GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549358 (Trang 81)

TẾ TẠI BIDV

3.2.1. Các giải pháp tổng thể

3.2.1.1. Vấn đề quản trị rủi ro tổng thể cho nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.

Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách quản lí rủi ro tổng thế. Nó là nền tàng, là định hướng để xây dựng từng chính sách quản lý rủi ro cho mỗi nghiệp vụ thanh toán quốc tế cụ thể.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ đáp ứng yêu cầu quản lí rủi ro ngày càng đa dạng và phức tạp hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Hệ thống thông tin khách hàng của BIDV cần phải được cập nhật đầy đủ và theo định kì, đồng thời tham khảo thêm thông tin từ CIC của NHNN. Không chỉ có thông tin của khách hàng, mà thông tin về kinh tế- xã hội, về lĩnh vực kinh doanh liên quan đến các KH của BIDV cũng nên được các cán bộ nhân viên trong ngân hàng để tâm tìm hiểu. Các thông tin từ bộ, ngành.. .cũng cần được lưu ý.

- Đi sâu vào từng loại rủi ro trong một chiến lược tổng thể: rủi ro tín dụng, rủi ro pháp lí, rủi ro đạo đức, rủi ro tác nghiệp.Với mỗi loại rủi ro cần có một mô hình quản lí cụ thể từ khâu nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, cho đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

3.2.1.2. Xây dựng quy trình và chu trình kinh doanh khép kín cho các dịch

vụ thanh toán quốc tế.

Các nghiệp vụ trong TTQT không tách rời nhau mà có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy cần có một chu trình cung ứng dịch vụ khép kín để đáp ứng thuận tiện cho khách hàng. Ngân hàng lúc này không chỉ thu thêm được phí do có nhiều loại hình dịch vụ cung ứng để vừa giữ chân được khách hàng truyền thống lại vừa thu hút được lượng khách hàng tiềm năng mới mà còn hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ đó. Với

những nghiệp vụ mới cần xây dựng qui trình nghiệp vụ mới, với những nghiệp vụ đang áp dụng thì cần điều chỉnh sửa đổi bổ sung các văn bản để hoàn thiện qui trình cho bám sát thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, cần tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục liên quan đến TTQT thông

qua hoàn thiện Văn bản chế độ về trình tự, thủ tục cho vay các khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT, quy trình sản phẩm, hồ sơ mẫu biểu, cơ chế tác nghiệp TTQT. Đồng thời cần rà soát đánh gia và bổ sung, sửa đổi nội dung của Quy định tác nghiệp TTQT liên quan đến phục vụ khách hàng trực tiếp tại Hội sở chính và định huớng tập trung tại Hội sở chính, trong đó bao gồm đối tuợng khách hàng BIDV đang tích cực mở rộng là nhóm Khách hàng FDI và Định chế

tài chính.

3.2.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trong lĩnh vực Ngân hàng luôn đi kèm với rất nhiều rủi ro, đặc biệt là các

hoạt động cho vay liên quan đến TTQT. Vì vậy, để hoạt động tài trợ thuơng mại

có hiệu quả cao thì công tác kiểm tra, kiểm soát cần hết sức chú trọng.

- Xây dựng những bản tin dự báo, báo cáo đánh giá hoạt động XNK, nghiên cứu về môi truòng kinh tế vĩ mô trong và ngoài nuớc. Từ đó đua ra những giải pháp, tu vấn hỗ trợ đối với các doanh nghiệp XNK nhằm giảm bớt những ảnh huởng tiêu cực từ các yếu tố kinh tế vĩ mô trong và ngoài nuớc tới hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 22 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng để có những đánh giá chính xác về rủi ro của từng KH và nền khách hàng nói chung của BIDV để có biện pháp ứng xử kịp thời.

- Thực hiện nghiêm túc Quy định số 8956/QĐ-QLTD về giao dịch bảo đảm, nhằm đảm bảo đầy đủ khả năng thu hồi khoản vay trong truờng hợp phát sinh rủi ro, đồng thời cần đa dạng hoá các hình thức đảm bảo tránh rủi ro tín dụng.

- Thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của KH vay vốn, đánh giá kỹ phương án kinh doanh của khách hàng bảo đảm tình hình tài chính của KH luôn lành mạnh, hoạt động kinh doanh luôn có hiệu quả cao trong thực tế.

- Ban Quản lý rủi ro tín dụng với vai trò là đầu mối trong hoạt động phòng ngừa rủi ro cần tăng cường giám sát hoạt động tín dụng tại BIDV, đồng thời tích cực nghiên cứu để có những biện pháp phòng ngừa và thu hồi nợ xấu khi phát sinh.

- Tích cực tiếp thị tới KH các công cụ phái sinh như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng mua bán tương lai, hợp đồng mua bán kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi tiền tệ để hạn chế rủi ro tỷ giá đối với khách hàng và cho chính NH.

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp

- Thiết lập và hoàn thiện khung quản trị rủi ro tác nghiệp

Sơ đồ 3.1. Khung quản trị rủi ro tác nghiệp của các NHTM trên thế giới

Hẹ Ilionj ∣∣∣i.m trị Illi IO tác IIgIdrp vã van IiOJ lid IO

Mxtrfu Neuvtatlc Phmvi CiutiUc tỉ (Wc Vai trồ v⅛ Irteh Quy trir⅛ Hp (Xie đrỀ •> ExrJi gu> Gttm Ut •> Kt⅛n IOit •> Xốc •> Gtlm thiểu OpRtfk (Cii urá quy tiinh nội M Vl io ém JMt n⅛ M) Ht thing rủi ro Uc nghiĩp (LDC. RCSA. KRl. Op VaR)

Vin búa rùt ro (Euo tao. hcβ thio, đinh g⅛ hita rút. V V )

Nền móng cơ sở vững chắc cho hoạt động QTRRTN tại các NHTM ở Việt Nam là khung QTRRTN hướng theo chuẩn quốc tế. Gồm: cơ cấu tổ chức, qui trình và giải pháp phần mềm QTRRTN trong nội bộ các NH. Hiện nay, BIDV cũng như các NHTM khác đang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lí của NHNN. Chính vì vậy, cần phải lựa chọn khung QTRRTN sao cho đáp ứng được những yêu cầu chuẩn mực quốc tế như:

- Chiến lược của NH và phương pháp QTRRTN phải ăn khớp với nhau.

- Phương pháp thực hành quản lí và đo lường RRTN

- Đưa ra được những công cụ chuẩn mực để đo lường, giám sát, báo cáo về rủi ro tác nghiệp trong toàn hệ thống.

Sau khi xây dựng được khung QTRRTN, BIDV cần phải chuẩn hóa việc thực hiện các bước, các chính sách qui định cũng như thói quen làm việc và văn hóa của từng cán bộ trong ngân hàng, trong đó có lĩnh vực TTQT

Sơ đồ 3.2. Mô hình quản trị rủi ro tác nghiệp tại các NHTM trên thế giới

- về con người

Để qui trình được vận hành lưu thông cần phải phổ biến qui trình đến với từng cán bộ, mỗi cán bộ cần biết nhận dạng RRTN để phòng ngừa và ghi nhận khi rủi ro xảy ra. Các nhân viên của BIDV nên định kì hàng năm được cử đi học tập kinh nghiệm ở các ngân hàng nước ngoài hoặc các Hội thảo về RRTN do Hiệp hội Ngân hàng tổ chức. Cán bộ nhân viên phải được đào tạo ngay từ khi mới được tuyển dụng để có cái nhìn đúng đắn về trách nhiệm và vai trò của mình trong tổ chức.

Bên cạnh việc tập huấn, đào tạo về kĩ năng chuyên môn cũng cần phải tạo ra môi trường quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống. Lúc này, vai trò của những người lãnh đạo trong ngân hàng vô cùng quan trọng, ban lãnh đạo, hội đồng quản trị hay giám đốc của các chi nhánh phải tạo ra được môi trường sao cho các rủi ro đã hoặc sẽ tiềm ẩn xảy ra được trao đổi, báo cáo một cách trung thực, công khai và minh bạch. Một bài học thành công về việc QTRRTN từ ngân hàng Golman Sachs nước Mĩ- một ngân hàng đã vượt qua được cơn bão khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008-2010 chính nhờ văn hóa quản trị rủi ro của họ, họ đưa ra triết lí “bạn chỉ kiếm được tiền khi bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro”. NH Goldman Sachs đã tạo ra môi trường làm việc cho các nhà lãnh đạo để họ luôn cảm thấy phải đối mặt với rủi ro. Điều này khiến cho họ luôn trong tư thế chủ động sẵn sàng ứng phó và giải quyết với các vấn đề rủi ro. Đây là kinh nghiệm và bài học quí báu mà các nhà lãnh đạo BIDV có thể tham khảo để ứng dụng cho tổ chức của mình.

- về qui định qui trình

Để giúp cho bộ phận QTRRTN có thể kiểm soát RRTN kịp thời đồng thời hạn chế tối thiểu việc lặp lại cùng một rủi ro, sai sót trong hệ thống thì phải kiểm soát thời gian bằng cách : rút ngắn thời gian lập và phân tích báo cáo về các lỗi xảy ra ở các bộ phận, phòng ban (trong đó có TTQT) từ hàng

tháng sang hàng tuần hoặc hàng ngày. Đồng thời tại phòng QTRRTN ở trụ sở chính thì chuyển từ hàng quí sang hàng tháng, có thế thì thông tin về các sự kiện rủi ro tác nghiệp mới được cập nhật và điều chỉnh kịp thời. Cụ thể, tại phòng ban TTQT phải thống kê, ghi chép những lỗi sai sót của mình trong quá trình tác nghiệp (kể cả những lỗi nhỏ nhất) và hàng tuần làm báo cáo tổng hợp gửi về trưởng phòng, trưởng bộ phận quản lí trực tiếp. Trưởng phòng nhắc nhở hoặc kỉ luật nhân viên của mình tùy theo mức độ của những lỗi sai sót, cuối tháng tổng hợp và lập báo cáo gửi về trụ sở chính đồng thời báo cáo với giám đốc chi nhánh. Phòng QTRRTN tại trụ sở chính sau khi tổng hợp số liệu của toàn hệ thống sẽ báo cáo, đề xuất với Ban lãnh đạo và gửi công văn về các chi nhánh. Các chi nhánh sau khi nhận được công văn thì nên có 1 buổi họp rút kinh nghiệm và cảnh giác với những rủi ro đã xảy ra ở những chi nhánh khác. Bên cạnh đó qui trình QTRRTN phải được thực hiện riêng đối với từng rủi ro và qui định nhiệm vụ cụ thể đối với từng nghiệp vụ theo một qui chuẩn thống nhất.

- về hệ thống thông tin

Trong thời gian gần đây, BIDV cũng đã đẩy mạnh và hiện đại hóa công nghệ thông tin nhưng nhìn chung so với các ngân hàng trên thế giới vẫn còn một khoảng cách lớn. Chính vì thế việc đầu tư vào công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc ghi nhận số liệu một cách chính xác và thuận tiện hơn. Song song với đó, cần xây dựng hệ thống thông tin tác nghiệp trực tuyến. Từ đó cán bộ hoặc ban QTRRTN có thể phát hiện lỗi, sai sót của nhân viên ngay tại thời điểm tác nghiệp trên hệ thống và báo lỗi cho cho Giám đốc chi nhánh có biện pháp xử lí. Việc làm này làm hạn chế tổn thất do RRTN gây ra.

Hoàn thành chương trình quản lí dữ liệu RRTN, nâng cấp đường truyền.

Mỗi năm có thêm 1 số chi nhánh mới được thành lập, số liệu chưa đủ để so sánh đánh giá do vậy thông tin đầu vào của thư viện cũng phải liên tục được cập nhật thu thập đến khi đủ số liệu để so sánh.

- Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát

Qui trình có tốt đến đâu, người thực hiện có nghiêm túc như thế nào thì vẫn cần có công tác thanh tra, giám sát. Vì thế, BIDV nên thiết lập bộ máy kiểm tra giám sát, cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho công tác kiểm tra giám sát trong đó công nghệ thông tin là cầu nối quan trọng giúp cho việc giám sát nhanh chóng và logic hơn. Tăng cường thêm số lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, ban hành tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể với các cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra giám sát. Đồng thời kết hợp giám sát từ xa và thanh tra, kiểm tra tại chỗ để phục vụ tốt nhất cho yêu cầu quản trị điều hành.

- Quĩ dự phòng rủi ro tác nghiệp

Việc hạn chế rủi ro tác nghiệp không chỉ dừng lại ở việc thanh tra, giám sát mà còn cần phải mua bảo hiểm cho RRTN và lập thêm quĩ dư phòng rủi ro tác nghiệp. Có vô vàn những nguyên nhân gây ra rủi ro tác nghiệp mà ta không thể thống kê hết được hoặc chưa có phương pháp để định lượng được nó. Hơn nữa, qui trình dù có tốt đến mấy vẫn có thể bỏ sót một số nguyên nhân gây ra RRTN. Vì thế, trong quá trình định lượng RRTN qui trình vẫn có thể bỏ sót hoặc định lượng chưa chính xác tần suất và mức độ của rủi ro, vì thế cần có một phương án để khắc phục hậu quả trên đó là quĩ dự phòng rủ ro tác nghiệp nhằm tài trợ cho những rủi ro đó. Vấn đề của BIDV là phải nghiên cứu ra một tỉ lệ % hợp lí để lập quĩ dự phòng đó.

3.2.2.2. Hạn chế rủi ro đạo đức trong ngân hàng

- Hạn chế bất đối xứng thông tin (từ khách hàng xuất/nhập khẩu)

NH cần phải tìm hiểu kĩ thông tin, thẩm định kĩ lưỡng về tình hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiệm của khách hàng, bạn hàng của

khách hàng trước khi đưa ra quyết định cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó việc xây dựng chính sách khách hàng hợp lí, khoa học sẽ là kim chỉ nam cho cán bộ ngân hàng áp dụng đối với từng loại khách hàng. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì nguồn thông tin có thể dễ dàng tìm kiếm qua Internet nhưng phải chọn lọc thông tin phù hợp. Không chỉ tìm hiểu thông tin về khách hàng qua mạng, qua các kênh truyền thông mà đích thân các cán bộ ngân hàng phải đi thực nghiệm tại cơ cở sản xuất của khách hàng. Việc làm này không chỉ củng cố thông tin cho năng lực kinh doanh của KH mà còn giúp NH tìm hiểu được văn hóa doanh nghiệp của khách hàng, làm cơ sở để có thể nhận biết được các dấu hiệu về gian lận, lừa đảo hoặc không tuân thủ pháp luật của khách hàng.

Với những khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế, NH phải xây dựng từng chính sách khách hàng riêng biệt áp dụng cho từng đối tượng, đặc biệt là với những khách hàng lâu năm, uy tín tốt để giúp mối quan hệ giữa KH_NH thêm khăng khít. Ngược lại với những khách hàng mới, tiềm ẩn nhiều rủi ro phải có qui định chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Thường xuyên theo dõi, đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng để kịp thời phát hiện những vấn đề không trung thực có thể phát sinh.

- Là kênh tư vấn cho khách hàng tìm hiểu bạn hàng

Phối hợp và tư vấn cho khách hàng của mình tìm hiểu kĩ bạn hàng. Trong Binh pháp tôn tử có viết “ biết người biết ta, trăm trận không nguy, không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng, một trận thua ; không biết người không biết ta, mọi trận đều bại” . Như vậy tìm hiểu rõ được đối tác thì nguy cơ rủi ro sẽ giảm đi bội phần. Trong TTQT, ngân hàng không đơn thuần đóng vai trò trung gian mà giữ một vị trí rất quan trọng. Nếu rủi ro xảy ra cho khách hàng của ngân hàng, đồng nghĩa với rủi ro xảy ra cho NH : có thể ngân hàng bị thiệt hại về uy tín, hoặc có thể bị thiệt hại về tài chính. Vì vậy ngân

hàng phải thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng của mình. Ngân hàng với điều kiện và công nghệ thông tin hiện đại có thể tu vấn cho KH của mình về bạn hàng nhu :

+ Cung cấp các thông tin về uy tín, về khả năng thanh toán của NH nuớc ngoài có quan hệ đại lí với mình và một số thông tin khác đặc biệt là về thiện chí thanh toán của họ.

+ Đua ra lời khuyên cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn phuơng thức thanh toán cũng nhu ngân hàng thanh toán và cách phòng rủi ro do gian lận, lừa đảo có thể xảy ra. Ví dụ đối với những khách hàng đã có sự hiểu biết

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549358 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w