽ là nơi tập trung xử lý toàn bộ giao dịch của toàn hệ thống từ tất cả khách hàng tại cả hội sở chính và Chi nhánh dựa trên chương trình nội bộ hiện tại của BIDV là Trade Finance (TF). Theo chương trình này, cán bộ TTTM tại Chi nhánh, các ban KH thuộc khối Ngân hàng Bán Buôn sẽ tạo giao dịch trên chương trình và đẩy hồ sơ dưới dạng scan để chuyên viên Trung tâm Tác nghiệp TTTM xử lý và trả kết quả. Ngoài ra, các ban KHDN nước ngoài, lớn, nhỏ và vừa, Định chế tài chính của Khối Ngân hàng bán buôn cùng Ban pháp chế của khối Hỗ trợ sẽ có nhiệm vụ đề xuất các quy chế quy trình nội bộ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các chính sách ưu đãi, gói tín dụng, hay các cơ chế thúc đẩy hoạt động TTQT cho toàn bộ nền Khách hàng XNK của toàn hệ thống trong từng thời kỳ.
Hình 2.4. Mô tả công việc của Trung tâm Tác nghiệp Tài trợ thương mại
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của BIDV)
chính: Quan hệ khách hàng, Quản trị tín dụng và Tổ TTTM. Bộ phận Quan hệ khách hàng là nơi đầu mối tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu TTQT và TTTM, đánh giá và cung cấp hạn mức TTTM cho khách hàng. Tổ TTTM sẽ chỉ tác nghiệp những nghiệp vụ TTTM phát sinh mà không liên quan đến thẩm định năng lực, phân tích tài chính hay khả năng tín dụng của khách hàng. Thông thuờng, Tổ TTTM đuợc thành lập độc lập (với những chi nhánh lớn, có mật độ giao dịch XNK thuờng xuyên) hoặc trực thuộc phòng KHDN (với những chi nhánh không có nhiều Khách hàng XNK). Tổ truởng sẽ là nguời duyệt hồ sơ của các thành viên trong Tổ TTTM kể cả trên chuơng trình TF cũng nhu hồ sơ luu kho. Tuy nhiên, nguyên tắc nhất quán trong hoạt động TTQT và TTTM tại Chi nhánh đó là chỉ xử lý về “bề mặt hồ sơ”. Điều này có thể giải thích là cán bộ TTTM chỉ có trách nhiệm xử lý đúng, đủ số luợng hồ sơ, loại hồ sơ, sau đó tạo đúng luồng giao dịch trên chuơng trình và gửi lên Trung tâm Tác nghiệp TTTM. Sau khi Trung tâm Tác nghiệp TTTM xử lý xong giao dịch thì Tổ TTTM có nhiệm vụ trả lời Khách hàng và luu kho hồ sơ theo quy trình. Ví dụ nhu hoạt động TTQT phổ biến nhất hiện tại của BIDV là phát hành thu tín dụng (L/C). Sau khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng từ bộ phận tín dụng, cán bộ TTQT sẽ tu vấn và thực hiện “thẩm tra nội dung L/C” - thẩm tra ở đây tức là rà soát những nội dung cơ bản nhất trên đơn đề nghị của khách hàng, sau đó scan hồ sơ và gửi giao dịch lên Trung tâm Tác nghiệp TTTM. Cán bộ Trung tâm Tác nghiệp TTTM mới là nguời trực tiếp soạn điện thu tín dụng cho khách hàng. Việc ứng dụng mô hình xử lý tập trung trên sẽ giúp ngân hàng đuợc huởng lợi thế về tính kinh tế của quy mô, tiết kiệm lao động, tiết kiệm chi phí. Các rủi ro cũng đuợc hạn chế nhờ hệ thống dữ liệu tập trung, kiểm soát tập trung và kiểm soát chéo giữa chi nhánh và trung tập TTTM.