Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549358 (Trang 102)

Một là, DN cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi giao dịch. Cần có sự trao đổi trực tiếp với đối tác, hoặc thông qua bạn hàng, hiệp hội, công ty tư vấn,thương vụ/sứ quán để sàng lọc những đối tác có uy tín. Đồng thời, phải chú ý hơn đối với những thương nhân giao dịch lần đầu. Tuân thủ chặt chẽ những quy định cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế, không nên bỏ qua những chi tiết cho dù là nhỏ nhất trong hợp đồng mua bán để tạo sơ hở cho phía KH có thể bắt lỗi và từ chối thanh toán. Ngoài ra, các doanh nghiệp XNK cũng cần có kiến thức thấu đáo về việc áp dụng luật pháp và thông lệ quốc tế, cũng như các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia.

Hai là, không ngần ngại đặt ra những câu hỏi để thiết lập các thông số tin cậy, với đối tác mà họ hy vọng bắt đầu quan hệ kinh doanh. Cẩn thận và cẩn trọng và phải điều tra kỹ các đối tác và các bên trung gian, cũng như phải kiểm tra sát sao chứng từ liên quan trong giao dịch. Cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng chứng từ cũng như đặt ra các câu hỏi cần thiết cho người mua hoặc bán, qua đó có thể biết được kinh nghiệm, quá trinh kinh doanh, uy tín trên thương trường... của đối tác kinh doanh. Tốt nhất, doanh nghiệp nên có một bộ hồ sơ về từng khách hàng hoặc từng thị trường.

Ba là, khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp nên:

+ Phối hợp hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn của các tổ chức chuyên nghiệp trong quá trình soạn thảo hợp đồng. Đàm phán kỹ các điều kiện của hợp đồng.

+ Kiểm tra kỹ các điều khoản của hợp đồng, khi thấy có vấn đề cần kịp thời tu chỉnh; lập kế hoạch tuân thủ; lập kế hoạch giao hàng, lập chứng từ,

xuất trình...

Bốn là, cần nắm bắt kịp thời thông tin giá cả, thị trường, tỷ giá và các quy định của pháp luật của nhà nước để có những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn. DN cũng cần cảnh giác với yếu tố “giá bất thường” so với cung - cầu thị trường, vì đây là những cái bẫy mà các DN nước ngoài chuyên lừa đảo tạo ra ngày càng nhiều khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Năm là, các DN nên mua bảo hiểm tỷ giá trong trường hợp tình hình tỷ giá biến động phức tạp và khó dự báo. Đặc biệt, các DN phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp như trả chậm, chuyển tiền hay nhờ thu.

Sáu là, các doanh nghiệp XNK cần chú ý tới những rủi ro liên quan đến các rào cản thương mại và kỹ thuật của các Chính phủ đặc biệt là các thị trường lớn.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa kinh tế thế giới thì hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nuớc. Một quốc gia không thế phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nuớc mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp sức mạnh trong nuớc với môi truờng kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh các quốc gia đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, xem nó nhu là con đuờng tất yếu để phát triển kinh tế đất nuớc thì hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đuợc khẳng định. Hoạt động thanh toán quốc tế mang lại lợi nhuận cao song hành với rủi ro lớn. Truớc nhu cầuđó, việc phân tích rủi ro trong thanh toán quốc tế là hết sức cần thiết. Đây không phải là vấn đề mới đề cập song trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập mạnh mẽ thì rủi ro là “muôn màu muôn vẻ”, cần có những nhậnđịnh, đánh giá để đề ra những giải pháp phù hợp hơn với tình hình nhằm quản lý các rủi ro đó hiệu quả hơn.

Nhu ở chuơng I, chuơng II đã trình bày, hoạt động thanh toán quốc tế có tính nhạy cảm cao, rủi ro lớn đồng thời thực trạng thanh toán quốc tế nói chung tại BIDV còn nhiều tồn tại. Mong muốn đuợc đóng góp vào sự phát triển của hoạt động TTQT tại BIDV, trên góc độ nghiên cứu nhận dạng các loại rủi ro, phân tích hậu quả và đánh giá tính hiệu lực của các giải pháp mà hiện nay BIDV đang áp dụng để hạn chế các rủi ro trong thanh toán quốc tế, khóa luận đã đóng góp những điểm mới sau:

Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế, tổng hợp, nhận diện và hệ thống hóa logic các loại rủi ro điển hình trong thanh toán quốc tế đồng thời chỉ ra đuợc hậu quả mà các rủi ro này gây ra trên cả góc độ về uy tín lẫn tài chính cho ngân hàng.

Thứ hai, đi sâu phân tích đánh giá thực trạng các loại rủi ro trong thanh tóan quốc tế tại BIDV và nghiên cứu cách xử lí mà BIDV đã làm để hạn chế

các loại rủi ro đó. Bên cạnh đó, xem xét về kết quả đạt được và những tồn tại phát sinh trong cách thức xử lí rủi ro của BIDV.

Thứ ba, khóa luận đưa ra những giải pháp toàn diện và giải pháp cụ thể với từng loại rủi ro điển hình trong thanh toán quốc tế, đưa ra kiến nghị với chính phủ, ban ngành, các cấp liên quan và khách hàng trong việc kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế để hoạt động thanh toán quốc tế được vận hàng suôn sẻ và đạt hiệu quả cao nhất.

Em mong rằng các giải pháp và kiến nghị đề xuất sẽ góp phần nào trong việc phát triển hoạt động TTQT tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo đánh giá hoạt động TTQT của BIDV các năm 2013-2017. 2. Báo cáo rủi ro hoạt động nghiệp vụ ngân hàng BIDV năm 2013-2017 3. Báo cáo thường niên của BIDV các năm 2013-2017.

4. Baochinhphu.vn/Kinh-te/Canh-giac-voi-rui-ro-trong-thanh-toan-quoc-te

5. TS. Trần Nguyễn Hợp Châu (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh thanh

toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

6. Nguyễn Thái Dũng (2015), Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán

quốc

tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông - chi nhánh Hà Nội. Luân văn thạc sỹ kinh tế, trường Học viên Ngân hàng, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Hồng Hải (2008), Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế đối với

ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

8. Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn

cầu, Nxb Lao động.

9. Nguyễn Thu Hằng (2012), Quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV, Tóm tắt

luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nang.

10. Lê Thị Ngọc Hân (2010), Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc

tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học kinh tế TPHCM.

11. Cấn Văn Lực (2016), Cơ hội và thách thức đối với ngành ngân hàng Việt

Nam trong giai đoạn 2016-2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Banking Vietnam 2016”, Nxb Đại học kinh tế quốc dân

12. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010

13. Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2009), Quy định số5051/QĐ-

TTTM: Quy định về nghiệp vụ tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

14. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.

15. Quy định số 8956/QĐ-QLTD ngày 31/12/2014 của Ngân hàng TMCP

ĐT&PT Việt Nam về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện giao dịch bảo

đảm.

16. Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nuớc Việt Nam về ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và

sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

17. Tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại các NHTM trên thế giới

18. TS. Kiều Hữu Thiện, TS.Nguyễn Trọng Tài (2012), Giáo trình Quản trị

rủi ro tài chính, Nxb Giao thông vận tải

19. Ths. Đỗ Viết Anh Thái (2014), Vai trò của môi trường pháp lý đối với

hoạt động thanh toán quốc tế, Tạp chí KTĐN số 62.

20. Phạm Anh Thu (2013),Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động Thanh

toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kinh tế, truờng Học viện Ngân hàng.

21. Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại

thương, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

22. GS.TS Nguyễn Văn Tiến - PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2017), Cẩm

nang Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động. 23. Ths.Thân Tôn Trọng Tín và GS.TS. Lê Thị Mận (2011), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nxb Lao động Xã hội.

24. Vneconomy.vn/quantriruirotindungtheoBaselIItaiBIDV

B. Tài liệu tiếng Anh

25. International Chamer of Commerce, (2007), Uniform Customs and

Practices for Documentary Credits, Paris.

26. International Chamer of Commerce, (1995), Uniform Rules for

Collections, Paris.

27. International Chamer of Commerce, (2008), Uniform Rules for Bank - to

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549358 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w