3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Phải xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường kí kết tham gia các điều ước quốc tế và thương mại quốc tế. Ta thấy rằng pháp luật trong nước là một trong những nguồn điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế thế nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam trước đây và hiện nay vẫn còn chứa đựng những nội dung chưa phù hợp với cam kết quốc tế, thông lệ quốc tế. Thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít rủi ro pháp lí xuất phát từ những qui định của pháp luật Việt Nam. Vì thế nếu như có một khung pháp lí rõ ràng, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế thì nó sẽ là bệ phóng cho quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Hơn nữa, cần có sự tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhà nước như : cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lí thương mại, kế hoạch đầu tư.. ..nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu các qui định của pháp luật
phải thực sự đến được với các doanh nghiệp thì Nhà nước cần minh bạch hóa hệ thống pháp luật, nhanh chóng công bố những văn bản, nghị định thông tư do mình ban hành trên các phương tiện mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận như trên Website của các cơ quan chức năng có liên quan.
Bên cạnh đó, để kích thích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần đầu tư các trung tâm dữ liệu thông tin pháp luật kinh tế với việc truy cập là miễn phí. Mạng thông tin này sẽ cung cấp thông tin pháp lí được cập nhật cho doanh nghiệp, ngân hàng, luật sư, thậm chí là cho cả những trung tâm tư vấn pháp luật....Mạng thông tin pháp lí phải có đường dẫn(link) đến mạng thông tin pháp luật quốc tế và các nước khác, nhất là những nước bạn hàng thường xuyên của các doanh nghiệp Việt Nam .
Đối với hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia liên quan đến thương mại quốc tế, Bộ công thương cần có sự phối hợp với các bộ ngành cơ quan khác như : Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Pháp, Ủy ban quốc gia và hợp tác kinh tế quốc tế.giới thiệu thường xuyên các dự thảo luật cũng như các văn bản pháp luật mới của các nước và các tổ chức kinh tế quan trọng như : Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, WTO.. ..cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị, website hoặc xuất bản các ấn phẩm liên quan đến rủi ro pháp lí trong thương mại quốc tế.
3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách thương mại đẩy mạnh xuất nhập khẩu, quản lí chặt chẽ xuất nhập khẩu để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Tăng cường củng cố thêm những qui định mang tính thống nhất chung về thanh toán xuất nhập khẩu. Như qui định về qui trình an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn, an toàn trong quản lí và sử dụng ngoại tệ mở tín dụng thư.
đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nhu : hệ thống cảng biển, tàu vận tải.
- Cải tiến công tác điều hành xuất nhập khẩu, hạn chế tối đa các thủ tục hành chính ruờm rà, các thủ tục hải quan cũng nên đơn giản thuận tiện hơn cho các bên xuất nhập khẩu,
- Chính sách tỉ giá hối đoái linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhung vẫn đảm bảo tính ổn định vĩ mô của nền kinh tế, không nên gây ra những cú sốc làm thiệt hại tới những doanh nghiệp nhập khẩu.
3.3.1.3. Tăng cường giám sát thị trường
- Tăng cuờng kiểm tra giám sát, kiểm tra đặc biệt đối với những mặt hàng nhập khẩu chủ lực
- Nghiên cứu định huớng thị truờng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là Giải pháp của Chính phủ tác động vào nguồn rủi ro nhằm giảm nhẹ tổn thất khi có rủi ro biến động cung-cầu, giá cả hàng hóa đó trên thị truờng quốc tế.
- Các cơ quan chức năng của Chính phủ phải tăng cuờng giám sát quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu đặc biệt là những hợp đồng có giá trị lớn để có thể ngăn chặn kịp thời những rủi ro bằng việc theo dõi luợng hàng hóa trong hợp đồng với kế hoạch XNK của quốc gia và với luợng hàng hóa đuợc XNK thực tế.
3.3.1.4. Nâng cao vai trò của thương vụ quán, đại diện thương mại của Việt
Nam ở nước ngoài
Thuơng vụ quán và đại diện thuơng mại của Việt Nam ở nuớc ngoài là những nguời hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thu thập đuợc thông tin thị truờng, tìm hiểu đối tác, phong tục, văn hóa, và cách giải quyết nếu xảy ra tranh chấp mâu thuẫn của quốc gia nuớc đối tác. Cần phải đẩy mạnh vai trò của đại sứ quán nuớc ngoài hơn nữa để các doanh nghiệp có thể cập nhật đuợc tình hình chính sự một cách nhanh chóng và kịp thời tại các quốc gia trên thế giới.