Một là: Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hoạt động TTQT riêng biệt với hệ thống quản trị tín dụng trực thuộc Hội đồng quản trị ,
thành viên Hội đồng tín dụng không là thành viên Hội đồng quản lý rủi ro.
- Xây dựng nhanh, hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm
hỗ trợ tốt cho công tác quản trị rủi ro hoạt động TTQT. Thực hiện các khuyến nghị của ủy ban Basel về giám sát NH.
- Xây dựng, đào tạo đội ngủ chuyên gia về quản trị rủi ro hoạt động
TTQT, tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT vì theo kinh nghiệm của KEB thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thể được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.
Hai là: Tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM nhằm lành mạnh hóa tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống chịu rủi ro hoạt động TTQT. Tăng cường quyền tự chủ và tự trách nhiệm của NHTM trong kinh doanh, áp dụng đầy đủ hơn các quy chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Ba là: Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình hoạt động TTQT hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, xây dựng và hoàn thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam
Bốn là: Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý (MIS) cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động NH,... hệ thống thanh toán liên NH ( PIS), hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa. Chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thông công nghệ thông tin nhằm phục
vụ cho việc phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro hoạt động TTQT.
Năm là: Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các NH trên thế giới, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về vốn và công nghệ của các tổ chức tài chính quốc tế, phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các đối tác trên thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
TTQT trong hoạt động ngân hàng nói riêng và trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung là mắt xích không thể thiếu của dây chuyền hoạt động kinh tế, kể từ khi chuẩn bị các bước cần thiết để sản xuất hàng hóa cho đến khi bán hàng,cung ứng dịch vụ và thu tiền về. Hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT luôn là vấn đề mà các chủ thể quan tâm đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Việc nhận biết và kiểm soát được rủi ro trong TTQT là chìa khóa thành công cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mai. Với tinh thần đó, chương 1 làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cơ bản về TTQT, rủi ro trong TTQT, nguyên nhân và hậu quả của các loại rủi ro đó. Lí luận là vậy, nhưng thực tế chúng ta đã hạn chế được rủi ro trong TTQT đó như thế nào, kết quả ra sao. Trong chương 2 sẽ đề cập tới thực trạng rủi ro đã xảy ra tại BIDV, cách thức ngân hàng BIDV đối mặt và quản lí rủi ro đồng thời nêu lên những thành quả đã đạt được từ những biện pháp hạn chế đó.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI BIDV
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG BIDV 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Những cột mốc đáng nhớ
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (tiền thân là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam) được thành lập ngày 26/04/1957 theo Nghị định số 177.TTG của Thủ tướng chính phủ, là một trong những ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời nhất tại Việt Nam.
Trong dòng chảy hơn 60 năm lịch sử, BIDV đã có 4 lần chuyển mình, đổi mới, mang 4 tên gọi và thực hiện cách nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của Đất nước.
- Từ ngày 26/04/1957: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
- Từ ngày 24/06/1981: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- T ừngày 14/11/1990: Ngân hàngĐầu tư và Phát triển V iệt Nam
- Từ ngày 01/05/2012cho đến nay: Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngày 24/01/2014: Cổ phiếu BIDV niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh
Đến ngày 25/5/2015, thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV đã nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và có một bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động với 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, 1.822 máy ATM, 15.962 điểm giao dịch POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Kết thúc năm 2017, tổng tài sản của BIDV đạt 1.176.000 tỷ đồng tiếp tục khẳng định vị thế Ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tổng
nguồn vốn huy động đạt 1.106.517 tỷ đồng, trong đó tiền gửi tổ chức và dân cu đạt 934.111 tỷ đồng; chiếm 12,5% huy động vốn toàn ngành ngân hàng. BIDV trong năm 2017 đã nộp ngân sách Nhà nuớc hơn 5.000 tỷ đồng, nhiều năm liên tục nằm trong 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất cả nuớc.
2.1.1.2. Thành tích và ghi nhận
Với những nỗ lực, trong những năm gần đây, BIDV đã vinh dự nhận đuợc nhiều giải thuởng có uy tín trong nuớc và quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng bán lẻ.
Trong khuôn khổ Hội nghị “Tuơng lai ngành tài chính” do The Asian Banker đăng cai tổ chức vừa diễn ra vào ngày 12/01/2018 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã xuất sắc lần thứ 4 liên tiếp đuợc công nhận là “Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam” (năm 2015, 2016, 2017 và 2018) và lần thứ 3 liên tiếp là Ngân hàng có “Sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam (năm 2016, 2017 và 2018). Đặc biệt, ngày 5/12/2017 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ 2017 (Vietnam Retail Banking Forum 2017) do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tổ chức dữ liệu Quốc tế IDG đồng tổ chức, Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã xuất sắc trở thành Ngân hàng duy nhất và là năm thứ hai liên tiếp nhận giải thuởng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu nhất năm 2017”; đồng thời đuợc nhận tiếp giải thuởng “Sản phẩm dịch vụ sáng tạo độc đáo năm 2017” dành cho dịch vụ BIDV SmartBanking.
Nhiều sản phẩm bán lẻ khác cũng đạt giải thuởng nhu : Giải thuởng “Dịch vụ Thẻ tín dụng & dịch vụ thanh toán Thẻ POS/ATM tốt nhất Việt Nam 2016” do Tạp chí International Finance Magazine bình chọn; Giải thuởng “Ngân hàng có hoạt động Mạng xã hội tốt nhất Việt Nam 2016” do Tạp chí Asian Banking & Finance bình chọn; Giải thuởng “Ngân hàng điện tử tiêu biểu năm 2014 và 2015” do VNBA và IDG bình chọn; Ngân hàng tác
_____I I I Il ---1
KLNHQB ILNHBL K. KDVfiTT I K. QLRR I IK-τ⅛
Πfl∏⅛p I I K. TC-KT I I K. Ekau tù’ K. HD trợ I I
BEHDN nưóc HEC ii
B. PTNHBL B. KDV fi
TT 0. QLRRTD TTTT B. Kie toánĩ B. CtLDau văn phòngI
B. TCCB
TT ThB B.QLTD TTDVKH B. Tà i ch ín h
B. KHDN (ớn
TTCSKH &. QLRRTT4 TN IIlNIIlM AALCDB. MIS B. KHCL
BJHfiQHCC B. Phsp ChB BLKHDN nhò và VLfB TT xừ lý nợ TTQLfiDV kho quý B. DCTC B. Ngucn vồn ⅛ thác q UOCtB TT DV kho q uỹ phía Nam B. Cõng nghệ E. QLTSNN E.QLDAP.Eẩc B.QLDA P Nam
nghiệp xuất sắc nhất tại Việt Nam do Wells Fargo trao tặng (2016); Ngân hàng của năm - House of the Year về quản trị rủi ro và kinh doanh các sản phẩm phái sinh do tạp chí Asia Rish trao tặng (2012-2017); Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của tạp chí Euromoney (2012,2017)
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
BIDV được tổ chức theo hệ thống thống nhất bao gồm cơ cấu tổ chức của toàn hệ thống và cơ cấu tổ chức của Trụ sở chính. Cụ thể như sau:
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức BIDV
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(BIDV JSC)
* Sớ hữu gián tiếp qua cóng ty con
(Nguồn: BCTN của BIDVnăm 2017)
Toàn hệ thống của BIDV gồm 4 khối: Công ty con, Ngân hàng, Liên doanh và Khối góp vốn. Trong đó, hoạt động TTQT sẽ chủ yếu diễn ra tại Khối Ngân hàng. Tại khối Ngân hàng, đáng chú ý cơ cấu tổ chức của Hội sở chính như sau:
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức Hội sở chính BIDV
Hội đồng ALCO
Hội đông tín dụng Các ủy t>a∏j'HD khác
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV
2.1.3.1. Về huy động vốn
Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn huy động từ tổ chức và dân cư năm 2013-2017
Huy động vốn từ tổ chức, dân cư giai đoạn 2013-2017
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng BIDVtừ năm 2013-2017)
Hiện tại, BIDV đang đứng đầu trong hoạt động huy động vốn cũng như mức độ tăng trưởng huy động vốn trong hệ thống các NHTM, bám sát nút BIDV là 2 ngân hàng Vietinbank và Vietcombank với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây là 21%.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng 5 ngân hàng TMCP năm 2017
Đơn vị: tỷ đồng ■ Dư nợ tín dụng năm 2017 ■ Tốc độ tăng trường BQ 5 năm
Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây đã đưa BIDV dẫn dầu về dư nợ tín dụng trong hệ thống các NHTMCP, vượt qua cả Vietinbank và cách xa dần Vietcombank. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 5 năm gần đây (2013-2017) đạt 22% lớn nhất trong hệ thống.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Những năm gần đây, hoạt động NH diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, đang có những dấu hiệu phục hồi, kinh tế trong nước phát triển chưa ổn định và chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài. Tuy vậy cùng với những biện pháp tháo gỡ khó khăn linh hoạt của Chính phủ, NHNN Việt Nam mà BIDV liên tục phát triển và đạt được những kết quả tốt.
Biều đồ 2.3. Lợi nhuận trước thuế; Lợi nhuận sau thuế; ROA; ROE của BIDV giai đoạn 2013-2017
Từ năm 2013, BIDV luôn đạt kết quả kinh doanh xuất sắc và luôn giữ vững vị trí số 1 trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam về quy mô huy động vốn dân cu, quy mô tín dụng bán lẻ.
Với ROE, từ năm 2014, BIDV luôn ở nhóm dẫn đầu (sau Vietcombank và Vietinbank) do có cải thiện LNTT song nguyên nhân chính là do vốn chủ sở hữu của BIDV khá thấp so với các đối thủ chính. Tuơng tự nhu vậy, ROA cũng có sự tăng truởng tốt từ năm 2014. Tuy nhiên năm 2016 ROA giảm nhẹ từ 0.82% xuống 0.67% trong khi 2 đối thủ tăng khá tốt Viettin từ 0.8% lên 0.97% và Vietcombank từ 0.83% lên 1.13% do LNTT của BIDV tăng thấp hơn, trong khi Tổng tài sản lại tăng mạnh.
Biểu đồ 2.4. Lợi nhuận trước thuế so với các ngân hàng khác năm 2017
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM)
Lợi nhuận trước thuế có tốc độ tăng truởng khá tốt trong có tốc độ tăng
truởng khá tốt trong giai đoạn 5 năm, giúp cải thiện vị thế của BIDV trong giai đoạn vừa qua. Tuy vậy về số tuyệt đối vẫn còn khoảng cách so với 2 đối thủ chính là Vietinbank và Vietcombank, do số trích Dự phòng rủi ro của BIDV lớn
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI BIDV
2.2.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV
Khi tham gia vào quá trình thương mại quốc tế, mỗi quốc gia đều được tôn trọng và bình đẳng với nhau cho nên không thể dùng luật pháp của nước này áp chế hay bắt buộc nước khác phải tuân theo. Hiện nay, hoạt động TTQT đang được điều chỉnh bởi các nguồn luật và công ước quốc tế, nguồn luật quốc gia, thông lệ và tập quán quốc tế.
a) Luật và công ước quốc tế
- Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
Công ước Vina 1980 (United Nation Convention on Contract for the International Sale of Goods-CISG) ngày 11/4/1980. Theo như đó có các điều kiện hình thành hợp đồng giao thương, trách nhiệm, nghĩa vụ của người mua- người bán và cách xử lí khi các bên tham gia vi phạm hợp đồng.
- Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law
for Bills of Exchange and Promissory Notes, Geneva, 1930)
- Công ước Liên hợp quốc về Hối phiếu và Kì phiếu quốc tế 1988
(United Nations Convention on International Bills of Exchange and International Promissory Notes 1988).
- Công ước Geneve về Séc 1931 (Geneve Conventions for Check 1931)
- Các nguồn luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm
- Các hiệp định song phương và đa phương
b) Thông lệ và tập quán quốc tế
Qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, ICC Publication No.600) là ấn bản mới nhất của bộ qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce- ICC)
ban hành. Đây là một văn bản pháp lí qui định trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thu tín dụng có dẫn chiểu tuân thủ UCP. UCP 600 gồm 39 điều khoản, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2007.
- Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ
theo phuơng thức tín dụng chứng từ ISBP 745 (International Standard Banking Practice, ICC Publication No.745, 2013 edition).
- Qui tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng URR 725 (ICC
Uniform Rules For Bank to Bank Reimbursement under Documentary Credits ICC Publication No. 725) có hiệu lực từ ngày 1/10/2008.- Qui tắc thống nhất về nhờ thu URC 522 (ICC Rules for Collection, ICC Publication 522) là văn bản huớng dẫn hiện hành dựa trên qui tắc thống nhất về nhờ thu thuơng mại do Phòng thuơng mại quốc tế ban hành.
- Qui tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế ISP 98 (International
Standby Practices, ICC Publication No.590,1998 edition) là bản sửa đổi năm 1998 cho qui tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế, điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thu tín dụng dự phòng.
- Qui tắc thống nhất về bảo lãnh yêu cầu URDG 758 (ICC Uniform
Rules for Demand Guarantees, 2010 revision) do ICC ban hành.
- Incoterm 2010- Ngoài ra còn có các văn bản huớng dẫn bổ sung khác
do ICC ban hành và các công uớc quốc tế về vận tải và hàng hải.
- Cẩm nang về rủi ro thanh toán quốc tế của BIDV
c) Luật quốc gia
Nguồn luật quốc gia trong TTQT bao gồm các văn bản luật và duới luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thuơng mại quốc tế và TTQT. Bộ luật pháp này bao gồm cả những văn bản qui phạm pháp luật nhu: Bộ Luật dân sự 2015, luật Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam 2010, Luật các tổ chức tín dụng
2010 và luật sửa đôi bô sung luận các tô chức tín dụng 2017
Bên cạnh đó các hoạt động thanh toán bằng thu tín dụng còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan nhu: Luật các