3.3.2.1. Xây dựng hệ thống cảnh báo những biến động bất thường về tình
hình tài chính - kinh tế
Thứ nhất, cần coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu và dữ liệu thông tin chuyên ngành trực tiếp phục vụ công tác dự báo kinh tế. Ở nước ta các thông tin kinh tế thường bị phân tán, chia cắt rời rạc và thiếu chuẩn hóa thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý, nhất là không được phổ biến rộng rãi, công khai gây khó khăn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu khi tiếp cận. Vì vậy, Chính phủ cần có nghị quyết chuyên đề về việc xây dựng hệ thống thông tin và dữ liệu kinh tế các cấp dựa trên các thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin nhằm phục vụ các nhu cầu về thông tin kinh tế nói chung, phục vụ công tác dự báo kinh tế nói riêng.
Thứ hai, cần đảm bảo tính chuyên nghiệp và sự phối hợp ăn khớp giữa các cơ quan chức năng và các loại công cụ dự báo, giữa công tác dự báo với công tác tổ chức thực hiện. Hơn nữa không thể không cân nhắc đến các tham số phi kinh tế khác trong quá trình tổng hợp và đưa ra các kết quả dự báo kinh tế. Vì vậy, cần có sự phối hợp đồng bộ, liên ngành các cơ quan, các công cụ, phương pháp dự báo nhất là trong công đoạn thu thập dữ liệu đầu vào và công đoạn xử lý kết luận cuối cùng của quy trình dự báo.
Thứ ba, cần coi trọng đúng mức sự tương tác qua lại giữa công tác dự báo kinh tế với những đặc điểm luật pháp và kinh tế xã hội của đất nước. Kinh nghiệm thế giới và trong nước cho thấy, dự báo kinh tế cũng là nghệ thuật của sự ước lượng và cân nhắc trong tổng hòa các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội..
3.3.2.2. Chính sách cho vay ngoại tệ, quản lý ngoại hối, tỷ giá cần điều chỉnh kịp thời
ngoại tệ có hiệu quả trên thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng, Nhà nuớc nên xây dựng cơ chế nhu:
- Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phuơng tiện TTTM đuợc mua bán trên thị truờng.
- Đa dạng hoa các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ nhu mua bán giao ngay (Spot), mua bán có kỳ hạn (Forward), mua bán quyền lựa chọn (Option).
- Mở rộng đối tuợng tham gia thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng nhu Ngân hàng trung uơng, các Ngân hàng thuơng mại, những nguời môi giới, nhằm tạo cho thị truờng hoạt động với tỷ giá chuẩn hơn, sát thực tế hơn.
3.3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước CIC
Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nuớc Việt nam đã góp phần tích cực vào công tác quản lý Nhà nuớc, đảm bảo an toàn về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và tài trợ thuơng mại. Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tu cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngoài nuớc là vô cùng quan trọng truớc khi ngân hàng quyết ịnh mở L/C, xác nhận L/C, chiết khấu chứng từ. Tuy nhiên, thông tin do CIC cung cấp hiện nay chua đáp ứng đuợc yêu cầu thực tế vì luợng thông tin còn quá ít, và chua kịp thời. Vì vậy để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao cần thực hiện một số vấn đề sau:
- Tăng cuờng trang bị các phuơng tiện thông tin hiện đại cho trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nuớc để có điều kiện thu thập, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hiện đại hoá các quy trình nghiệp vụ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và Internet.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thuờng xuyên các thông tin về du nợ của các doanh
nghiệp tại tổ chức tín dụng.
- Xây dựng cơ chế đề nghị và cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp cần thiết.